Kiên quyết loại những dự án luật sơ sài
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội kiên quyết không đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh những dự án chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa có đầy đủ hồ sơ.
Các vị ĐBQH phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng luật, pháp lệnh tại hội trường (Ảnh minh họa)
Về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội; để đảm bảo chất lượng và khắc phục những tồn tại, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa đề nghị Quốc hội kiên quyết không đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh những dự án chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa có đầy đủ hồ sơ; không đưa ra xem xét những dự án luật, pháp lệnh mặc dù đã có trong chương trình nhưng không bảo đảm tiến độ về thời gian trình dự án, cũng như không bảo đảm chất lượng của dự án.
Đồng thời, UBTVQH kiến nghị các vị ĐBQH đưa kết quả xây dựng pháp luật là một trong những căn cứ cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã được giao chuẩn bị, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh.
Video đang HOT
UBTVQH yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm cần có kế hoạch, bố trí thời gian, cũng như các điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, sớm khắc phục tình trạng điều chỉnh chương trình quá nhiều như hiện nay.
* UBTVQH tán thành với đề nghị của Chính phủ bổ sung Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam này vào chương trình chính thức năm 2013 để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 111-TB/TW ngày 08/11/2012 “Giao Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2013 để sửa đổi, bổ sung Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi) theo hướng quy định chặt chẽ, cụ thể việc phong, thăng quân hàm cấp tướng ngay trong Luật theo đúng quy định của Hiến pháp”.
Tuy nhiên, đây là hai dự án có nội dung quan trọng và liên quan đến các quy định của Hiến pháp nên UBTVQH đề nghị Quốc hội cho bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và thông qua tại kỳ họp thứ 7 để xem xét, thông qua sau khi thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. * Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thông qua 9 luật, 2 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật và cho ý kiến 6 dự án luật khác. UBTVQH đã thông qua 1 pháp lệnh và cho ý kiến về 1 dự án pháp lệnh khác.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 đã được điều chỉnh, tại kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2013), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 luật và cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Đến nay, các dự án luật này đã được chuẩn bị, tiếp thu, chỉnh lý bảo đảm điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Theo ANTD
Sẽ xây dựng luật Quản lý vàng
Trong thời gian tới, trên cơ sở tổng kết việc thi hành Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nếu thấy cần thiết, Quốc hội (QH) sẽ xem xét việc đưa dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) cho biết thông tin trên trước ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị ban hành luật Quản lý vàng để luật hóa hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian tới.
Trước khi QH biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (VPQH) Nguyễn Hạnh Phúc đã thay mặt Ủy ban TVQH báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến ĐB về Nghị quyết này.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh Ngọc Thắng
Về lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Phúc cho biết có ý kiến đề nghị không nên quy định trong Nghị quyết này các nhiệm vụ "kiên quyết chống vàng hóa, đô la hóa và ngoại tệ hóa" mà chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vì thực tế các chính sách tài chính, tiền tệ hiện hành của nước ta đã và đang được triển khai theo hướng chống vàng hóa, đô la hóa và ngoại tệ hóa nền kinh tế.
Ủy ban TVQH tiếp thu và chỉnh lý trong nội dung Nghị quyết. Theo đó, Nghị quyết quy định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước "tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường vàng. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng bảo đảm lợi ích của người dân không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế".
Qua góp ý, có ĐB cho rằng hiện nay Nhà nước ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để quản lý vàng và cần thiết phải ban hành luật về quản lý vàng.
Về vấn đề này, Ủy ban TVQH lý giải: Đầu tháng 4 vừa qua Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bước đầu tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng. Dự thảo Nghị quyết cũng đã đề ra các giải pháp liên quan đến việc tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động quản lý thị trường vàng. Trong thời gian tới, trên cơ sở tổng kết việc thi hành Nghị định nêu trên, nếu thấy cần thiết, QH sẽ xem xét việc đưa dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ngoài các nội dung nêu trên, trong Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn vừa được QH biểu quyết thông qua với đa số phiếu thuận, QH yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tập trung điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2013, tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh.
Theo TNO
Mua dâm phạt 10 triệu, bán dâm phạt... 1 triệu Trường hợp mua dâm có tính chất đồi trụy hoặc lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm, có thể bị phạt tới 10 triệu đông. Trong khi đó, đối tượng bán dâm chỉ bị phạt tối đa 1 triệu đồng. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm...