Kienlongbank có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ngày 30-1, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kiên Long họp và bầu ông Lê Hồng Phương giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 kể từ ngày 1-2-2021.
Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Kienlongbank đã diễn ra tại TP.HCM trong 2 ngày 29 và 30-1.
Trong ngày 30-1, HĐQT đã họp và bầu ông Lê Hồng Phương giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018 – 2022 kể từ ngày 1-2-2021.
Như vậy, HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2022 của Kienlongbank sẽ có Chủ tịch HĐQT là ông Lê Hồng Phương và 3 Phó Chủ tịch HĐQT là ông Mai Hữu Tín, ông Phạm Trần Duy Huyền và bà Trần Thị Thu Hằng.
Trước đó, theo đề xuất của ông Lê Khắc Gia Bảo, nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản trị theo định hướng chiến lược hoạt động giai đoạn 2021 – 2025 của Kienlongbank, mong muốn Kienlongbank không ngừng lớn mạnh và phát triển bền vững, nhận thấy thành viên HĐQT mới là ông Lê Hồng Phương có trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động quản trị ngân hàng.
Vậy nên ông Lê Khắc Gia Bảo đề nghị xin được thôi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT. Và đề cử ông Lê Hồng Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT. Sau khi miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT, ông Lê Khắc Gia Bảo tiếp tục là thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2022.
Video đang HOT
Bà Trần Tuấn Anh – Thành viên HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Kienlongbank cho biết: “Kết thúc năm 2020, tổng tài sản hợp nhất của Kienlongbank đạt 57.282 tỷ đồng, tăng 12,09% so với năm 2019; tổng huy động vốn đạt 52.071 tỷ đồng, tăng 12,22% so với năm 2019; dư nợ cấp tín dụng đạt 34.716 tỷ đồng, tăng 3,69% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Kienlongbank đạt 158.21 tỷ đồng, tăng 84,14% so với năm 2019″.
Năm 2020, Kienlongbank đã có nhiều giải pháp đồng hành và hỗ trợ khách hàng như: Miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi; điều chỉnh nhiều loại phí giao dịch.
Bà Trần Tuấn Anh (thứ 2 từ bên trái) – Thành viên HĐQT, TGĐ Kienlongbank trao quyết định chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 cho các đơn vị kinh doanh
Mục tiêu trọng tâm mà Kienlongbank đặt ra trong năm 2020 là giải quyết các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) theo Đề án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của Kienlongbank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Tuy nhiên, do năm 2020 phát sinh dịch bệnh Covid-19 ngoài mong muốn làm ảnh hưởng đến kế hoạch xử lý cổ phiếu STB, tính đến ngày 31/12/2020 Kienlongbank đã bán được một phần cổ phiếu STB, giảm được 369 tỷ nợ xấu. Vì lý do trên dẫn đến kết quả kinh doanh của Kienlongbank chưa đạt theo kế hoạch đã đề ra.
Theo báo cáo cập nhật tình hình xử lý cổ phiếu STB của Tổng Giám đốc tại Hội nghị, từ ngày 01/01/2021 đến ngày 29/01/2021, Kienlongbank đã tiếp tục bán được thêm cổ phiếu STB, hiện tại tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank đã giảm về mức dưới 3%, đã thoái 100% lãi phải thu có liên quan, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.
Về cơ bản Kienlongbank đã thực hiện hoàn tất gần hết các nội dung theo đúng Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt. Kienlongbank cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc bán toàn bộ cổ phiếu STB nói trên và tất toán nợ vay có liên quan chậm nhất là ngày 31/3/2021.
Kienlongbank đã đặt ra các mục tiêu chủ yếu năm 2021 như sau: Tổng tài sản hợp nhất là 66.800 tỷ đồng (tăng 16,62%); huy động thị trường 1 là 50.295 tỷ đồng (tăng 16,52%); dư nợ cấp tín dụng là 44.600 tỷ đồng (tăng 28,47%); lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng; mạng lưới chi nhánh, phòng dịch trên cả nước là 150 điểm giao dịch (tăng 16 đơn vị).
Trong năm 2021, Kienlongbank sẽ tích cực đẩy mạnh xử lý hoàn tất các khoản nợ có tài sản thế chấp là cổ phiếu STB và đưa tổng nợ xấu của Kienlongbank về mức dưới 2%/tổng dư nợ. Đồng thời, hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro; gia tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng; nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, đẩy mạnh phát triển ngân hàng số theo định hướng chiến lược của Kienlongbank giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch kinh doanh năm 2021 sẽ được Kienlongbank hoàn thiện và trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 xem xét thông qua.
CEO Kienlongbank không mua cổ phiếu KLB như đăng ký
Do giá thị trường không đúng kỳ vọng, Tổng giám đốc Kienlongbank đã không mua bất kỳ cổ phiếu KLB nào trong tổng số 300.000 cổ phiếu đăng ký trước đó ...
Bà Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Kienlongbank
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), bà Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Kienlongbank (KLB) đã không mua bất kỳ cổ phiếu KLB nào trên tổng số 300.000 cổ phiếu đăng ký trước đó. Nguyên nhân là do giá thị trường biến động không đúng theo kỳ vọng.
Cụ thể, bà Trần Tuấn Anh đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu KLB. Thời gian dự kiến bắt đầu thực hiện giao dịch từ ngày 24/12/2020 đến ngày 22/1/2021. Phương thức thực hiện là khớp lệnh trên sàn và thỏa thuận.
Trước đó, bà Trần Tuấn Anh đang sở hữu 800.000 cổ phiếu KLB, tương đương tỷ lệ 0,25% vốn của Kienlongbank. Như vậy, số lượng cổ phiếu KLB hiện tại mà bà Tuấn Anh đang nắm giữ vẫn không thay đổi so với thời điểm trước khi đăng ký mua thêm 300.000 cổ phiếu KLB.
Trong thời gian bà Tuấn Anh đăng ký giao dịch, giá cổ phiếu KLB đã tăng kỷ lục và lập mức đỉnh lịch sử 21.700 đồng/cổ phiếu trong ngày 24/12/2020.
Kể từ đầu tháng 12/2020 tới nay, cổ phiếu KLB ghi nhận hàng loạt phiên giao dịch đột biến thanh khoản. Tổng cộng gần 73 triệu cổ phiếu KLB được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị đạt hơn 1.164 tỷ đồng. Chiếm gần 92% trong đó là các giao dịch thỏa thuận.
Kết phiên 29/1, thị giá KLB đạt 17.200 đồng/cổ phiếu, tăng 4,9% so với phiên liền trước (tương đương tăng 800 đồng/cổ phiếu) và tăng xấp xỉ 50% so với đầu năm 2020.
Kienlongbank hiện đang giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 158 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2019 và thực hiện được 21% kế hoạch đề ra.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của ngân hàng tăng 12% so với cuối năm trước, lên 57.282 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,7%, đạt 34.716 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 27,6%, đạt 42.018 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu của Kienlongbank vào cuối năm 2020 ở mức 1.883 tỷ đồng, gấp 5,5 lần so với cuối năm 2019. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 1.782 tỷ đồng, chiếm gần 95%.
Được biết, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Kienlongbank tổ chức vào ngày 28/01 đã biểu quyết thông qua chủ trương bán 3,8 triệu cổ phiếu quỹ (chiếm 1,17% vốn điều lệ Ngân hàng) cho người lao động của Kienlongbank và công ty con với giá bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, đại hội cũng nhất trí thông qua việc bổ sung ông Lê Hồng Phương và bà Trần Thị Thu Hằng làm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018 - 2022, nâng tổng số thành viên Hội đồng quản trị của Kienlongbank lên 8 thành viên, trong đó có 1 thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
"Ông lớn" Hải Phòng thành lập công ty bất động sản vốn 20 nghìn tỷ Dự kiến tên công ty con sắp thành lập là Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Đại Lộc, vốn đăng ký lần đầu 20 nghìn tỷ đồng. Số vốn này do TCH góp 19,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 99% vốn điều lệ công ty. Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng...