Kiêng muối tuyệt đối trong chế độ ăn uống có thể gây hại
Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy…
Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1 g muối ăn giữ đến 100 g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi mệt cầm canh, huyết áp làm sao ở yên tại chỗ?
Điều đáng nói là nhiều bà nội trợ bắt gia đình phải nuốt món lờ lợ nhưng rồi vẫn cứ có mặt thường xuyên ở phòng khám.
Thực ra, lượng muối lọt vào cơ thể không tương xứng với lượng muối nêm thêm trong thức ăn. Tất nhiên, không nên có thói quen rắc thêm muối vào món ăn dù chưa nếm xem mặn nhạt thế nào.
Nhưng cho dù có quen tay thì lượng muối rắc thêm thường không cao bằng lượng muối dùng để bảo quản thực phẩm hay có sẵn trong món ăn trước đó đã được ngâm, luộc trong nước bỏ muối. Tưởng giấu chai muối tiêu là khéo nhưng mấy ai ngờ là lượng muối ăn trong mấy muỗng canh bột nêm cao đến thế nào?
Video đang HOT
Với người còn khỏe mạnh, không nên cữ mặn tuyệt đối vì trật khẩu vị. Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy… Ngược lại, bớt ăn mặn khi trời trở lạnh, khi không vận động, khi huyết áp tăng, khi tim đập nhanh.
Nhiều người tuy không ăn mặn đến độ “đời con khát nước” nhưng lượng muối trong cơ thể vẫn cao là vì 5 nguyên nhân: Không uống nhiều nước trong và sau bữa ăn nhiều mắm, muối để mượn nước pha loãng độ mặn; không nhai thật kỹ, ăn thật chậm để tận dụng vị mặn của lượng muối núp kín trong thức ăn thay vì vội vã nêm muối do nghe hơi nhạt ở đầu lưỡi.
Dùng thực phẩm công nghệ quá thường xuyên mà không biết là lượng muối trong đồ hộp, trong thức ăn nhanh (fast food) bao giờ cũng cao hơn trong thực phẩm tươi sống; thói quen ăn uống toàn cơm trắng, thịt kho nên muối ăn tuy ít thành nhiều do thiếu thực phẩm xanh; không được hướng dẫn cách tận dụng tính tương tranh của khoáng tố kalium trong rau quả tươi, như chuối, đào, khoai tây, nho khô, đậu nành, rau dền…
Ăn quá mặn sẽ hại cho sức khỏe nhưng món ăn mặn mà không mặn thì còn gì là ngon? Với người có bệnh tim mạch, tất nhiên là phải bớt ăn mặn nhưng bớt không đồng nghĩa với cữ.
Khéo hơn nhiều là sống làm sao để có thể ăn mặn vừa phải khi còn trẻ, khi còn khỏe, nhưng đừng phải trả giá bằng bệnh tim mạch trong buổi xế chiều. Vụng về hơn nữa là kiêng cữ quá rồi cũng sinh bệnh.
Theo NLĐ
"Kẻ trộm" canxi
Trong cơ thể, canxi góp phần tạo nên khung xương và tham gia vào một số quá trình chuyển hóa.
Cơ thể lấy canxi từ thực phẩm, nhưng trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, hấp thu, đôi khi canxi lại bị "thủ tiêu" đi... "Kẻ trộm" đó là ai?
Người dễ bị mất canxi nhất là những người thích ăn mặn với các món như dưa mắm, cơm chiên cá mặn, canh cải xá bấu, xá bấu chiên trứng, dưa cà muối chua, cá khô, thịt xông khói... Các món mặn đều có khả năng làm mất lượng canxi, nếu ăn thường xuyên thì nguy cơ loãng xương cao khi lớn tuổi. Nếu không phát hiện để bù canxi sớm sẽ dễ bị tàn phế vì gãy xương.
Nếu thích ăn mặn nhưng không muốn thiếu hụt canxi, cần lưu ý chế biến bằng các nguyên liệu giàu canxi. Ví dụ như mắm cá linh xay cả xương, hấp trứng, lẩu mắm ăn chung với nghêu, sò, ốc, hến. Nếu thích ăn dưa chua thì hãy làm món dưa chua xào mực, canh dưa chua nấu đầu cá hồi và rau cần, canh dưa chua cà chua nấu với sườn non (ăn cả sụn)... Cần nhớ, ngay cả những món ăn chơi như trái cây chấm muối ớt, xoài chấm mắm đường cũng nên hạn chế độ mặn khi ăn để không bị thất thoát canxi.
Mặc dù canxi có cả trong thực và động vật nhưng cơ thể hấp thu canxi từ động vật dễ hơn, vì thế, hãy ưu tiên dùng các món tép ram, sườn non ram, cá cơm kho, cá cơm lăn bột chiên giòn, cá tầm nướng muối ớt... Nếu là người thích ăn thanh đạm, nên chọn các món muối mè (nhưng đừng làm quá mặn), các món rau xào với mộc nhĩ, canh tàu hũ ky nấu với bạch quả, bao tử heo, canh tàu hũ nấu hẹ, canh nấm và các loại rau xanh đậm luộc như: rau đay, mùng tơi, rau dền cơm... Hạn chế ăn các món ức chế hấp thu canxi như: bó xôi xào, củ cải hầm và các loại củ quả giàu tinh bột như: gạo, lúa mì...
BS Đào Thị Yến Phi - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết: "Ăn quá nhiều đạm cũng khiến canxi "không từ mà biệt", bởi quá trình chất đạm chuyển hóa thành năng lượng và thải độc tố ra ngoài theo đường tiểu sẽ mang theo canxi. Ngay cả quá trình hấp thu chất đạm tại ruột, nếu lượng phospho trong đạm cao cũng ngăn cản hấp thu canxi. Để cơ thể hấp thu tốt, mỗi ngày người trưởng thành cần ăn từ 120 - 150g thức ăn giàu đạm, ưu tiên đạm trắng (cá, thịt gia cầm...)".
Trong quá trình ăn uống, nếu nhận thấy lỡ ăn quá nhiều "quân phá hoại" canxi thì hãy dùng thêm các món sữa chua không béo, chuối chưng, canh cải trắng nấu tôm, bông cải xanh xào củ cải đỏ... Nếu bạn đang ở độ tuổi tiền mãn kinh, cần "nhấm nháp" thêm các loại hạt như: đậu phộng, hướng dương, đậu nành...
Theo Phụ nữ
6 loại thực phẩm gây hại cho xương Những gì bạn ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ xương của bạn. Tuy nhiên, một vài món ăn thực sự có khả năng lấy đi những khoáng chất giúp xương chắc khỏe hay hạn chế sự tái tạo của xương. 1. Muối Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng...