Kiên quyết hủy hôn bạn trai tài giỏi vì câu nói: “Em ở nhà anh nuôi”, 3 năm sau cuộc gọi nấc nghẹn lúc nửa đêm đã hé lộ một câu chuyện rất khác
Tùng ở đầu dây bên kia nghe được giọng nói bình tĩnh của người cũ, trong lòng anh dâng đầy những cảm xúc không thể gọi được tên.
Ngày ấy, Tùng và Minh là cặp đôi khiến bao người ngưỡng mộ. Trai xinh gái đẹp, lại giỏi giang cả đôi, đặc biệt là tình yêu thắm thiết họ dành cho nhau. Hai người đi bên nhau, tương xứng không còn chỗ nào để bắt bẻ, chê bai.
Ấy thế mà cuối cùng họ lại chia tay. Sự chia ly khi tình yêu đã gần chạm đến cái kết ngọt ngào khiến bao người ngạc nhiên. Nghe nói không hề có người thứ 3 xen vào, vậy cặp đôi đẹp tuyệt vời ấy có thể rời xa nhau vì lí do gì?
Thì ra, khi kế hoạch cho đám cưới đã được lên xong xuôi, Tùng đột nhiên nói với Minh: “Em ở nhà đi, anh nuôi”. Anh bảo, hai người vất vả từng ấy năm thế là đủ rồi. Giờ đây anh thừa khả năng nuôi cô và lo cho gia đình sung túc. Anh muốn cô nghỉ việc ở nhà, mỗi khi anh mệt mỏi trở về sẽ được nhìn thấy cô ngay. Nếu hai người đều bận bù đầu, thời gian đâu dành cho nhau nữa?
Tùng sẽ thuê người giúp việc, Minh chẳng cần hối hả với bếp núc như các cô vợ nội trợ khác. Cô thảnh thơi cafe, làm đẹp, đọc sách, xem phim… và nếu nhớ nghề thì nhận vài dự án làm dông dài giết thời gian. Mọi sự có anh gánh vác, điều anh muốn duy nhất là Minh phải dành toàn bộ thời gian cho chồng.
Có người đàn ông nguyện bảo bọc để bạn làm công chúa nhỏ của riêng anh, hẳn là mơ ước của không ít các cô gái. Nhưng Minh lại kiên quyết từ chối. Tùng lần này cũng chẳng hề nhượng bộ. Anh chán ngấy cảnh về nhà mà Minh vẫn bận bịu không thấy mặt mũi đâu rồi. Hiện tại thứ anh cần là 1 người vợ hiền thục!
Khoảng 1 năm sau thì Tùng cưới vợ. Anh đã có cô vợ theo đúng mong ước của mình. Sáng ra thắt cà vạt, hôn tạm biệt anh đi làm, chiều về lại mở cửa đón anh bằng nụ cười rạng rỡ, rồi cất cặp, cất áo và giúp anh xả sẵn nước ấm đầy bồn. Bất cứ khi nào Tùng cần, vợ anh lập tức có mặt. Chẳng khi nào cô ấy bận việc riêng như Minh, luôn coi Tùng là cả vũ trụ của mình.
Tùng cưới vợ không lâu thì Minh có bạn trai. Anh chàng thua kém Tùng một chút nhưng rất tôn trọng suy nghĩ, ý kiến của Minh. Hai người ngoài công việc thì đều cố gắng dành thời gian cho đối phương. Không cần kề cận đêm ngày mà trong lòng luôn suy nghĩ vì nhau.
Vào một đêm 3 năm sau ngày chia tay, Minh vừa tắt đèn định đi ngủ thì điện thoại bỗng đổ chuông. Cô lặng người một chút khi nhìn đến số điện thoại quen thuộc ấy. Tay Minh nhẹ nhàng nhấn nút, chậm rãi nói: “Em đây”.
Tùng ở đầu dây bên kia nghe được giọng nói bình tĩnh của người cũ, trong lòng anh dâng đầy những cảm xúc không thể gọi được tên. “Anh… mất tất cả rồi em à. Anh không còn gì nữa…”, Tùng nghẹn ngào thốt lên.
Hóa ra sau khi cưới vợ, Tùng rời công ty tự lập nghiệp. Ban đầu việc kinh doanh khá thuận lợi nhưng mấy tháng gần đây thì gặp khó khăn. Đến nay Tùng không thể cầm cự được nữa, buộc phải tuyên bố phá sản.
Hai bàn tay trắng, trên vai còn gia đình phải gánh vác, Tùng rơi vào suy sụp. Vợ anh vốn quen ăn sung mặc sướng, khó bề chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, kham khổ. Cô ta cũng đâu có tài để giúp chồng, cùng anh vượt qua giông bão. Hai người thường xuyên cãi nhau, Tùng chán nản chẳng muốn về nhà.
Cúp điện thoại, Minh chỉ biết thở dài. Khi xưa, cô không từ bỏ sự nghiệp của bản thân theo lời Tùng vì công việc là cuộc sống và đam mê của cô. Ngoài ra còn bởi cô phòng tình huống như ngày hôm nay phát sinh.
Trên thế giới này, ai là người có thể nuôi được ai trọn đời? Và sống dựa vào tiền của người khác có chắc được hạnh phúc dài lâu, trọn vẹn? Hơn nữa, cuộc sống đâu chỉ toàn thuận lợi, nó vẫn luôn chứa đựng không ít rủi do, biến cố ập đến bất ngờ.
Để duy trì một mối quan hệ bền lâu, suy cho cùng đôi bên nên có sự bình đẳng, không ai sống “tầm gửi” vào người còn lại. Mỗi người cần sự nghiệp độc lập của mình, trước tiên là để tự lo cho bản thân nếu bất chợt đối phương không còn bên cạnh.
Thứ nữa là để giúp đỡ người bạn đời, chung vai gánh vác gia đình lúc khó khăn, hoạn nạn. Nếu ngày hôm nay người bên cạnh Tùng là Minh, ắt anh chẳng đến mức tuyệt vọng thế này.
Mớ lý thuyết “em ở nhà anh nuôi” hoặc “tìm được người đàn ông yêu mình thì phụ nữ cứ mãi là cô thiếu nữ vô tư không cần trưởng thành” chỉ có trong mộng tưởng của những kẻ ngây thơ mà thôi!
An Du
Thuật ướp xác của thiền sư Nhật Bản khắc nghiệt như thế nào?
Khác với Ai Cập, nhiều thiền sư Nhật Bản thời xưa tự ướp xác thông qua chế độ ăn uống kham khổ và thiền định trong ít nhất 1.000 ngày. Thế nhưng, không phải thiền sư nào cũng tự ướp xác thành công để có thi thể bất hoại, tồn tại suốt ngàn năm.
Trong khi người Ai Cập cổ đại có quy trình ướp xác phức tạp sử dụng nhiều thảo dược thì các thiền sư Nhật Bản thời xưa thực hiện tự ướp xác vô cùng gian khổ. Để tự ướp xác, các nhà sư thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt và thiền định trong khoảng 1.000 ngày trước khi chết.
Thuật ướp xác này được cho là bắt đầu vào thế kỷ 9. Khi ấy, nhà sư có tên Kkai (774-835) tự ướp xác mình trong một ngôi chùa trên núi Koya, thuộc tỉnh Wakayama.
Nhà sư Kkai sáng lập ra giáo phái bí truyền Shingon (hay còn gọi là Chân ngôn tông của Phật giáo Nhật Bản). Năm 835, nhà sư Kkai bắt đầu ngừng ăn uống và dành phần lớn thời gian để thiền định sâu suốt hai tháng cuối đời.
Sau khi viên tịch, nhà sư Kkai được chôn trong ngôi mộ trên núi Koya ở tỉnh Wakayama. Nhiều năm sau, khi mở mộ thì các đệ tử không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy thi hài nhà sư Kkai còn nguyên vẹn đến khó tin.
Ảnh minh họa: Internet.
Từ đó, nhiều nhà sư thực hiện thuật tự ướp xác theo nhà sư Kkai. Quá trình này kéo dài ít nhất 1.000 ngày. Trong thời gian tự ướp xác, các nhà sư sẽ tuân theo chế độ ăn uống gọi là mokujikigy (nghĩa là ăn cây). Thức ăn của họ chủ yếu là rễ cây, quả hạch, quả mọng, vỏ cây và lá thông.
Các nhà sư chỉ uống một chút nước muối. Hàng ngày, họ có thể uống loại trà được ủ bằng urushi - nhựa của cây sơn. Chất độc từ nhựa cây có thể giúp cơ thể người chết không bị côn trùng "ăn thịt".
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm. Nguồn: VTC1.
Nhà sư ngồi thiền định trong một hòm gỗ thông nhỏ chôn sâu khoảng 3m dưới đất. Hàng ngày, nhà sư sẽ rung chuông nhỏ một lần để thông báo với mọi người là mình vẫn còn sống.
Đến khi không còn nghe thấy tiếng chuông nữa có nghĩa nhà sư đã chết. Khi ấy, các nhà sư trên mặt đất sẽ niêm phong ngôi mộ trong 1.000 ngày.
Sau đó, người ta sẽ tiến hành mở mộ để kiểm tra thi hài nhà sư có nguyên vẹn hay không. Nếu xác ướp của nhà sư còn vẹn nguyên thì ông sẽ được tôn thành Phật và đưa vào một ngôi đền để thờ cúng.
Trong số các các xác ướp thiền sư, nổi tiếng nhất là xác ướp của nhà sư Shinnyokai Shonin tại đền Dainichibou trên núi Yudono, tỉnh Yamagata.
Tâm Anh (TH)
Được lộc 1 tỷ, vợ chồng tranh cãi nên mua nhà hay dành tiền đầu tư? Nhờ công việc buôn bán thuận lợi, tôi có trong tay 1 tỷ đồng. Tuy nhiên vì tranh cãi sử dụng số tiền này mà vợ chồng tôi lục đục, giận dỗi. Hai vợ chồng tôi đều là dân tỉnh lẻ, cùng học đại học rồi lập nghiệp ở Hà Nội. Chúng tôi lấy nhau được 3 năm và chưa có con. Tôi...