Kiên quyết đấu tranh nhưng vẫn đảm bảo quan hệ bình thường
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 5. Bên cạnh việc thảo luận về tình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến các tác động xung quanh tình hình xảy ra trên Biển Đông đã được Thủ tướng bàn thảo.
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam cương quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt trái phép; thể hiện rõ thiện chí của Việt Nam là mong muốn xử lý vấn đề này bằng hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam tiếp tục kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng con đường ngoại giao để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng sẽ làm hết sức mình để gìn giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trên các lĩnh vực khác, đảm bảo quan hệ bình thường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trước vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta đã thực hiện đấu tranh hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cụ thể, trong gần 1 tháng qua, Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp với lãnh đạo các cấp của Trung Quốc để công khai nói rõ với Trung Quốc về hành vi sai trái của họ; thể hiện ý chí của Việt Nam trong việc cương quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt trái phép. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã đấu tranh trên thực địa bằng việc duy trì lực lượng chấp pháp, tàu cá ở khu vực giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép; đồng thời thông tin, tuyên truyền cho nhân dân, dư luận trong nước và quốc tế về những hành động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam.
Qua đấu tranh đã thể hiện ý chí của Việt Nam trong việc cương quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt trái phép; thể hiện rõ thiện chí của Việt Nam là mong muốn xử lý vấn đề này bằng hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế; các giải pháp về đấu tranh với Trung Quốc được sự đồng thuận của nhân dân; các nước trên thế giới cũng lên tiếng rộng rãi, ủng hộ việc làm chính nghĩa của Việt Nam, phê phán, lên án các hành vi sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc và hiện chưa có lãnh đạo của quốc gia nào tuyên bố việc làm của Trung Quốc là đúng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, chủ trương của Việt Nam là tiếp tục kiên quyết đấu tranh trên thực địa, khẳng định chủ quyền ở vùng biển của Việt Nam theo luật pháp quốc tế bằng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, bằng tàu cá để cản phá, đẩy đuổi các tàu của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt phi pháp khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đồng thời Việt Nam cũng tiếp tục kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng con đường ngoại giao để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng các biện pháp hòa bình, còn biện pháp đấu tranh bằng pháp lý về vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 sẽ được lãnh đạo cấp cao cân nhắc quyết định việc áp dụng một cách phù hợp theo luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục công khai với dư luận và cộng đồng quốc tế về các hành vi sai trái, ngang ngược của Trung Quốc một cách trung thực, khách quan thông qua các kênh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ làm hết sức mình để gìn giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trên các lĩnh vực khác, đảm bảo quan hệ bình thường. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Trung Quốc vì lợi ích của cả hai bên, đồng thời cũng phải tính toán, xây dựng các phương án nhằm ứng phó với những biến động, bất lợi có thể phát sinh trong các quan hệ kinh tế cụ thể giữa 2 nước.
Theo ANTD
"Hành động của Trung Quốc là vô nhân đạo, thiếu văn minh"
Vừa nghỉ hưu từ đầu tháng 5 vừa qua, ông Đặng Công Ngữ đã có trên 1.800 ngày giữ cương vị Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Trong thời gian này, ông đã đấu tranh quyết liệt trên nhiều mặt trận để khẳng định Hoàng Sa là một phần không thể thiếu của Việt Nam.
Trước khi nghỉ hưu, trong một buổi tiệc nhỏ chia tay ấm cúng, ông đã trải lòng tâm sự về những điều ông trăn trở đối với phần lãnh thổ đang bị Trung Quốc chiếm đóng này. Những ngày qua, khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan "khủng" tiếp tục lấn vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, ông cũng đã chia sẻ những suy nghĩ của mình với PV.
Ông Đặng Công Ngữ - nguyên Chủ tịch huyện Hoàng Sa trả lời phỏng vấn
Ông đánh giá thế nào về hành động của Trung Quốc khi đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam và sử dụng tàu đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam?
Ông Đặng Công Ngữ: Lịch sử nghìn năm qua và kể cả thời hiện đại, ta thấy Trung Quốc từng thời kỳ họ có chiến lược bành trướng, đặc biệt lần này họ muốn thâu tóm biển Đông, điều đó đã được chứng minh qua việc tự vẽ đường lưỡi bò từ lâu nay.
Bài học gần nhất cho chúng ta thấy từ năm 1956, trong lúc Việt Nam đang chiến đấu với thực dân Pháp, lúc bấy giờ Tưởng Giới Thạch xâm chiếm các đảo phía Đông của Hoàng Sa. Năm 1974, trong lúc Việt Nam đang chiến đấu thì họ chiếm nốt các đảo phía Tây. Năm 1988, Trung Quốc lại chiếm đảo Gạc Ma của chúng ta.
Lần này Trung Quốc lại sử dụng giàn khoan "khủng" khai thác ngay tại thềm lục địa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại tọa độ 15-29 độ Vĩ Bắc và 111-12 độ Kinh Đông hoàn toàn thuộc về chủ quyền của UBND huyện Hoàng Sa quản lý với thái độ rất hung hăng. Theo thông tin, có hơn 80 tàu hỗ trợ việc này, trong đó có cả máy bay và tàu quân sự. Đây là âm mưu và hành động rất có chủ ý rõ ràng, ngang ngược, thô bạo nhất là khi tàu Cảnh sát biển, tàu kiểm ngư Việt Nam ngăn cản thì họ đâm thẳng vào tàu chúng ta và dùng vòi rồng khống chế. Đấy là sự tuyên chiến, một hành động cường quyền. Mọi người dân Việt Nam kể cả các nhà khoa học Trung Quốc và người dân thế giới đều cực lực lên án, coi Trung Quốc làm việc này là phi pháp.
Chủ tịch huyện Hoàng Sa - ông Đặng Công Ngữ (ảnh trái) trong lần ra mắt cuốn Kỷ Yếu Hoàng Sa vào tháng 1/2012
Nguyên là Chủ tịch huyện Hoàng Sa và hiện nay là một người dân, ông đánh giá thế nào về công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền?
Trên cương vị người dân Việt Nam cũng như Nhà nước Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn và ai xâm chiếm lãnh thổ coi như là "giặc". Trách nhiệm các cơ quan chức năng là ngăn chặn không để Trung Quốc cắm giàn khoan, nếu cắm được là họ đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Đã lấn chiếm thì họ càng leo thang những bước tiếp theo mà lịch sử cho thấy đòi lại không thể dễ dàng.
Trước hết, để bảo vệ chủ quyền thì chúng ta phải dùng biện pháp hòa bình và các biện pháp quốc tế. Nếu đàm phán không được thì phải sử dụng các biện pháp khác để bảo vệ chủ quyền. Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam cũng đều mong muốn hòa bình, tôn trọng và không xâm phạm lãnh thổ của nhau.
Ngoài đấu tranh trên vùng biển Trung Quốc đặt giàn khoan, theo ông chúng ta cần phải có biện pháp đấu tranh mạnh mẽ nào trong thời gian tới đây?
Mình phải khẳng định rằng nước Việt Nam so với Trung Quốc là nước nhỏ hơn về diện tích lãnh thổ nhưng tinh thần bảo vệ tổ quốc của Việt Nam cả ngàn năm cho thấy mọi triều đại ngoại bang xâm lược Việt Nam đều phải trả giá. Tôi nghĩ thời đại hiện tại vẫn thế, nhân dân Việt Nam không bao giờ bị khuất phục. Còn việc làm thế nào để bảo vệ trong thời gian tới thì chúng ta phải dựa vào tinh thần đoàn kết của toàn dân, toàn quân.
Là một người dân, ông rất phẫn nộ trước sự việc đã diễn ra trên biển Đông trong vài ngày qua?
Trung Quốc thể hiện một chủ nghĩa bành trướng, hiếu chiến, không tôn trọng luật pháp quốc tế, kể cả họ cũng chẳng tôn trọng họ khi họ đặt bút ký những văn kiện đối với quốc tế tuyên bố ứng xử các bên trên biển Đông cũng như văn kiện hợp tác giữa hai nước. Người dân bình thường ai cũng phẫn nộ khi thấy họ hung hăng tấn công tàu Cảnh sát biển cũng như tàu kiểm ngư Việt Nam. Đây là một hành động vô nhân đạo, thiếu kiềm chế và hành xử thiếu văn minh.
Theo Dân Trí
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Vụ TQ đâm chìm tàu cá VN là vô nhân đạo Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam là hành động có chủ ý và vô nhân đạo. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn hãng tin CNN. Biên tập viên Kristie Lu Stout: Việt Nam nghĩ như thế nào về...