Kiệt quệ vì chữa rắn cắn
Hơn một tháng nằm điều trị tại phòng Hồi sức tích cực của Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai, số tiền mà gia đình anh Nguyễn Văn Thiên phải nộp cho BV đến nay đã lên tới trên 300 triệu đồng. Dù biết rút máy thở thời điểm này, anh Thiên có thể tử vong nhưng do điều kiện kinh tế đã kiệt quệ, gia đình xin cho bệnh nhân về.
Anh Thiên đã hồi phục được 60% nhưng vẫn phải lọc thận tuần 3 lần
Rút máy thở là tử vong
Bác sĩ Bùi Mạnh Cường, Trung tâm Chống độc cho biết, anh Nguyễn Văn Thiên (xóm Miêu, xã Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) được chuyển từ tuyến dưới lên cấp cứu ngày 6-10 trong tình trạng hết sức nguy kịch do bị rắn cạp nia cắn. Khi đó, bệnh nhân đã rơi vào trạng thái liệt tứ chi, sụp mi, đồng tử giãn, rối loạn hô hấp nên được cho đặt thở máy và điều trị tích cực. Sau 2 tuần, nọc độc rắn đã hết, tuy nhiên tình trạng bệnh nhân lại bất ngờ diễn biến nặng hơn do biến chứng tiêu cơ vân, dẫn đến suy thận. Vì thế, cứ cách 1 ngày bệnh nhân lại phải chạy thận 1 lần, duy trì đều đặn đến nay mà vẫn chưa có tiên lượng khả quan hơn. Mỗi lần chạy thận như vậy hết 5 triệu đồng, chưa kể các loại chi phí điều trị khác cũng như chế độ dinh dưỡng bệnh lý đặc biệt, trong khi bệnh nhân không có bảo hiểm y tế.
Video đang HOT
Có mặt tại BV, chúng tôi ghi nhận tình trạng bệnh nhân Nguyễn Văn Thiên đang trên đà hồi phục tốt, có thể mở mắt, nghe hiểu, tay chân cử động nhẹ, tuy nhiên vẫn phải phụ thuộc vào máy thở 24/24 giờ. Thể trạng của bệnh nhân giảm sút, sụt cân, suy kiệt. TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, sau hơn 1 tháng điều trị tích cực, tính mạng của bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Có thể nói đến thời điểm này, người bệnh đã hồi phục khoảng 60%, tuy nhiên tình trạng bệnh vẫn rất nặng và khó lường nên tiên lượng nếu không được tiếp tục điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ tử vong.
Theo TS Nguyễn Kim Sơn, các bác sĩ của BV chưa kịp mừng vì đã có thể giữ được tính mạng cho người bệnh thì mới đây, người nhà bệnh nhân này bày tỏ ý định xin cho bệnh nhân về vì họ không còn khả năng kinh tế. “Là bác sĩ, chúng tôi rất đau lòng mỗi khi phải chứng kiến gia đình bệnh nhân xin cho bệnh nhân về… để chờ chết chỉ vì không có tiền điều trị. Cách đây vài tháng, Trung tâm cũng phải chứng kiến một trường hợp bệnh nhân tương tự ở Hà Nam. Dù biết nếu thuận theo đề nghị của gia đình bệnh nhân, rút ống thở ra chắc chắn bệnh nhân sẽ chết nhưng chúng tôi cũng không có cách nào giúp đỡ bệnh nhân nhiều hơn được” – TS Sơn chia sẻ.
Bỏ thì thương, vương thì cực
Lên viện chăm sóc anh Thiên 2 ngày nay, chị Nguyễn Thị Chiến – chị ruột của bệnh nhân lặng buồn khi có người hỏi đến hoàn cảnh của em mình. Chị Chiến kể, gia đình chị có 9 anh em đều làm nghề nông và đi làm thợ xây, phu hồ thêm trong lúc nông nhàn nên rất khó khăn. Vợ chồng Thiên là em út và hoàn cảnh kinh tế cũng hết sức bấp bênh, không có tích lũy. Ban ngày cùng vợ lo việc đồng áng, tối đến anh Thiên lại sách đèn pin ra đồng, ven đồi soi bắt tổ chim cho đến tận 22-23h đêm mới về để sáng hôm sau đem bán kiếm thêm vài đồng nuôi hai con ăn học (cháu lớn đang học lớp 10, cháu nhỏ vừa vào lớp 1) và phụng dưỡng bà mẹ già 87 tuổi thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Tối 5-10 vừa qua, trong lúc đang đi soi chim, anh Thiên bị rắn cạp nia cắn và phải nằm viện cho đến nay.
Từ lúc vào điều trị tại Trung tâm Chống độc đến nay, do không có bảo hiểm y tế nên số tiền mà gia đình anh Thiên phải nộp viện phí đã lên tới trên 300 triệu đồng. Để huy động được số tiền này, cả đại gia đình nội ngoại đã phải họp nhau lại để quyên góp, hỗ trợ cũng như tìm các mối có thể vay mượn được để vay giúp cho vợ anh Thiên mang tiền lên BV. Số tiền điều trị cứ ngày càng lớn lên trong khi tình trạng bệnh nhân vẫn tiến triển chậm nên gia đình các anh chị trong nhà cũng đã không còn khả năng hỗ trợ thêm được nữa. “Cách đây một tuần, BV yêu cầu nộp tiền lọc thận mà gia đình không còn đồng nào, vợ Thiên chạy về vay mượn khắp nơi không được. Gia đình cậu em dưới tôi còn 2 con lợn đành gọi thợ bán nốt để đưa tiền cho vợ cậu ấy mang lên viện. Mọi gia đình trong xóm thương hoàn cảnh vợ chồng cậu ấy nên đóng góp ủng hộ, được tổng cộng 2,1 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này cũng chỉ đủ cho 1 lần chạy thận nên vợ cậu ấy phải ngậm đắng nuốt cay xin BV cho bệnh nhân về, thôi điều trị” – chị Chiến kể tiếp.
Thế rồi các bác sĩ động viên, lại nhìn cảnh người chồng, người em mình đang hồi phục, gia đình lại cố xoay xở tiền cho Thiên được điều trị. Cho đến cách đây 2 hôm, không còn cách nào xoay xở được thêm nữa, vợ anh Thiên đã quyết định về quê rao bán mảnh đồi của gia đình. Tuy nhiên thời điểm này, muốn bán đất cũng chẳng dễ có người mua. “Gia đình chúng tôi lại quyết định họp để tìm biện pháp cứu cậu ấy, tôi ở viện 2 ngày nay nên chưa biết mọi người ở nhà quyết thế nào. Bác sĩ vẫn chưa tiên lượng được bao giờ cậu ấy có thể xuất viện. Bỏ cậu ấy lúc này thì không ai đành lòng, nhưng…” – nói đến đây, chị Chiến nghẹn lời, hai hàng nước mắt trào tuôn.
Theo ANTD
Phát hiện thi thể không còn nguyên vẹn trên biển
Chiều 8.11, trao đổi với Thanh Niên Online, trung tá Trần Xuân Lạn, Đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho hay vẫn chưa tìm thấy Nguyễn Văn Thiện (36 tuổi, quê Thanh Hóa), thuyền viên của tàu vận tải An Phát, gặp nạn ngoài cảng Cửa Việt ngày 6.11.
Tàu An Phát vẫn đang mắc cạn, cách bờ chừng 1 km
Tuy vậy, khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, trong quá trình tìm kiếm anh Thiện, đơn vị đã phát hiện một thi thể trôi trên biển (gần vị trí của tàu An Phát), chỉ còn một phần bụng và chân.
Nhận định của trung tá Lạn cho hay đây khó có thể là anh Thiện vì thi thể đã bị phân hủy quá nhiều, trong khi anh Thiện chỉ mới mất tích.
"Hiện Công an tỉnh Quảng Trị đã đến giám định pháp y, điều tra làm rõ", trung tá Lạn nói.
Liên quan đến vụ tai nạn của tàu vận tải An Phát, chiều 7.11, đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị do ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh, dẫn đầu đã đến động viên các thuyền viên được cứu sống, đồng thời chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm người mất tích và khắc phục hậu quả của tai nạn.
Theo TNO
Vụ chìm tàu tại cảng Cửa Việt ở Quảng Trị: Chưa tìm thấy thuyền viên bị mất tích Đến 17h ngày 11.7, trung tá Trần Xuân Lạn - Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa Việt (huyện Gio Linh) cho biết - vẫn chưa tìm thấy thuyền viên bị mất tích. ảnh minh họa Trước đó, vào lúc 15h ngày 6.11, tàu An Phát 36 (ở Thanh Hóa) chở 870 tấn gỗ dăm xuất khẩu đi Hải Nam (Trung Quốc). Khi ra...