Kiệt sức khi vừa làm việc vừa chăm sóc cùng lúc 4 F0
Sau nửa tháng vừa chăm sóc 4 người thân trong gia đình bị mắc Covid-19 vừa làm việc online, chị Phương cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
Đều đặn 7h mỗi ngày, chị Mai Phương (33 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu vào bếp chuẩn bị đồ ăn sáng. Bốn bát bún, sữa và thuốc được chia thành 2 mâm nhỏ, đặt trước cửa 2 căn phòng đóng kín cửa, nơi 4 F0 đang cách ly, điều trị Covid-19.
Sau khi mọi người mở cửa lấy thức ăn sáng, chị Phương mệt mỏi ăn qua loa vài bánh mì trước khi bắt đầu online làm việc.
Cuộc sống đảo lộn vì Covid-19
Gia đình chị Mai Phương sống tại chung cư 3 phòng ngủ ở Bắc Từ Liêm. Hai con gái 9 tuổi, đang học trực tuyến tại nhà. Mẹ chồng từ quê lên phụ chăm sóc các cháu, không bao lâu thì dịch Covid-19 bùng phát mạnh.
Ngày 19/2, một trong 2 con gái của chị Phương bị sốt nhẹ. Mẹ chồng cũng than đau đầu, mỏi người và ho. Nghi ngờ mắc Covid-19, chị Phương mua 5 kit test nhanh kháng nguyên về tự xét nghiệm cho cả gia đình.
Bốn người trong gia đình chị Mai Phương xét nghiệm lần 2. Ảnh: NVCC.
“Hai con gái của tôi và bà nội cùng có kết quả dương tính. Tôi nhanh chóng bố trí cho 3 bà cháu cách ly tại phòng riêng và luống cuống đi mua các loại thuốc hạ sốt, siro ho và bổ sung ít thuốc bổ như vitamin C, D, kẽm, sắt để tăng đề kháng”, chị Phương kể lại.
Mẹ chồng chị Phương đã tiêm 3 mũi vaccine phòng Covid-19, không có dấu hiệu chuyển nặng nên tạm yên tâm nhưng 2 con gái vẫn chưa đủ tuổi tiêm vaccine. Thời gian này, chị Phương và chồng chia nhau công việc nhà, nấu nướng, lau dọn, theo dõi sức khỏe của hai con gái và mẹ.
Đến ngày 26/2, gia đình tự xét nghiệm Covid-19 lần 2. Lúc này, 3 bà cháu vẫn chưa âm tính trong khi gia đình có thêm F0 thứ 4 là chồng chị Phương.
Mọi việc không dễ dàng như trước. Chồng cách ly tại một phòng, các cháu và bà nội vẫn ở phòng riêng. Loay hoay chăm sóc cho cùng lúc 4 F0 khiến cuộc sống gia đình chị Phương đảo lộn, trong khi vẫn phải đảm bảo công việc tại cơ quan.
Video đang HOT
Con gái chị Mai Phương tự học trực tuyến tại phòng riêng. Ảnh: NVCC.
“Tôi mệt mỏi khi chăm sóc cùng lúc 4 F0, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn, công việc cũng không đảm bảo. Mỗi sáng, tôi dậy sớm hơn trước, thức ăn chia thành 3 mâm, bát đũa của F0 phải rửa riêng, sắp xếp khu vực riêng, chuẩn bị bình nước ấm và theo dõi sức khỏe từng người”, chị Phương mệt mỏi nói.
Thấy vợ vất vả, sau 3 ngày cách ly tại phòng riêng đến khi giảm triệu chứng, chồng chị Phương đeo khẩu trang ra ngoài phụ nấu cơm, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa.
Sau khi con gái lớn và bà nội đã âm tính, sinh hoạt trong gia đình mới dần trở lại nhịp bình thường như trước vì có thêm bà nội phụ giúp. Chị Phương cũng sẵn sàng tâm lý mắc Covid-19 sau thời gian dài sống cùng nhà với F0.
Chấp nhận mắc Covid-19 để chăm sóc con
Sau khi TP.HCM mở cửa lại trường học, số ca mắc Covid-19 là học sinh, giáo viên và cán bộ nhà trường tăng lên nhanh chóng.
Tại trường tiểu học nơi con trai anh Phạm Quyền (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) theo học có đến hàng chục F0 là giáo viên và học sinh.
Trước đó, ngày 21/2, anh Quyền nhận được điện thoại từ giáo viên chủ nhiệm, báo con trai bị sốt, mệt mỏi không thể tiếp tục học. Vừa đón con về nhà, anh Quyền test nhanh Covid-19 cho con. Kết quả hiển thị 2 vạch đậm.
“Con tôi mới 11 tuổi, chưa được tiêm vaccine Covid-19 nên tôi rất lo lắng. Sau khi trở về nhà, bé sốt cao hơn, cơ thể nóng bừng. Tôi chủ động mua thuốc hạ sốt, viên sủi và lau người cho con. Bé nóng sốt như thế đến suốt đêm, tôi cũng thức trắng để trông chừng con”, anh Quyền kể lại.
Nhân viên trạm y tế phường đến nhà anh Quyền xét nghiệm Covid-19 để làm giấy quyết định hoàn thành cách ly tại nhà. Ảnh: Bích Huệ.
Vợ chồng anh Quyền cùng là nhân viên văn phòng. Sau khi con trai nhỏ mắc Covid-19, vợ chồng bàn bạc và quyết định anh Quyền vào phòng ở cùng để theo dõi sức khỏe, chăm sóc con. Vợ ở ngoài phụ trách nấu nướng và tiếp tế đồ dùng cần thiết.
“Bé còn nhỏ nên không thể cho con cách ly một mình, do đó, gia đình tôi chọn người hiểu tính bé nhất để theo dõi sức khỏe con, phòng khi có dấu hiệu chuyển nặng. Tôi gần như đeo khẩu trang suốt 24/24, kể cả lúc ngủ”, anh Quyền nói.
Những ngày ở cùng phòng chăm sóc con trai F0, anh Quyền cũng xác định bản thân sẽ mắc Covid-19 cùng với con. May mắn đến ngày thứ 7, vợ chồng anh vẫn âm tính.
“Tại trường học và lớp của cháu cũng có nhiều F0, khoảng vài chục người. Khả năng cao nhất là bé bị lây nhiễm từ người cậu, cũng là học sinh THPT, nhưng cũng không loại trừ bé bị nhiễm qua tiếp xúc bạn bè trong lớp”, anh Quyền nói.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khi biến chủng Omicron lan rộng và chiếm ưu thế, người dân cần đón nhận Covid-19 với tâm lý nhẹ nhàng, không quá áp lực hay căng thẳng phân biệt F0, F1.
“Dần dần, chúng ta nên đưa Covid-19 trở thành một căn bệnh truyền nhiễm thông thường. Các F0, F1 chủ động cảnh giác cá nhân là yếu tố cốt lõi”, ông nói.
Bác sĩ Khanh nhấn mạnh dù là chủng SARS-CoV-2 nào, điều quan trọng vẫn là bảo vệ nhóm có nguy cơ diễn biến nặng, tử vong cao. Trường hợp có diễn biến nặng, phải nhập viện mới cần làm xét nghiệm, cách ly để điều trị.
Nếu không mua được nước muối sinh lý, thuốc ho bổ phế, F0 có thể làm ngay điều này để tiết kiệm chi phí, giảm triệu chứng, khỏi bệnh nhanh
Theo khảo sát của PV aFamily.vn tại chợ thuốc Hapulico (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào ngày 4/3, do nhu cầu tăng mạnh nên nhiều cửa hàng tại đây đều "cháy" nước muối sinh lý, thuốc ho bổ phế.
Những ngày gần đây, số ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội và nhiều địa phương liên tục gia tăng. Đó là lý do vì sao nhiều người dân dồn dập đến các hiệu thuốc mua nước muối sinh lý về súc miệng, súc họng; đồng thời mua thuốc ho về tích trữ trong nhà.
Theo khảo sát của PV tại chợ thuốc Hapulico (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào ngày 4/3, do nhu cầu tăng mạnh nên nhiều cửa hàng tại đây đều "cháy" nước muối sinh lý, thuốc ho bổ phế, giờ đây có rất ít cửa hàng còn để bán. Điều ấy khiến không ít người hoang mang, lo ngại, không biết mình có thể làm gì để thay thế 2 loại thuốc trên.
Nước muối sinh lý, thuốc ho khan hiếm, F0 có thể dùng gì để thay thế?
Theo bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân y): Nước muối sinh lý và thuốc ho bổ phế đều là những mặt hàng rất phổ biến vì thế tình trạng cháy hàng rất khó xảy ra. Do đó điều người dân cần làm là bình tĩnh, không cần quá nóng vội đổ xô đi tích trữ thuốc.
"Có nhiều biệt dược có thể thay thế cho nhau mà vẫn đem lại cùng một tác dụng. Trên mạng hay truyền tay nhau 1 đơn thuốc, thế là loại thuốc đó cháy hàng và tăng giá, mà thực tế có không ít loại thuốc khác cùng tác dụng như vậy nhưng lại ế mà rẻ", bác sĩ Quang nói.
1. Giải pháp cho F0 khi khan hiếm nước muối sinh lý
Nếu với mục đích vệ sinh hầu họng, bác sĩ Quang cho biết người dân có thể dùng thuốc xịt họng Betadin thay vì nước muối sinh lý. Một chai có giá thành không quá lớn, dùng cả tháng mới hết. Hoặc có thể dùng các loại nước súc miệng khác, đều có tác dụng diệt khuẩn như nhau. Còn với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể cho con dùng nước muối sinh lý Fysoline.
Nhiều người cho rằng có thể tự pha nước muối sinh lý ở nhà, dùng giảm ho. Tuy nhiên bác sĩ Nguyễn Xuân Quang cảnh báo không nên thực hiện. Để pha được nước muối sinh lý 0,9%, nhiều người lấy 1 thìa muối tinh gạt ngang (xấp xỉ 9 gram) cho vào 1 lít nước lọc. Tuy nhiên hàm lượng muối nguyên chất, tạp chất khác nhau, chưa kể định lượng muối có thể sai... nên rất khó pha được đúng nồng độ 0,9%. Nếu nước muối quá mặn (ưu trương) thậm chí có thể gây nên tình trạng viêm loét niêm mạc hầu họng và ảnh hưởng không tốt đến người bị tăng huyết áp, bệnh thận.
2. Giải pháp cho F0 khi không mua được thuốc ho
Nếu trên thị trường xuất hiện tình trạng khan hiếm thuốc ho bổ phế, bác sĩ Quang cho rằng:
- Với các trường hợp ho không có triệu chứng nghiêm trọng:
F0 có thể sử dụng rất nhiều loại siro ho tự làm tại nhà, rất an toàn và vẫn hiệu quả. Hoặc cũng có thể mua các sản phẩm thuốc ngậm, cũng như uống nước mật ong ấm.
Bác sĩ Quang hướng dẫn làm một loại siro giảm ho nguyên liệu từ húng chanh. Theo Đông y, húng chanh có vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn vì vậy có tác dụng chữa viêm họng, giảm ho rất tốt.
Nguyên liệu gồm có 100g đường phèn, 10 ngọn húng chanh, 5 quả quất. Mang quất đi rửa sạch, tách hạt, cho toàn bộ nguyên liệu vào máy xay, xay nhuyễn (không nên xay kỹ quá vì khi lọc sẽ để lại cặn). Cho vào bát, chưng cách thủy 30 phút, lọc lấy nước cốt, cho vào lọ và dùng dần.
Siro giảm ho nguyên liệu từ húng chanh.
- Trong trường hợp ho dữ dội và nhiều đờm:
Đây có thể là dấu hiệu phổi đang bị tổn thương tiến triển, cần được chẩn đoán và điều trị ngay để tránh hậu quả đáng tiếc. Lúc này F0 không nên tự ý dùng thuốc trị ho, nên thông báo cho y tế địa phương để được hướng dẫn khám và điều trị.
F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng đã khỏi bệnh "Không phải F0 test nhanh âm tính là yên tâm khỏi bệnh mà bệnh còn có thể nặng lên. Việc bệnh nặng lên không liên quan đến việc âm tính hay chưa" - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định. Hiện hơn 98% ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hà Nội đang được theo dõi, điều trị tại...