Kiếp sau xin làm đàn ông
Đàn ông hay đàn bà đều có những cái khổ riêng và có những lý lẽ riêng để &’biện minh’ cho cái khổ của mình.
Nhưng nhìn chung, làm đàn ông vẫn sướng hơn đàn bà. Hay là tại kiếp này làm đàn bà đã thấm cái gọi là khổ rồi. Nên, nhiều khi tôi chỉ ước, nếu có kiếp sau, xin được làm đàn ông, để tận hưởng cái cảm giác được vợ phục vụ, được vợ chiều, được vợ cung phụng theo yêu cầu…
Từ ngày lấy chồng, tôi đầu tắt mặt tối. Sống chung với nhà chồng, cuộc sống bức bối, khó chịu, tôi mệt mỏi vô cùng. 2 năm đầu, tôi chịu cảnh sống cùng bố mẹ chồng mà mẹ chồng thì cực kì khó tính. Mỗi ngày sau khi đi làm về, tôi cắm đầu cắm cổ phi xe về nhà, đi chợ, mua thức ăn rồi nhanh nhanh nấu nướng cho kịp bữa. Bố mẹ chồng thì đi chơi thể thao, người thì đi tập dưỡng sinh, còn chồng tôi thì thong dong trên đường về nhà để kịp giờ ăn cơm.
Tôi, vào bếp khi chưa kịp rửa mặt, nấu được mấy món ngon cho cả nhà, vì sợ nấu món không ngon thì không ai ăn. Hì hụi trong bếp xong thì mới mở được mắt ra, rồi đi rửa mặt mũi, chân tay. Cả nhà về, tôi phải đợi bố mẹ tắm giặt xong, chồng tắm giặt xong (tất nhiên tôi không còn chỗ mà tắm trước) thì mới được ăn cơm.
Rồi dọn dẹp xong, bát đĩa xong cũng đến gần 9 tối, lúc này mới bắt đầu đi tắm. Có những hôm mệt mỏi quá, muốn nằm nghỉ một tí mà ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng dậy mà chưa có đồ ăn sáng cho cả nhà thì hỏng bét. Phải đi mua đồ ăn sáng hoặc là nấu đồ ăn sáng cho cả nhà, đó là công việc hàng ngày của một người con dâu, người vợ như tôi. Có hôm mà ngủ quên thì thôi rồi, đánh răng rửa mặt trong vòng 2 phút, nhanh như chưa bao giờ nhanh như vậy.
Chỉ mong chồng phục vụ mình vài ngày. (ảnh minh họa)
Chồng thì chỉ việc ngủ nướng, dậy vệ sinh cá nhân xong thì ngồi vào bàn là có đồ ăn sáng. Ăn xong á, tôi phải dọn dẹp cho xong chứ bỏ lại bát đĩa cho mẹ dọn thì chỉ có mà hứng gạch đá dư luận. Vì mẹ tôi sẽ mang chuyện đó sang hàng xóm kể, là con dâu lười, vô ý thức này kia. Tôi chán cái cảnh phục vụ nhà chồng như thế. Không bao giờ được đỡ đần cái gì. Ngày nghỉ mà muốn nghỉ cũng không xong, phải nấu nướng toàn là món đặc biệt, món ngon theo yêu cầu của gia đình để có bữa ăn ra trò. Thế là toi công cốc ngày nghỉ…
Sau khi có bầu và sinh con, tôi đã nếm trải thế nào là sự vất vả. Một mình tôi trong nhà chồng, tự lo cho sức khỏe bản thân mình, tự đương đầu với nhứng khó khăn. Chồng tôi cũng chỉ giúp sức một ít, anh chẳng bận tâm nhiều tới tôi. Có con thì anh lo hơn một tí thôi nhưng sau vài tháng quen với cái bụng bầu của vợ, anh cũng mặc kệ. Mẹ đẻ chẳng thể nào lên chăm con mãi được nên tôi một mình phải tự làm, tự dọn hết mọi thứ trong nhà. Mẹ chồng tôi thì không có chuyện chăm nom nhé…
Khi con được 2 tuổi, vì quá mệt mỏi với cảnh vừa trông con lại phục vụ nhà chồng, phục vụ chồng, tôi quyết định xin ra ở riêng. Dù bố mẹ chồng mặt nặng mày nhẹ, dù chồng không hài lòng nhưng tôi vẫn kiên quyết. Lần ấy, vợ chồng xảy ra trận cãi nhau nảy lửa. Tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng nhưng cứ tưởng tượng cảnh sống chung nhà chồng, thức khuya dậy sớm, lại cả đêm trông con mà không được giấc ngủ trọn vẹn, ngay cả ngày nghỉ, tôi chán nản kinh khủng. Tôi quyết định ra ngoài thuê nhà…
Tôi đưa con đi lớp, anh cũng chưa bao giờ giúp tôi việc đó. Bảo anh đưa con đi hôm nào tôi bận hoặc vội, anh cũng mặc kệ. (ảnh minh họa)
Ban đầu, mẹ chồng không thèm ngó ngàng tới gia đình tôi, còn chồng tôi thì sống mặt nặng mày nhẹ, nhưng mà tôi mặc kệ. Lâu, bà nội nhớ cháu, cũng đành chấp nhận và thi thoảng có qua thăm cháu, hay chúng tôi thi thoảng cũng đưa cháu về thăm ông bà. Tôi biết mẹ chồng tôi mang chuyện này đi nói khắp nơi, đổ tiếng xấu cho tôi, có nhà mà không ở lại đi thuê mướn, nhưng mà tôi mặc kệ. Tôi chấp nhận tất cả chuyện này để đổi lấy cái gọi là tự do.
Chồng tôi tính đại lãn, anh chẳng chịu giúp vợ việc nhà. Anh coi trách nhiệm phục vụ chồng là việc của vợ, của đàn bà nên là đàn ông như anh, phải kiếm tiền nuôi con. Anh đưa tiền cho tôi hàng tháng, thế là xong trách nhiệm. Chưa bao giờ tôi nhận được một câu an ủi, động viên, hỏi han chuyện công việc của anh mặc dù có quá nhiều bế tắc.
Video đang HOT
Tôi đưa con đi lớp, anh cũng chưa bao giờ giúp tôi việc đó. Bảo anh đưa con đi hôm nào tôi bận hoặc vội, anh cũng mặc kệ. Anh bảo, việc đó là việc của đàn bà. Anh mở miệng ra là &’việc của đàn bà’, vậy đàn ông các anh làm những gì.
Anh bảo tôi phải chăm chồng, chăm con, đó là bổn phận của người phụ nữ. Tôi buồn vì suy nghĩ thiển cận của anh, thật chán nản vô cùng. Mỗi ngày, tôi đều phải đi đón con, đi mua đồ nấu ăn, phục vụ chồng. Trong khi chồng thì không chịu giúp vợ bất cứ việc gì. Nói ra thì vợ chồng cãi nhau. Chồng còn bảo &’ra ngoài ở riêng thì chấp nhận như thế đi. Ở chung thì có người giúp cho’. Nói là ở chung thì mẹ chồng giúp. Thú thực, tôi chưa bao giờ được mẹ chồng giúp bất cứ việc gì, chuyện này không phải chồng không biết, hay anh cố tình nói như vậy để trách cứ tôi. Nghĩ lại cảnh chồng con thế này, chán nản vô cùng…
Nhiều khi tôi bảo chồng &’anh cảm thấy công việc làm vợ dễ thì anh thử làm vợ một ngày xem sao’. (ảnh minh họa)
Cái chuyện đi chơi thì đừng mơ nhé. Chưa bao giờ chồng cho tôi đi chơi thoải mái bất cứ một ngày nào. Có bảo chồng đi du lịch cùng công ty tôi hay bạn bè thì chồng bĩu môi dài thườn thượt. Một con người nhạt nhẽo vô cùng. Nhiều khi muốn đi tụ tập với bạn bè, chồng cũng quát tháo khó chịu, không cho tôi đi. Bảo bây giờ có con cái rồi không như ngày trước nữa, đừng có mà &’đú đởn’ với họ. Nói từ &’đú đởn’ tôi cảm thấy bức bối vô cùng, thấy mình bị xúc phạm và bị kìm kẹp.
Nhiều khi tôi bảo chồng &’anh cảm thấy công việc làm vợ dễ thì anh thử làm vợ một ngày xem sao’. Chồng tôi cười nửa miệng bảo &’ai bảo kiếp này sinh ra làm đàn bà, làm đàn bà thì phải chấp nhận thôi. Giỏi thì làm đàn ông thử coi’. Đúng là không mê nổi người chồng mà trước giờ mình yêu thương hết mực, chết mê chết mệt anh ta. Thật là lạ chồng với chả con, thế mà phải nhẫn nhịn.
Tại tôi khổ, tại đàn bà phận khổ hay tại chồng tôi làm vợ khổ? Dù sao thì cũng ước nếu có kiếp sau, xin được làm đàn ông một lần để tận hưởng cái cảm giác của người đàn ông. Nhưng mà xin là phải nhớ kiếp trước mình đã làm đàn bà và đã phục vụ chồng con thế nào…
Theo Khampha
Không thể kiên nhẫn thêm với mẹ chồng nữa
Nhiều lúc tôi đã tự so sánh, ba mẹ tôi nuôi nấng tôi hơn 30 năm, tôi chưa làm gì được cho họ như đã đối với bà.
"Ở chung nhà chồng, tôi thành người lãnh cảm" là một trong những bài viết về mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu tôi đã từng đọc. Đọc để tìm sự đồng cảm, để lòng cảm thấy nhẹ nhàng hơn, đọc để tìm cho mình sự tha thứ sau hơn nửa năm dọn ra ở riêng dù biết rằng chồng đã đồng thuận với suy nghĩ và quyết định của mình.
Hai vợ chồng tôi lấy nhau đã gần 10 năm, chúng tôi mỗi đứa ở mỗi nơi vì trước khi cưới nhau, tôi thi đậu vào cơ quan nhà nước, có công việc ổn định tại Nha Trang, còn chồng làm nghề may ở Đà Lạt. Chúng tôi sinh được một cháu trai, cháu ở với mẹ, thỉnh thoảng chồng tôi xuống thăm hai mẹ con hoặc tôi dẫn cháu về thăm bố và bà nội cháu mỗi khi được nghỉ phép. Gia đình chồng có 4 người con trai, chồng tôi là út. Gia đình các anh đã dọn ra ở riêng chỉ còn chồng tôi ở lại chăm sóc bà.
Thời gian đầu, chồng tôi có ý định chuyển xuống NT sống và làm việc để vợ chồng ở cùng một nơi và cũng vì chồng tôi nghĩ rằng Nha Trang là vùng đất dễ sinh sống và làm ăn hơn. Anh nhờ các anh và chị dâu dọn về ở cùng và chăm mẹ để anh có thể chuyển xuống Nha Trang ở. Nhưng một thời gian dài, chẳng ai có ý kiến gì vì thật tình các anh đã sống và chuyển ra ở riêng có một lý do chung là các chị dâu không hợp với mẹ chồng tôi. Thật tình khi về làm dâu, tôi đã biết chuyện này nhưng cũng giống các anh chồng, tôi nghĩ rằng mỗi người có một cách ứng xử khác nhau, không hẳn sống chung với mẹ mới có thể chăm sóc mẹ.
Sống cùng nhưng không quan tâm đến nhau thì chi bằng ở riêng mà hàng ngày đều về thăm và chăm nom bà. Tôi được tiếng là cư xử khéo nên cũng rất tự tin nếu bất khả kháng, chồng không xuống ở được với mẹ con tôi thì tôi sẽ chuyển lên Đà Lạt để ở với chồng và mẹ chồng.
Trong mười năm qua, dù không ở gần bà nhưng mỗi năm tôi vẫn về khoảng 3-4 lần, cả những ngày lễ tết và thật sự đã có những chuyện không vui xảy ra giữa tôi và bà. Nhưng tôi vẫn tự giải quyết để mọi chuyện nhẹ nhàng hơn. Cách đây 2 năm, vì không gia đình anh chồng nào chịu dọn về ở để thay cho chồng tôi, không để bà sống một mình nên tôi quyết định xin chuyển công tác dọn lên sống cùng chồng.
Khi nghe tôi quyết định như thế, mẹ tôi đã cản nhưng khi nghe tôi nói "ba má cho con lên đó sống, vì không thể vợ chồng con mỗi đứa mỗi nơi thế này, có khổ hay sướng gì thì con cũng phải chuyển, biết đâu nhờ đó mà con của mẹ sẽ trưởng thành hơn". Thế là cuối năm 2012, mẹ con tôi chuyển lên Đà Lạt sống. Không thể nói hết niềm hạnh phúc của vợ chồng tôi sau 8 năm sống lông bông. Tôi tự hào là một phụ nữ khéo tề gia nội trợ, ngoài công việc ở cơ quan, tôi không có thói quen ngồi lê đôi mách hay ngao du tám chuyện vào những ngày rảnh rỗi cuối tuần. Thời gian rỗi, tôi thích dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nghe nhạc, cùng chồng và con trai đi ăn hàng quán.
Sống cùng nhưng không quan tâm đến nhau thì chi bằng ở riêng mà hàng ngày đều về thăm và chăm nom bà. (ảnh minh họa)
Chúng tôi quây quần cùng nhau như để bù đắp cho những ngày sống lúc gần lúc xa không ổn định. Nhưng mọi việc đã diễn ra không như tôi tưởng mà khi đọc những câu chuyện đăng trên các trang báo, tôi đều thấy mình có mỗi nơi một chút như thế. Bạn bè và người thân khen tôi khéo và nấu ăn ngon, mỗi khi nhà có giỗ hay tiệc tùng gì, một mình tôi có thể đi chợ, dọn ăn cho hơn 30 người cùng lúc, nhưng trong mỗi buổi cơm, mẹ chồng tôi thường ít đụng đũa tới những món ăn tôi nấu vì bà bảo là cay hay dầu mỡ nhiều, bà ăn không được. Chồng tôi bảo, thế thì em mua rau luộc hay đậu khuôn chiên cho má ăn vì má thích những món đó.
Nghe lời chồng tôi đã thay đổi món ăn hàng ngày, ít béo và cay hoặc nấu nhiều món có cả luộc, xào, chiên... để ai cũng có thể dùng được nhưng tôi thấy bà vẫn cứ ăn xì dầu và cơm. Mỗi khi đi đâu chơi hay ăn hàng quán bên ngoài, tôi cùng chồng mua về cho bà món gì bà đều không dùng đến, thế là nhiều lần tôi đâm dỗi không mua về nữa. Buồn lòng, tôi hỏi chị dâu cả, hồi chị còn ở nhà chung với mẹ chồng, mẹ thường ăn gì, chị kể cũng như tôi đang trải qua. Chị bảo, dọn mâm cơm ra, mọi người quây quần, chỉ có bà là quay sang một bên, một chén cơm và chén xì dầu, mẹ chê chị nấu ăn không ngon và nhiều điều nữa, chị và mẹ không hợp nên vợ chồng chị quyết định dọn về mẹ đẻ của chị sống. Lúc ấy mấy đứa (ý chỉ mấy anh chồng của tôi) còn nhỏ, chưa đứa nào hiểu được, chị nói có ai tin, nhưng bây giờ em cũng gặp như chị rồi đấy.
Tôi trao đổi với chồng, chồng bảo hay em cứ đi chợ, mua thêm đồ ăn tươi, để trong tủ lạnh, má muốn nấu món gì thì tùy má. Nhưng bao lần mua về, chồng tôi dặn bà, đồ ăn vợ con để sẵn trong tủ lạnh, má thích ăn món gì thì má nấu nhé. Bà không đụng đến và tránh bữa cơm ăn cùng vợ chồng tôi. Cứ đến giờ cơm, bà sang hàng xóm ngồi, tôi sang mời bà về ăn, bà bảo má ăn rồi nhưng khi vợ chồng tôi ăn xong và vào phòng nghỉ trưa để chiều đi làm tiếp thì bà về và múc cơm ăn. Chồng tôi nhìn tôi cười bảo "Thôi kệ má, để má tự nhiên, người già ấy mà".
Nếu chuyện chỉ như thế thì mọi việc sẽ rất đơn giản. Bà nói với hàng xóm và các cháu của bà rằng, vợ chồng nó bỏ rơi không nấu cơm cho bà ăn. Thế là sang nhà họ chơi, tôi được dịp bị 4 cô em chồng lên lớp, lòng ấm ức không chịu được, thế là về khóc với chồng.
Đang ăn chén cơm, tự dưng như có một cái gì nó nghẹn lắm, nghẹn trong cuống họng và đau trong lồng ngực. (ảnh minh họa)
Chồng tôi thích nuôi vài con gà rừng lai để giải trí, anh đóng một cái chuồng thật đẹp, chăm chút mấy con gà từng chút mỗi khi đi làm về và vì có lẽ biết tính mẹ nên anh thường dặn, con đã mua thóc và rau cho gà ăn rồi, má đừng bỏ gì bậy vào chuồng, dơ lắm nghe. Thế nhưng bà sang nhà hàng xóm, gặp ai cho gì, cơm ôi, bún thiu... bà mang về bỏ vào chuồng. Nhà kế bên cũng nuôi gà, họ thường thả rong cho gà đi ăn. Vì sau hè nhà tôi và nhà hàng xóm kề nhau, không vách ngăn, trần nhà bếp lại thấp, gà hàng xóm thường nhảy lên mái tôn để kiếm ăn... Trời mưa, bà hứng nước mưa chảy từ mái tôi xuống để rửa chén, tôi dặn "Nội đừng lấy nước trên mái tôn để rửa chén, gà ị trên đó dơ lắm, nếu muốn dùng thì má lấy để dội chuồng gà thôi", thế là bà lại sang hàng xóm mách tôi khó tính.
Hầu như chuyện gì ở nhà, vợ chồng tôi đi đâu, làm gì, hàng xóm đều biết cả. Đến độ vợ chồng tôi nói chuyện gì quan trọng đều mang nhau vào phòng vì sợ hàng xóm biết. Anh chồng tôi có việc đi Buôn Mê Thuột để giải quyết việc bên vợ cũng nói dối với bà rằng anh đi TP.HCM chơi, vì sợ việc nhà vợ anh cũng bị hàng xóm biết nốt. Đã nhiều lần tôi trao đổi với anh chồng và bà, anh chồng tôi bảo "Chuyện gia đình, má đừng nói cho ai biết, họ nhiều chuyện chứ chẳng có ích gì. Còn chuyện ăn uống, nhà không có bao nhiêu người, má ăn chung với tụi nó cho vui, còn không thì má cứ nấu theo khẩu vị của má, việc gì ở nhà cứ chỉ bảo nhau. Hoặc má có bực tức gì thì nói với con hoặc mấy anh, chứ đừng nói với hang xóm".
Đồng lương công chức ít ỏi, sống khá chật vật, mỗi năm vợ chồng tôi dành dụm mua khi cái máy giặt, khi máy nước nóng và nhiều vật dụng thiết yếu trong nhà để dùng. Những ngày sắp tết, việc của chồng ế ẩm, lương thưởng cuối năm không biết được bao nhiêu, bao thứ phải lo, trong bữa cơm, vợ chồng tôi ngồi nói chuyện đùa với nhau, chồng bảo "Hay tết năm nay về ngoại ăn tết, ngoại sắm đủ hết, mình đỡ tiền, chứ năm nay không biết có tiền tiêu tết không". Nghe vậy bà buột miệng bảo: "Tụi mày sắm gì, tiền nhang khói cúng kiếng, thằng hai cho tao 500, thằng tư cho tao 500, tao mua hết cả, tụi mày mua gì? Mà có, tụi mày mua bia tụi mày nhậu nhẹt với bạn bè, còn đồ đạc tụi mày mua tụi mày dùng chứ ai dùng của tụi mày".
Đang ăn chén cơm, tự dưng như có một cái gì nó nghẹn lắm, nghẹn trong cuống họng và đau trong lồng ngực. Tôi cố nuốt vội chén cơm chẳng nói được lời nào. Chồng tôi bảo "Má nói gì kỳ vậy?" và thế là khẩu chiến.
Tôi phơi đồ chung với đồ chồng, bà lấy móc riêng đồ của tôi và bảo "vợ chồng không phơi đồ chung, không nên". (ảnh minh họa)
Vợ chồng anh ba sống chung cùng bà khoảng 3 năm, vì nhiều lý do, họ dọn ra ngoài ở và sau đó đi làm ăn xa ở Đắk Nông. Sau thời gian dài, một bữa nọ, nghe anh Tư về kể "Anh ba gọi cho con, mượn 5 triệu để mua hàng bán, con chưa trả lời, nhưng có lẽ vợ con nó không cho mượn vì mượn vợ chồng con nhiều rồi, có khi nào trả đâu". Nói rồi anh kể với mẹ chồng tôi rằng vợ chồng anh ấy đang khó khăn lắm. Nhìn thấy chồng buồn, mẹ chồng vừa khóc vừa kể "Tại cho chó đó (ý nói chị vợ anh ba), nợ nần, mà thằng ba phải khổ như thế". Lúc ấy, tôi thấy trong lòng mình thương cảm vì anh ấy bị tật ở bàn tay, mọi việc chính làm ra tiền nuôi con là một tay chị vợ anh ấy, chị rất giỏi và tháo vát, chỉ mỗi tội hay chơi huê, nợ nần.
Tối đến tôi bàn với chồng "mình bán 1 chỉ đi, bù thêm vào để mai em gọi cho ảnh rồi cho vợ chồng anh mượn". Anh ấy hẹn 3 tháng sau sẽ trả, nhưng đã một năm trôi qua, chẳng nói với tôi lời nào. Thú thật lúc cho mượn tôi đã biết rằng mình sẽ không nhận lại được món tiền này và coi như cho anh ấy. Thế nhưng 1 năm, hai năm, đến năm thứ ba cũng chẳng thấy nói gì. Tết vừa qua, anh ấy gọi về bảo sẽ về ăn tết, thấy bà háo hức lắm, nhưng gần đến ngày tết, anh ấy gọi chồng tôi và nhắn rằng sẽ không về được vì bận phụ vợ bán hàng tết.
Chẳng biết nghĩ thế nào, bà mắng tôi: "Vì nó mượn tiền của mày mà không dám quay về, phải bỏ xứ mà đi". Như một cơn bão tôi giữ trong lòng lâu ngày không có chỗ thoát, tôi đã cãi nhau với mẹ chồng vì rằng dường như trong thâm tâm của tôi, không phải chỉ mới hai năm nay tôi mới có chuyện mâu thuẫn với bà, mà bao nhiêu điều chất chứa làm cho tôi không còn tôn trọng và xem bà là một người mẹ như mẹ của tôi. Tôi gọi anh Tư về nói chuyện, trước mặt bà, tôi kể và nói lại câu nói ấy, anh chồng tôi vừa nghe xong, quỳ xuống trước mặt bà vừa lạy vừa nói rằng: "Con lạy má, trong đầu má đang nghĩ gì vậy, vợ chồng con có tiền tỷ trong tay, nhưng không cho anh Ba mượn vì vợ chồng anh làm phiền tụi con quá nhiều. Vợ chồng thằng út, tụi nó không có tiền, nhưng nghe anh Ba như thế, đã giúp con má lúc khó khăn, má không cám ơn thì thôi, sao còn nói vậy. Vậy từ giờ về sau, con má có chuyện gì, có nằm một chỗ cũng không ai dám giúp đâu, vì họ sợ má đó".
Đã nhiều lần, mỗi khi buồn mẹ chồng, tôi thầm so sánh bà và mẹ mình, nghĩ và tủi tôi lại khóc. Mẹ ruột tôi đã gần 70, lúc nào tay chân cũng như con thoi, trông cháu, đi chợ nấu ăn cho cả gia đình, nấu tiệc cho khách (vì gia đình tôi làm dịch vụ ăn uống), đan len, làm mãi cả ngày. Mẹ chưa bao giờ đòi hỏi các con và dâu rể điều gì, các con dâu và rể của mẹ đi làm về trễ, đến giờ cơm, bà thường bảo mọi người đợi nhau ăn cho vui, hoặc để dành phần cơm cho các con dâu và rể về muộn. Có lúc về thăm nhà, thấy cảnh mẹ tôi ngồi đánh dấu vào lưng cho chị dâu cả, tôi chạnh lòng...
Còn mẹ chồng tôi, khi nhà có việc gì, gọi mãi các cháu, con trai và dâu có đứa về đứa không, bực bội, bà lại chửi và bảo chồng tôi gọi điện cho từng anh, gọi họ về. Lúc bà đau, tôi nấu cháo cho bà, nhưng khi chồng tôi vào dỗ và dúi vào túi tờ tiền, bà mới chịu ăn; và rằng bà than buồn, tôi đưa tiền bà nấu đồ ăn sáng bán trong xóm cho đỡ buồn; mua bảo hiểm mỗi năm và đưa tiền bà tiêu tết, nhưng khi con bà hỏi có ai cho má tiền chưa, bà bảo tôi chẳng cho đồng nào.
Nghe lời chồng tôi đã thay đổi món ăn hàng ngày, ít béo và cay hoặc nấu nhiều món có cả luộc, xào, chiên... để ai cũng có thể dùng được nhưng tôi thấy bà vẫn cứ ăn xì dầu và cơm. (ảnh minh họa)
Tôi phơi đồ chung với đồ chồng, bà lấy móc riêng đồ của tôi và bảo "vợ chồng không phơi đồ chung, không nên". Khách đến nhà chơi, bà đi cửa sau, mở cửa không được, bà sang hàng xóm mách vợ chồng tôi khóa cửa không cho bà vào. Hàng xóm nghe chuyện đã sang tận nhà tôi, chỉ bảo vợ chồng tôi phải sống thế này... thế này, chồng tôi đã không dằn lòng được vì "Má đi bôi xấu vợ chồng con với hàng xóm, con hết chịu nổi rồi". Còn nhiều... nhiều lắm...
Đã có lúc vì giận bà, tôi đi lang thang giữa cái lạnh buốt cuối năm trời Đà Lạt đến gần 1h sáng. Nhiều lúc tôi đã tự so sánh, ba mẹ tôi nuôi nấng tôi hơn 30 năm, tôi chưa làm gì được cho họ như đã đối với bà. Tôi lấy chồng, lo cho con, lo cho gia đình nhỏ của mình, chưa có điều kiện phụng dưỡng cho cha mẹ ruột được việc gì có nghĩa, đem hết tấm lòng để đối với mẹ chồng và nhà chồng, vì rằng nghĩ bà đã đơn thân một mình nuôi 4 đứa con trai từ nhỏ đến lúc cho học nghề tự kiếm sống (ba chồng tôi mất sớm). Bà bảo với cháu chồng tôi rằng "Mười năm nay, nó (tức tôi) cho bà được 50 ngàn, lúc ấy bà không có tiền nên lấy, chứ bây giờ bà liệng vào mặt nó".
Đã nhiều lần tôi xin chồng ra ở riêng, vì nếu cứ sống như thế, sẽ có lúc ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng mình. Rất nhiều lần tôi tự nhủ, chắc vì bà lớn tuổi nên sinh chướng, nhưng dường như đó là tính cách của bà từ lúc vợ chồng tôi cưới nhau và có lẽ trước đó nữa.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu tôi đã nghe rất nhiều và nghĩ rằng mỗi nhà mỗi cảnh, bản thân tôi trước khi lập gia đình đã tự tin chắc rằng tôi sẽ cố tránh và không để mình phải vướng vào cái vòng luẩn quẩn này, nhưng rồi mọi việc diễn ra với bản thân làm cho tôi cái nhìn khác: "Mẹ thuận thì con sẽ thảo. Không một nàng dâu nào đủ can đảm và dại dột để tự buộc mình vào cái mâu thuẫn với mẹ chồng, vì chắc rằng họ đều biết chẳng có ích lợi gì khi hơn thua với mẹ chồng cả, nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống vợ chồng của họ mà thôi".
Đã hơn 6 tháng, kể từ lúc tôi quyết định dọn ra ngoài ở, biết rằng chồng sẽ buồn vì vợ và mẹ không thuận thảo, nhưng có lẽ anh đã nghĩ rằng, dù sao con đường tôi lựa chọn lúc này là tốt nhất cho cả vợ chồng tôi và mẹ anh ấy./.
Theo VNE
Suýt ly hôn vì mẹ chồng hà tiện Ngày về ra mắt nhà Đức, Hạnh đã choáng với tính hà tiện của mẹ anh. Khi làm cơm, bà luôn miệng nhắc cô, nhà này không ăn mỳ chính đâu. Hay có ba người ăn ít canh cháu đong 1 tô nước nấu thôi cho đỡ tốn.... Kinh hơn là lúc dọn dẹp, bà đưa cho Hạnh phích nước sôi để rửa...