Kiến trúc độc đáo của tháp Ponagar
Ponagar – công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Chăm được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13.
Tháp Ponagar còn gọi là Tháp Bà nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông của thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Thời điểm tháp được xây dựng cũng là thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) hưng thịnh nhất tại vương quốc Chămpa cổ.
Tương truyền, nữ thần Thiên Y A Na Thánh Mẫu là vị tiên giáng trần, đã có công dạy nhân dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải… Công đức của Thánh Mẫu luôn được người dân Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ghi ơn.
Tổng thể Tháp Ponagar. Ảnh: A lamy
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tổng thể kiến trúc của tháp Bà có 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất là ngôi tháp cổng nay không còn nữa. Tầng giữa là nhà khách, nhà tĩnh tâm dành cho khách nghỉ ngơi, sửa soạn trang phục, chuẩn bị lễ vật và các nghi thức trước khi hành lễ. Hiện còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác.
Tầng trên cùng là nơi 4 ngọn tháp tọa lạc, những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, hoàn toàn xây bằng gạch, không có chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu.
Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử…
Phiến đá khắc hình nữ thần Durga đang múa cùng hai nhạc công trên cổng tháp chính. Ảnh: Alamy
Tháp chính cao khoảng 23 m, thờ nữ thần Po Nagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở bốn góc có 4 tháp nhỏ. Trước đây tượng nữ thần được tạc bằng vàng và gỗ trầm hương.
Hiện tại tượng nữ thần được tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề ở phía trong tháp. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê…
Video đang HOT
Ba tháp còn lại thờ thần Siva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ, thần Sanhaka, thần Ganeca, con trai thần Siva. Ngoài ra, trong quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm, ghi lại những lời ca ngợi Thánh Mẫu, liệt kê những cống phẩm để xây dựng tháp cùng với việc dâng cúng ruộng đất…
Tượng Yang Po ANagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Ảnh: Alamy
Tháp Ponagar là một quần thể kiến trúc độc đáo và đặc sắc của người Chăm, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979. Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 21 – 23/3 âm lịch hàng năm, là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội cấp quốc gia.
Bắc Kạn: Nhiều lợi thế để phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia
Với lợi thế sở hữu Khu di tích danh thắng cấp quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, có 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Then Tày và 16 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Nùng, Dao...
Bắc Kạn có rất nhiều lợi thế để phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia. Những tiềm năng đặc trưng này là lợi thế để Bắc Kạn hình thành nhiều sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao, ẩm thực.
Đường từ Hà Nội đi Bắc Kạn khá đẹp và thuận lợi.
Tiềm năng nghỉ dưỡng
Cách Hà Nội khoảng 230km, Bắc Kạn những năm gần đây thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng cho biết, năm 2019, du lịch Bắc Kạn thu hút hơn 500.000 lượt khách. Năm nay, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng khách mới đạt được 25%. Tuy nhiên, du lịch Bắc Kạn cũng có tín hiệu vui khi các tháng 9 và 10, những đoàn khách lẻ trong nước đã đến đông hơn.
Hiện nay, sản phẩm du lịch chính được khai thác tại tỉnh Bắc Kạn chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, mà trọng tâm là hồ Ba Bể với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Phần lớn gói tour của các đơn vị lữ hành đều hướng du khách thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú.
Những vách đá đẹp tại hồ tạo nên cảnh sắc kỳ vĩ.
Từ bến Buốc Lốm, xuôi thuyền theo dòng sông Năng, rồi xuyên qua động Puông, du khách sẽ được ngắm khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với núi non kì vĩ và tươi đẹp. Hồ Ba Bể có diện tích khoảng 500ha, trải dài hơn 8km, chỗ rộng nhất khoảng 2km.
Theo người dân địa phương, để khám phá trọn vẹn kỳ quan ở hồ, du khách phải mất 5 ngày trải nghiệm. Bởi thế, đối với những tour khám phá ngắn ngày, du khách sẽ được dừng chân thăm một số điểm như: Đền An Mã, đảo Bà Góa, Ao Tiên...
Nắm bắt xu hướng nghỉ dưỡng của du khách, ven hồ Ba Bể, nhiều cơ sở lưu trú theo hình thức homestay được hình thành. Nhiều chủ homestay còn tổ chức trọn gói các dịch vụ: Đưa đón bằng thuyền, tổ chức nấu nướng, đốt lửa trại... Nếu là người ưa vận động, du khách có thể thong dong tản bộ, đạp xe thăm thú thiên nhiên, ngắm những đồng lúa nếp cao đến ngang ngực được trồng xen kẽ trong khu nhà dân ven hồ.
Điểm "check-in" thu hút nhiều du khách tại khu vực đền An Mã.
Người thích mạo hiểm hơn có thể chọn trải nghiệm trekking (loại hình du lịch dã ngoại, leo núi). Tour trekking tại Vườn quốc gia Ba Bể thường kéo dài 1 ngày, có người bản địa đưa đi với độ dài quãng đường từ 15 đến 18km. Du khách sẽ được khám phá cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông... tại những bản làng xa trên núi.
Giám đốc Công ty du lịch MrLinh's Adventures Nguyễn Tuấn Linh (một trong những đơn vị tiên phong phát triển du lịch Ba Bể) cho biết, để khám phá những điều thú vị tại Ba Bể, du khách cần dành nhiều ngày, thong thả trải nghiệm thì mới cảm nhận được sự đặc biệt, phong phú ở đây. Hiện nay, khi công ty quay sang khai thác khách nội địa, nhiều sản phẩm du lịch trước kia chủ yếu dành cho khách "Tây" như trekking, leo núi đã được quảng bá, giới thiệu rộng hơn để khách nội địa trải nghiệm.
Phát triển du lịch cần gắn với bảo tồn
Rất nhiều homestay được làm kiểu nhà sàn nhưng bên trong khá tiện nghi tại hồ Ba Bể giúp du khách có nhiều trải nghiệm thú vị.
Vài năm trở lại đây, phát triển du lịch tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể được đẩy mạnh hơn, khiến nơi đây có nhiều đổi khác. Bên cạnh những tín hiệu tích cực như đường sá được mở rộng và đẹp hơn, nhiều cơ sở lưu trú tiện nghi có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách thì Ba Bể cũng xuất hiện những mối lo mới khi môi trường, cảnh quan không còn giữ được vẻ sạch đẹp, mộc mạc như trước. Hình ảnh những chiếc thuyền độc mộc đã được thay thế bằng thuyền máy. Xen kẽ những ngôi nhà sàn bằng gỗ là nhà cao tầng đổ bê tông kiên cố trong khu vực của Vườn quốc gia Ba Bể...
Trước vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, với những tiềm năng đặc trưng, du lịch Ba Bể có thể phát triển thành khu du lịch quốc gia. Để làm được điều này, địa phương cần có quy hoạch tổng thể, gắn phát triển du lịch với bảo tồn di sản, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường, xây dựng văn hóa ứng xử văn minh với du khách.
Nói về chiến lược phát triển du lịch Ba Bể trong tương lai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn Hà Văn Trường cho biết, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có kế hoạch xây dựng, phát triển du lịch Ba Bể thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Thời gian tới đây, địa phương sẽ tập trung nhiều hơn nữa vào việc phát huy đặc sản địa phương trong phát triển du lịch như ẩm thực dân tộc, trình diễn hát Then...
Du khách ưa vận động, có thể đạp xe, trekking, leo núi khám phá Vườn quốc gia Ba Bể.
So với các tỉnh Đông Bắc, du lịch Bắc Kạn xuất phát chậm hơn nhưng theo nhận định của ông Vũ Thế Bình, Bắc Kạn có thể sẽ tạo "cú hích" cho du lịch vùng Đông Bắc nếu như khai thác tài nguyên thiên nhiên, di sản đúng cách và đúng hướng. Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã thành lập Hiệp hội Du lịch - đây được xem là bước đi cần thiết trong việc phát triển du lịch Bắc Kạn chuyên nghiệp, bài bản hơn.
Tới đây, Bắc Kạn sẽ đẩy mạnh sản phẩm du lịch thể thao để thu hút du khách, trước mắt là giải chạy núi "Ba Be jungle marathon", dự kiến tổ chức vào tháng 4-2021. Đây là sự kiện thể thao lớn đầu tiên được tổ chức tại Ba Bể với mục đích quảng bá, thu hút du lịch, từ đó sẽ là cơ sở để Bắc Kạn xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng hơn.
Nghề muối Ba khía ở Cà Mau: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề muối ba khía phản ánh một phần công cuộc chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống của nhiều thế hệ nối tiếp nhau ở vùng đất Nam Bộ. Ba khía sống dưới tán rừng ngập mặn. (Nguồn: camau.gov.vn) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau vừa tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể...