“Kiếp này anh nợ em…”
Một người tôi yêu, tôn thờ vậy mà… (Ảnh minh họa)
Anh muốn tôi đồng ý làm vợ danh nghĩa của anh hai năm, để chăm sóc cho mẹ anh, đồng thời làm mẹ anh yên lòng…
Tôi lớn lên trong một gia đình không mấy dư giả. Bố mẹ tôi làm nông nghiệp, mẹ tôi chạy thêm chợ chiều để kiếm thêm thu nhập nuôi tôi ăn học. Ngày đầu tốt nghiệp, cầm trên tay tấm bằng cao đẳng kinh tế loại khá, tôi bắt đầu hành trình xin việc.
Ra trường mấy tháng mà tôi không tìm được công việc ổn định. Tôi nhớ những buổi trưa hè nắng gắt gò lưng đạp xe đi xin việc mà sống mũi cay cay. Tôi làm thêm ở những quán cơm để có tiền gửi về cho mẹ, và quan trọng là không mất tiền ăn. Bố mẹ tôi mong mỏi cho tôi học cái chữ để có thể thoát khỏi cảnh chạy cơm từng bữa, vậy mà để tìm được công việc đủ trang trải cuộc sống thật vất vả với tôi. Sức khoẻ của mẹ ngày càng yếu đi, phiên chợ chiều bữa được, bữa không khiến kinh tế gia đình càng thêm eo hẹp. Sau tôi còn có hai em trai đang tuổi ăn, tuổi lớn làm gánh nặng càng đè lên vai mẹ.
Cuối cùng tôi cũng xin được việc làm kế toán cho công ty tư nhân chuyên sản xuất quần áo sơ sinh. Giám đốc của tôi là một người phụ nữ nhân hậu, bà rất quý tôi. Sau khi vào làm ở đây được hai năm bà tạo điều kiện cho tôi đi học lên và giao cho tôi quản lý một số bộ phận giúp bà. Biết hoàn cảnh gia đình tôi, bà càng thương tôi nhiều hơn và hay thưởng cho tôi khoản tiền nhỏ để tôi có thể giúp đỡ gia đình.
Đầu năm ngoái sức khoẻ của bà không tốt, bà bị suy thận nên giao công ty cho con trai quản lý, mọi chuyện bắt đầu từ khi tôi gặp anh. Ở anh toát lên vẻ thư sinh, thật gần gũi, lần đầu gặp gỡ tôi có cảm tình đặc biệt với sếp mới của mình. Trước đây chưa bao giờ tôi nghĩ tới chuyện yêu đương bởi tôi muốn giúp mẹ lo cho hai em. Gặp anh, tôi không thể rời ánh mắt của mình ra khỏi khuôn mặt anh.
Video đang HOT
Lần đầu tiên tôi thấy anh khóc, tôi như muốn vỡ oà… (Ảnh minh họa)
Mặc dù có cảm tình với sếp nhưng tôi không dám để lộ ra cảm xúc của mình vì sợ đồng nghiệp bàn tán. Mỗi ngày được nhìn thấy anh, lòng tôi rộn ràng khó tả, đôi khi tôi cười một mình mỗi khi nhớ đến anh. Anh tâm lý với chị em con gái phụ nữ trong công ty. Chính vì thế anh được mọi người yêu quý. Và tôi đã yêu từ lúc nào tôi cũng không biết.
Các anh chị trong công ty đều nói có nhiều người thích anh nhưng anh mãi vẫn chưa lập gia đình. Anh giàu có, giỏi giang không có chỗ nào thua kém bạn bè đồng nghiệp. Tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với anh nhưng chưa bao giờ anh tỏ ra quan tâm tôi quá mức so với bạn bè. Tôi cảm thấy tự ái, bởi bề ngoài tôi cũng dễ thương và luôn được yêu quý trong công ty vậy mà anh cứ dửng dưng với tôi.
Và gần đây tôi theo anh đi công tác vài ngày. Tôi biết đây là cơ hội của mình dù có phải ý nhị tỏ tình tôi cũng sẽ làm. Những ngày công tác tôi và anh bận rộn với công việc và đối tác. Hết đợt công tác, chúng tôi tham dự buổi tiệc liên hoan do công ty đối tác tổ chức, cả tôi và anh, ai cũng có chút rượu hơi men.
Anh say nên tôi dìu anh về phòng khi tôi định đóng cửa phòng quay về phòng mình thì anh gọi tôi quay lại. Tôi lo sợ anh sẽ mượn rượu để có thể làm với tôi bất cứ chuyện gì, song điều tôi nghĩ lại không phải. Anh thú thật với tôi anh là gay…
Lần đầu tiên tôi thấy anh khóc, tôi như muốn vỡ oà. Anh kể về gia đình, bố anh mất sớm, nhà chỉ có mình anh nên anh không thể cho mẹ anh biết… Anh mong tôi đồng ý làm vợ danh nghĩa của anh hai năm để chăm sóc cho mẹ anh, đồng thời làm mẹ anh yên lòng… “kiếp này anh nợ em…”. Tôi như không tin vào tai mình nữa.
Một người tôi yêu, tôn thờ vậy mà…?
Theo VNN
Vợ "buôn chuyện" nhà chồng
Phụ nữ vốn thích kể chuyện này, chuyện kia về chồng và nhà chồng... (Ảnh minh họa)
&'Nhà chồng tao chỉ bé bằng một góc bếp nhà tao thôi. Thức ăn tới bữa là phải đi sờ chuồng gà xem có quả trứng nào không.
Hết rau ngót lại tới canh rau đay, mùng tơi sẵn trong vườn. Ông bà già cả tháng chỉ hết vài trăm nghìn tiền gạo muối" - đang say sưa &'buôn' với bạn về quê chồng, Hường không ngờ chồng đang tự ái phía sau.
Chồng Hường nổi giận: "Bôi bác nhà chồng thế thì vui lắm sao?" rồi đùng đùng ra khỏi nhà. Hường "ớ" lên một tiếng rồi càu nhàu: "Nói đúng chứ đâu phải nói xấu". Sau lần ấy, vợ chồng Hường "chiến tranh lạnh" với nhau. Hường bảo chỉ là kể chuyện tầm phào chứ không có ý nói xấu. Còn chồng cô khăng khăng, nghĩ cô chê bố mẹ chồng học ít, thuần nông.
"Chồng mình bảo có chết cũng không quên cảnh thấy mình kể chuyện quê chồng kham khổ mà điệu bộ lại rất thích thú" - Hường cho biết.
Cũng vì vô tư kể chuyện khốn khó quê chồng trước mặt chồng và bố mẹ đẻ mà Hòa (26 tuổi, Hà Nội) bị anh xã giận dỗi cả tháng. Hòa cho biết, cô hồ hởi nói cười với cả nhà chuyện: " Hai ông bà ở quê chẳng bao giờ đánh răng. Chỉ dùng khăn mặt và nước muối cọ cọ vài cái là xong", rồi đến chuyện: "Cái nhà tắm không có cửa lại bé bằng nắm tay. Loay hoay thay đồ không cẩn thận thì người ngoài nhìn thấy... mông. Nhà vệ sinh tông hống cạnh chuồng bò. Vừa &'đi' vừa ngại vì mấy con bò cứ nhìn chằm chằm"... Cả nhà Hòa hưởng ứng khiến câu chuyện quê chồng thêm rôm rả. Nhưng cô không hề để ý đến chồng cả buổi chỉ ngồi im, mặt tím tái vì giận vợ.
Sau buổi ấy, Hòa bị chồng nói dỗi: "Cô thích sang trọng sao không cố kiếm chồng thành phố". Ban đầu, Hòa không hiểu. Mãi sau cô mới biết là do anh tự ái khi thấy vợ kể về quê chồng đầy ý giễu cợt. "Mình không có ý mỉa mai gì cả. Bố mẹ chồng mình tốt bụng, thực sự mình rất quý mến hai cụ" - Hòa cho biết. Tuy nhiên, chồng Hòa không nghĩ thế.
Có khi chỉ do vợ "lỡ lời" nên chồng cũng lầm lỳ, chiến tranh lạnh... (Ảnh minh họa)
Còn Liên (Tây Hồ, Hà Nội) xích mích với chồng do anh muốn vợ về quê nội ở cữ. Chồng Liên muốn hai mẹ con về thẳng quê để ông bà nội chăm sóc. Ở quê không khí lại mát mẻ, trong lành. Nhưng Liên phản đối kịch liệt vì: "Quê nội nghèo xơ xác, muốn mua mấy viên thuốc cũng phải chạy xe hàng chục phút. Có cái bệnh viện ở thị trấn cách nhà khoảng 30km nhưng trông cũng tồi tàn. Nhỡ con ốm thì... chết". Chồng Liên liền lập luận: "Bố mẹ sinh 3 anh em tôi khỏe mạnh. Có thấy ai chết đâu. Mà ngày xưa còn khổ hơn bây giờ nhiều".
Để thuyết phục chồng, Liên nhờ đến bố mẹ đẻ và chị gái làm "đồng minh". Thấy nhà vợ ra sức tìm lý lẽ rằng quê nội khổ thế này, khó khăn thế kia để dồn chuyện ở cữ sang bên ngoại, chồng Liên dỗi lại vợ. Hai vợ chồng đến giờ vẫn chưa làm lành dù ngày sinh đã cận kề.
Tránh làm chồng mất mặt
Phụ nữ vốn thích kể chuyện này, chuyện kia về chồng và nhà chồng. Dù đó là sự thật nhưng nếu đụng chạm đến thể diện thì chẳng anh nào thích thú. Những chuyện nghèo khổ ở quê chồng chẳng hạn, với người vợ, phần lớn kể chỉ nhằm mục đích chia sẻ, nói cho vui. Tuy nhiên những anh chồng nhạy cảm có thể suy diễn đang bị vợ bêu xấu nên nảy sinh tự ái.
Có khi chỉ do vợ "lỡ lời" nên chồng cũng lầm lỳ, chiến tranh lạnh... Do đó, cần cảnh giác vì không phải chuyện gì là sự thật ở quê chồng cũng mang ra "làm quà cho câu chuyện" được. Nhiều anh chồng xuất phát nghèo khó rất sợ bị mọi người coi thường hay thương hại. Họ càng không muốn bố mẹ mình ở quê trở thành chủ đề "xì xầm" của con dâu với người khác. Một khi người chồng dễ tự ái như thế thì người vợ cũng nên hiểu và thông cảm cho chồng. Không nên gây sứt mẻ, hiểu nhầm bởi những điều không đáng có.
Theo Me&be
Chân dung Ngô Bảo Châu thời 'nhất quỷ nhì ma' "Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát," một trong những người bạn thân nhất của GS.Châu kể. Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười...