Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Tháp cổ được xây dựng khoảng thế kỷ VIII, là công trình còn nguyên vẹn tiêu biểu cho nền văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.
Nằm trên gò đất cao giữa đồng lúa tại xã Bình Thạnh (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh), tháp cổ Bình Thạnh có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII – IX. Công trình là một trong những kiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo.
Tháp Bình Thạnh được phát hiện năm 1886. Tháp có nền hình vuông, cao 10 m, mỗi cạnh 5 m, được xây dựng đúng bốn hướng.
Cửa chính được xây nhô hẳn ra ngoài, rộng 1 m, cao 2 m. Trên cửa chính là một phiến đá lớn, hình chữ nhật, chạm nổi hình hoa cúc cách điệu. Ba mặt Tây – Nam – Bắc đều có cửa giả được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo.
Tháp cổ Bình Thạnh được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền tháp Chăm ở miền trung Việt Nam. Các viên gạch liên kết với nhau mà không cần một chất kết dính nào.
Video đang HOT
Những hoa văn, phù điêu trang trí hình hoa lá, thần linh… mà cư dân địa phương thờ cúng cách đây cả nghìn năm được thiết kế tinh xảo quanh tháp.
Không gian bên trong tháp nhỏ, thờ biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni.
Kiến trúc phía trên tầng mái nhìn từ bên trong tháp với những viên gạch được xây theo hình vuông, chụm lại ở đỉnh tháp.
Hiện tháp Bình Thạnh (cùng với tháp Chóp Mạt ở Tây Ninh) là hai đền tháp còn nguyên vẹn của nền văn hóa Óc Eo. Tháp được trùng tu lớn vào năm 1998, dù vậy công trình này vẫn còn nhiều chỗ bị hư hỏng, gạch bong tróc, bị ăn mòn.
Tổng thể kiến trúc khu vực này gồm ba tháp chính. Tuy nhiên hai tháp còn lại chỉ còn dấu tích. Ngôi tháp giữa với phần nền còn sót lại ngổn ngang. Tháp còn lại chỉ còn xác định được một cái nền vuông.
Cạnh tháp là đình Bình Thạnh, được xây dựng năm 1995. Hệ thống đền tháp ở Tây Ninh chứng minh nơi đây là địa bàn phát triển và nối tiếp từ văn hóa Đồng Nai đến văn minh Óc Eo cho tới khi người Việt đặt chân đến vào thế kỷ 17.
Theo ivivu.com
Những cung đường trekking thử thách dân phượt Việt Nam
Tà Năng - Phan Dũng, Nam Kang Ho Tao và Fansipan là những cung đường trekking đẹp nhưng nguy hiểm, chỉ dành cho những du khách có kỹ năng và sức khỏe khám phá.
Lùng Cúng: Cao 2.913 m với mây trắng bao phủ quanh năm, đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Muốn tới đây, du khách có thể leo từ 3 hướng khác nhau (từ bản Thào Chua Chải, bản Lùng Cúng hoặc bản Tu San). Trước khi chạm chân tới nơi giao hòa giữa đất trời, tận hưởng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, bạn sẽ phải mất khoảng 2 ngày băng qua quãng đường gian nan đầy hiểm trở với rừng nguyên sinh, lên và xuống các núi đá.Tà Năng - Phan Dũng: Với độ dài hơn 50 km, Tà Năng - Phan Dũng trải qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận và được mệnh danh là cung đường rừng trekking đẹp nhất Việt Nam.Tuy nhiên, đây lại là điểm du lịch rất khó chinh phục và đặc biệt nguy hiểm trong mùa mưa bởi tính chất địa hình đồi núi. Ảnh: Nguyễn Trường Giang.
Năm 2017, một nữ phượt thủ tử nạn do bị nước suối cuốn trôi khi đang chinh phục Tà Năng - Phan Dũng. Mới đây, một thanh niên mất tích khi đang cùng nhóm 7 người trekking trên cung đường này. Sau đó, cả nhóm đã tổ chức tìm kiếm bạn đồng hành nhưng vẫn chưa có kết quả.
Fansipan: Không chỉ cao nhất Việt Nam, Fansipancòn là đỉnh núi cao nhất Đông Dương và là mục tiêu chinh phục của cộng đồng phượt thủ. Với độ cao hơn 3.100 m, du khách có thể chinh phục ngọn núi này bằng nhiều con đường khác nhau. Nếu khám phá theo kiểu "truyền thống", tức là không dùng cáp treo, các du khách phải mất 2-4 ngày để di chuyển.Lối xuất phát từ Dốc Mít, Bình Lư lên đến đỉnh đặc biệt khó khăn. Đây là hành trình rất nguy hiểm và chỉ dân leo núi chuyên nghiệp mới đầy đủ trang thiết bị để trải nghiệm. Năm 2016, Aiden Shaw Webb, một du khách người Anh, đã gặp nạn tại nơi hiểm trở nhất khi đang cố gắng chinh phục đỉnh Fansipan. Khu vực đó chủ yếu là vách đá cheo leo. Đường vô cùng nhỏ hẹp và các mỏm đá dốc thẳng đứng và trơn trượt. Bên cạnh đó, nơi đây còn có khá nhiều rắn rết.
Núi Bà Đen: Là một trong những ngọn núi cao nhất miền Nam, núi Bà Đen (Tây Ninh) luôn là đích đến yêu thích của phượt thủ hay những người đam mê leo núi. Từ chân núi lên Điện Bà - vị trí giữa núi với hệ thống điện thờ, chùa có 3 phương án di chuyển là cáp treo, máng trượt và đi bộ.Mỗi phương án mất khoảng 20-60 phút di chuyển.
Tuy nhiên, từ Điện Bàn lên đỉnh núi chỉ có một phương án là men theo đường mòn sau lưng Điện Bà. Du khách phải len qua những tảng đá và hang động để lên đến đỉnh. Đoạn đường này có địa hình vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Đôi lúc, du khách sẽ gặp phải tình trạng đá lở hoặc rắn độc trên núi.Nam Kang Ho Tao: Là một trong những hiểm địa bậc nhất tại vùng núi cao Tây Bắc, Nam Kang Ho Tao Bắc có cung đường leo khá dài. Tại đây, du khách phải vượt qua những chặng leo đá nguy hiểm.
Đôi chỗ, vách đá cao vun vút, trơn và không có gờ bám trong khi bên dưới là suối và đá tảng.
Theo 24h.com.vn
"Săn" mây trên đỉnh Bà Đen Cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen (huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) trở thành một địa điểm lý tưởng bậc nhất khu vực Đông Nam bộ để các bạn trẻ chinh phục độ cao. Phong trào "săn" mây và đón bình mình trên đỉnh Bà Đen rất được các phượt thủ hưởng ứng vào các dịp cuối tuần. Dịp...