Kiến trúc nhà ống Hà Nội lên báo Tây
“Cao, gầy, rực rỡ màu sắc” tờ Guardian của Anh tả về kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Hà Nội, xuất hiện khắp nơi tại thành phố này.
Nếu ai đã lỡ trót yêu Hà Nội xưa, yêu nền văn hiến ngàn năm, miền đất kinh kỳ, mùi hoa sữa và mùi cốm mới. Thì hình ảnh Hà Nội với những căn nhà ống sin sít cũng sẽ tạo ấn tượng thật khó để quên. Nhiếp ảnh gia Manan Vatsyayana chia sẻ góc nhìn của mình về nhà phố thủ đô.
Nhà ống chiếm lĩnh hầu hết không gian trên khắp các tuyến phố mặt tiền ở Hà Nội.
Dù vào thời kì Pháp thuộc, Việt Nam có nhà sân vườn, biệt thự lớn được xây dựng, nhưng hiện tại ở Hà Nội những căn nhà như vậy chiếm số lượng rất ít.
Thay vào đó là những con phố rợp bóng cây xanh với những ngôi nhà hẹp, chỉ rộng tầm 4 mét, nhưng lại có chiều sâu gấp 3 lần.
Bình thường thì một căn nhà ống thích hợp làm nơi ở của gia đình khoảng 4 người. Nhưng đôi khi, vẫn có những nhà đến 2, 3 thế hệ cùng sinh sống.
Những ngôi nhà ống đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng vào thế kỉ 19, khi mà ngày càng nhiều người đến thủ đô lập nghiệp.
Do mật độ dân số ngày càng tăng, thiết kế này sẽ giúp tiết kiệm và tận dụng tối đa diện tích đất.
Video đang HOT
Cho đến ngày nay, nhà ống vẫn là thiết kế được ưa chuộng.
Hình ảnh người dân sinh hoạt trong những căn nhà ống san sát nhau đã trở thành một đặc trưng quen thuộc.
Chúng tạo ra một hình ảnh rất riêng của thủ đô, đó là những nét truyền thống, gần gũi đan lẫn với sự hiện đại của quá trình đô thị hoá.
Và không chỉ Hà Nội, nhà ống đang ngày một phổ biến hơn ở những nơi khác, hình thành nên nét đặc trưng của những thành phố tại Việt Nam.
Ngôi làng 500 tuổi kiến trúc độc và lạ ở Hà Nội
Nói đến làng cổ ở Hà Nội, không thể bỏ qua làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) 500 năm tuổi, với những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp vô cùng độc đáo, khác lạ.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km có một ngôi làng với tuổi đời hàng thế kỷ bình yên bên dòng sông Nhuệ.
Cảm giác đầu tiên của không ít người là sự bình yên rất lạ kỳ bởi con đường trung tâm của ngôi làng bé nhỏ vắng bóng người qua lại.
Khung cảnh, không gian tĩnh mịch tạo nên nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ bắt đầu hiện hữu ngay cổng làng với kiến trúc quyển thư tựa như một cuốn sách, mái vòm cong vút với đôi kỳ lân đắp nổi điểm các họa tiết vẫn giữ được nét đẹp cổ kính.
Cổng làng Cựu đã khiến nhiều chuyên gia đáng kính phải thốt lên rằng đó là cổng làng đẹp nhất Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cổng làng Cựu cổ mà không hẳn cổ, hiện đại mà không hẳn hiện đại. Nó giống như một cổng trường thành không phải để ngăn mà để hút người ta vào bên trong.
Sở dĩ làng Cựu có cổng và những ngôi nhà biệt thự kia vì những năm 1920, người dân đói khổ bỏ làng lên Hà Nội làm thuê rồi phát đạt với nghề may áo com-lê và váy đầm cho Tây. Có tiền, họ mới mời thợ về xây cổng làng và những ngôi biệt thự tinh tế như vậy.
Du khách đến với làng Cựu đều không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp kiến trúc nhà đẹp và vô cùng độc đáo.
Ở làng Cựu, những ngôi nhà hiện đại gần như không có, những ngôi nhà cấp bốn kiểu mẫu thời bao cấp cũng khó tìm thấy.
Tất cả những ngôi nhà ở đây cứ nửa ta nửa tây, nửa tráng lệ nửa bình dân, nửa hào hoa phố xá nửa bình dân thôn quê.
Những cánh cổng nhà xưa cũ quay ra mặt đường đều không quá cao, cũng không quá thấp.
Hoa văn, họa tiết trên đó cũng không quá tây mà cũng không hẳn là của người Việt. Hỏi ra mới biết, đó là thứ pha trộn hài hòa giữa kiến trúc Gô-tích Pháp và Việt cổ.
Có những căn biệt thự lối ngõ thênh thang lát đá tảng xanh, hai tòa nhà ở hai bên nối với nhau bằng cầu bê tông uốn lượn, cổng được trang trí sơn thủy hữu tình, mang dáng dấp của một doanh nhân thời trước.
Đi từ đầu đến cuối làng, mỗi con ngõ nhỏ sâu hun hút là mỗi bí mật của kiến trúc. Đường trong ngõ cứ gọi là đá hộp xanh bóng nhẵn, phẳng lì.
Lãnh đạo thôn Cựu cho hay, làng Cựu cổ kính đã có cách đây trên 500 năm. Làng vốn thờ một vị tướng nhà Trần. Vị tướng này không phải quan văn, cũng không phải quan võ mà là tướng dạy hổ. Sinh nghề, tử nghiệp nên vị tướng ấy cuối cùng bị chính con hổ mà mình đang dạy cắn chết. Chỗ hổ tha xác về là mộ vị tướng xấu số ấy.
Theo thống kê của thôn Cựu, cả làng Cựu bây giờ còn khoảng 50 ngôi biệt thự cổ. Số còn lại hoặc đã chỉnh trang thành nhà ở hiện đại hoặc bỏ không như nhà hoang.
Những năm 2000, có đến gần chục ngôi biệt thự cổ còn đẹp và chắc chắn đã bị đập đi xây nhà hiện đại. Và hiện nay trong làng cũng có gần chục ngôi nhà khác bị bỏ hoang mặc cho nắng mưa bào mòn, hủy hoại. Họ không dám sống vì sợ sập.
Chủ nhân của những công trình này đa số là chủ cửa hàng may mặc nổi tiếng sinh sống ở trung tâm Hà Nội với các cái tên đều có gắn chữ "Phú" và "Phúc" tập trung ở phố Hàng Trống, Hàng Ngang, Hàng Đào, như nhà may: Phú Cường, Phú Hải, Phú Lưỡng và Phúc Tú, Phúc Hưng, Phúc Thành...
Hiện nay, những ngôi nhà này đang được các gia đình và UBND xã cùng UBND huyện, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, trường Đại học Kiến trúc... lập phương án trùng tu để bảo tồn các giá trị lịch sử ở làng Cựu
Kỳ lạ kiến trúc cây mọc xuyên nhà tại khu tập thể cũ ở Hà Nội Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đường kính thân cây rộng hơn vòng tay một người ôm với tán lá xum xuê nhưng lại thi nhau mọc bên trong nhà người dân. Khu tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) là một trong những khu tập thể cũ kỹ, lâu đời nhất thủ đô tính đến thời điểm hiện tại....