Kiêng cữ sau sinh: Nay đã khác xưa!
Nếu như ngày xưa các mẹ thường kiêng tắm gội cả tháng thì bây giờ các mẹ hiện đại tắm ngay sau sinh 1-2 ngày.
Chuyện kiêng cữ sau sinh theo quan niệm xưa hay nay vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Mặc dù khoa học đã chứng minh những quan niệm ở cữ như sản phụ phải kiêng tắm gội, kiêng ăn uống, kiêng ra gió… là không có cơ sở khoa học nhưng không ít những mẹ hiện đại ngày nay vẫn giữ quan niệm này và thực hiện theo.
Hãy cùng xem, quan niệm ở cữ xưa và nay khác nhau như thế nào:
Kiêng tắm gội, đánh răng
Xưa
Quan niệm xưa cho rằng sau khi sinh nở nên để cho lỗ chân lông khít lại, nếu tắm quá sớm sẽ bị nổi gân xanh hoặc mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ dễ bị sởn gai ốc.
Nay
Ngày nay bác sĩ và các chuyên gia cho rằng không nên kiêng tắm gội vì sau khi sinh cơ thể mẹ đã tiết rất nhiều mồ hôi, những bã nhờn cộng với bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông, rất dễ gây bệnh. Tắm gội sớm có thể làm sạch da, loại bỏ lớp bào chết và những bã nhờn bám đọng lại trên bề mặt da có thể khiến máu lưu thông tốt hơn, cơ thể sảng khoái hơn.
Các mẹ chỉ cần lưu ý tắm nhanh chóng bằng nước ấm ở nơi kín gió. Nếu sinh thường chị em có thể tắm sau sinh một ngày. Nếu sinh mổ phải kiêng khoảng 2-3 ngày khi vết mổ đã lành là có thể tắm được. Việc kiêng đánh răng sau sinh cũng không cần thiết vì phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều chất bổ dưỡng, dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng, ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.
Y học hiện đại cho rằng sau sinh mẹ không nên kiêng tắm gội.
Kiêng sinh hoạt
Xưa
Quan niệm xưa cho rằng sau khi sinh các bà mẹ cần kiêng cữ đi lại, khuân vác đồ nặng, kiêng ngồi, kiêng xem tivi, gọi điện thoại, xỏ kim do sợ sau này bị đau lưng, ù tai, mờ mắt…
Video đang HOT
Nay
Tuy nhiên y học hiện đại cho rằng kiêng cữ sau khi sinh dẫn đến mọi sinh hoạt dù lớn dù nhỏ đều chỉ vòng quanh chiếc giường nhỏ… là cực kỳ nguy hiểm, vì việc đó sẽ khiến vết cắt tầng sinh môn lâu lành, dễ nhiễm trùng. Vận động sau khi mổ nhằm phòng ngừa nhiều nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, táo bón và bí đái. Thị lực của mẹ cũng không bị ảnh hưởng trước và sau khi sinh nếu mẹ biết cân đối thời gian chăm con và thư giãn nghỉ ngơi hợp lý để tránh trầm cảm.
Kiêng ăn uống
Xưa
Kiêng cữ ăn uống sau khi sinh là vẫn là chuyện khá mâu thuẫn giữa quan điểm xưa và nay. Các sản phụ xưa phải kiêng khem đủ thứ trong chuyện ăn uống, kiêng bắp cải, thịt bò, rau muống, cá biển trái cây… vì sợ “cửa mình” không thể khép như lúc chưa mang thai.
Nay
Trong khi các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sau khi sinh mẹ nên ăn uống đủ chất và đa dạng về thực đơn dinh dưỡng,chỉ nên kiêng các đồ ăn cay, nóng hay chất kích thích để đủ sữa cho con và nhanh hồi phục về thể chất.
Kiêng cữ ăn uống sau khi sinh là vẫn là chuyện khá mâu thuẫn giữa quan điểm xưa và nay.
Kiêng “chuyện ấy”
Xưa
Quan niệm xưa cho rằng phải kiêng tiếp xúc với chồng vì điều này sẽ đem lại sự xui xẻo, nhất là đến công danh, sự nghiệp của chồng. Đặc biệt, bà đẻ còn phải kiêng “chuyện ấy” đến 3 tháng 10 ngày.
Nay
Thật ra đối với “chuyện ấy” thì sau sinh từ 6-8 tuần, phụ nữ có thể “yêu” trở lại. Không ít phụ nữ tỏ ra thất vọng vì sau khi sinh chuyện chăn gối đã ít nhiều thay đổi. Điều này phần lớn do sự căng thẳng, hoặc do âm đạo sau khi sinh còn khô, dẫn đến khó khăn trong chuyện chăn gối… Nếu mẹ cảm thấy chưa sẵn sàng thì nên chia sẻ với chồng và chờ đợi để cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Ngoài ra, còn rất nhiều những quan niệm kiêng cữ sau sinh chưa có cơ sở khoa học như nằm than, ăn cơm cá kho mặn, không chạm vào cây roi, lá dâu vì sẽ mất sữa… mà các mẹ có thể đã từng được nghe tuy nhiên, chị em nên chọn lọc những quan điểm kiêng cữ đúng đắn, để hạn chế những hậu quả không hay xảy ra.
Theo Khampha
Sai lầm tai hại về chuyện ở cữ sau sinh
Nằm than, uống nước tiểu của trẻ, kiêng tắm gội... là những quan niệm về ở cữ cần bỏ ngay!
Người xưa thường có quan niệm bà đẻ "như con cua lột xác", rất yếu ớt nên cần giữ gìn, chăm sóc đặc biệt sau sinh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ phải kiêng khem thái quá, dẫn đến những rủi ro khó lường do phản tác dụng.
Dưới đây là những quan niệm kiêng cữ sau sinh đã trở nên cổ hủ, mẹ cần loại bỏ ngay sau sinh:
Nằm than
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khí CO2 từ than đốt dễ khiến trẻ sơ sinh bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ. Vì vậy, nếu mẹ có ý định nằm than sau sinh thì hãy loại bỏ ngay.
Uống nước tiểu trẻ
Mẹ phải uống nước tiểu của con để gọi sữa về... là một trong những kinh nghiệm dân gian truyền miệng rất sai lầm. Nước tiểu là sản phẩm dư thừa được cơ thể đào thải ra ngoài. Tuyệt đối không nên uống nước tiểu.
Sự tiết sữa ở các bà mẹ là do sự tiết sữa của các tuyến vú, do tác động của nội tiết tố prolactin từ tuyến yên của người mẹ phóng thích ra. Khi miệng bé mút vào đầu núm ti mẹ, sẽ tạo nên một luồng phản xạ kích thích tiết prolactin từ tuyến yên, giúp cho sự bài tiết của tuyến ngực ra sữa nhiều hơn chứ không phụ thuộc vào việc uống nước tiểu.
Nằm than, uống nước tiểu của trẻ, kiêng tắm gội... là những quan niệm về ở cữ cần bỏ ngay. (ảnh minh họa)
Không tiếp chuyện người khác
Sự quan tâm, sự hỗ trợ, trò chuyện thân tình và nụ cười của mọi người chắc chắn giúp các bà mẹ bớt đi nỗi lo sợ cô đơn, bớt đi và tránh được sự thay đổi tâm lý sau sanh. Vì vậy, các bà mẹ cần có sự giao tiếp tốt với người thân, với bạn bè trong thời gian ở cữ.
Ăn khô và thức ăn mặn
Quan điểm ở cữ ngoài việc khiêng kem nhiều mặt, vấn đề ăn uống cũng kiêng quá mức, chỉ cho các bà mẹ, ăn cơm muối tiêu, thịt nạc kho thật mặn và nhiều tiêu, ngoài ra không được dùng bất kỳ thứ gì. Quan niệm này này hết sức sai lầm, ăn uống thiếu chất không đủ các thành phần dinh dưỡng, cơ thể mẹ chậm hồi phục, sự tiết sữa cho bé bú giảm, gây ít sữa. Đồng thời gây ra chứng táo bón, dẫn đến đi tiêu khó, có thể gây chứng bệnh nứt hậu môn, trĩ... Ở những bà mẹ có huyết áp cao, khi ăn mặn có thể rất nguy hiểm, làm tăng huyết áp và tiền sản giật - sản giật sau sinh có thể xảy ra.
Kiêng gió
Không ít người cho rằng gió là nguyên nhân gây sốt cho phụ nữ sau sinh. Vì thế các mẹ luôn được nằm trong phòng kín mít, quấn đầu che chân kĩ càng. Thực ra việc sốt sau sinh của các sản phụ đa số là do viêm nhiễm hệ sinh dục, vệ sinh không kĩ. Hơn nữa nếu vệ sinh phòng ốc không tốt, không khí ô nhiễm thì việc nằm trong phòng kín gió dễ khiến mẹ và bé bị viêm đường hô hấp.
Kiêng tắm gội
Sau sinh sự trao đổi chất tăng mạnh lại thêm bầu ngực chảy sữa và sản dịch chảy ra từ âm hộ nên nếu không tắm trong thời gian dài dễ gây viêm nhiễm hậu sản. Vì vậy các bà mẹ nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo. Mấy ngày đầu sau sinh có thể lấy nước ấm rửa mặt lau người, 3-5 ngày sau là có thể tắm rửa gội đầu. Chỉ chú ý tuyệt đối không tắm bồn, khi tắm nên tắm nhanh, tắm nước ấm, tránh gió lùa là được.
Sau sinh sự trao đổi chất tăng mạnh lại thêm bầu ngực chảy sữa và sản dịch chảy ra từ âm hộ nên nếu không tắm trong thời gian dài dễ gây viêm nhiễm hậu sản. (ảnh minh họa)
Không đánh răng
Sản phụ sau sinh phải ăn uống nhiều nên khả năng thức ăn lưu lại trong kẽ răng và khoang miệng là rất cao. Hơn nữa viêm nhiễm khoang miệng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm khuẩn hậu sản. Do đó hoàn toàn nên đánh răng sau khi ăn. Chỉ cần dùng nước ấm, bàn chải không quá cứng để không tổn thương răng là được.
Không rời khỏi giường
Sau khi sinh nên sớm xuống giường hoạt động, như vậy không chỉ tốt cho sự tuần hoàn máu dưới chân, sản dịch mau chóng được thải ra mà còn giúp các cơ mau chóng lấy lại độ đàn hồi. Việc vận động còn giúp phòng chống sa dạ con, sa trực tràng hay bàng quang.
Không cho con bú sữa non
Sữa tiết ra đầu tiên ở bầu vú là sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho trẻ, vì thế cho trẻ bú lần đầu càng sớm càng tốt để trẻ hấp thu được phần sữa non quý giá, đồng thời giúp kích thích tuyến vú sớm tiết sữa.
Theo Khampha
Vợ ở cữ thì đã bị chồng phản bội Anh bảo chỉ coi cô đó như em gái. Nhưng em gái mà lại đi chơi và nhắn tin với nhau tình cảm, mùi mẫn. Chúng em yêu nhau 6 năm và mới lấy nhau được gần 2 năm. Anh ấy đã yêu em suốt từ ngày em học lớp 11. Em học xong, gia đình em đã chuyển vào Vũng Tàu sống....