Kiện phòng vệ thương mại: Giải pháp nào để ứng phó hiệu quả?
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu (XK) của Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM). Thường những vụ kiện sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với những mặt hàng có kim ngạch XK lớn như cá tra, basa, tôm, da giày… Giải pháp nào để ứng phó hiệu quả với các vụ kiện PVTM được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Ít doanh nghiệp hiểu về phòng vệ thương mại
64% trong số 1.000 DN được hỏi trả lời “có nghe nói, nhưng không biết sâu”; 16% DN trả lời không biết; chỉ 1,8% DN trả lời đã tìm hiểu tương đối kỹ về các biện pháp PVTM… là con số được ông Tô Thái Ninh, Phó Trưởng phòng Điều tra vụ kiện PVTM của DN trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đưa ra tại buổi tập huấn cho các DN nhỏ và vừa Hà Nội về “Sử dụng hiệu quả biện pháp PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do Sở Công thương Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức mới đây.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản phẩm của mình. Ảnh: Huy Hùng
Theo ông Tô Thái Ninh, trong quá trình hội nhập, xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ càng mạnh khi rào cản thuế quan dần được dỡ bỏ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhất mà các nước sẽ áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là các nước ASEAN. Như vậy, hàng hóa từ các nước có FTA với Việt Nam sẽ không còn rào cản khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh sẽ tăng lên khi lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng dưới tác động và hiệu ứng của các FTA. Vì vậy, DN trong nước sẽ phải chống đỡ với nhiều vụ việc PVTM mà các nước áp dụng với hàng hóa XK của Việt Nam.
Đáng lưu ý, không chỉ tập trung tại các thị trường XK chính của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, các vụ kiện PVTM đối với hàng XK của Việt Nam còn đến từ các thị trường của các nước đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Trong đó, mặt hàng bị kiện nhiều nhất là thép, giày dép, sợi… Ngoài ra, không chỉ các mặt hàng có kim ngạch XK cao bị kiện, mà ngay cả những mặt hàng chỉ có kim ngạch XK thấp cũng bị áp dụng các biện pháp PVTM.
Khi bị vướng vào các vụ kiện PVTM, DN sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại. Ngoài việc giảm năng lực cạnh tranh, kim ngạch, là nguy cơ mất thị trường XK. Bên cạnh đó, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, khi bị kiện thời gian áp thuế 5 năm cùng với thời gian gia hạn thuế sẽ khiến kế hoạch kinh doanh của DN bị ảnh hưởng.
Cần tăng tính liên kết
Video đang HOT
Theo ông Tô Thái Ninh, khó khăn của DN là khả năng tập hợp lực lượng, huy động nguồn kinh phí tham gia các vụ kiện. Tuy nhiên, PVTM là một công cụ được trao cho các ngành sản xuất nội địa nhằm bảo vệ cả ngành của mình trước những hành vi cạnh tranh đơn lẻ, chứ DN không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, ngoại trừ trường hợp DN đó là đại diện của ngành.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, có hai điều không nên là DN tự tin đến mức không tìm hiểu pháp luật trong PVTM và tính cộng đồng của các DN không cao dẫn đến tình trạng khi áp lực hàng hóa nhập khẩu tràn vào nhưng vẫn cho rằng không phải việc của mình. DN cần nhận thức rõ, trong vấn đề này sẽ xảy ra tình trạng “chết” cả ngành sản xuất, chứ DN không nên nghĩ “nhà hàng xóm cháy không liên quan đến nhà mình”. Vì vậy, các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối các DN tham gia và trực tiếp tham gia cùng với DN sử dụng các công cụ PVTM.
Theo khuyến cáo, các DN XK cần nhận thức rõ nguy cơ bị kiện chống bán phá giá trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tăng lên dẫn đến việc các hàng rào kỹ thuật sẽ được siết chặt hơn và nguy cơ bị kiện phá giá ngày càng tăng. Bản thân DN và các hiệp hội ngành nghề phải có những bước chuẩn bị cần thiết để chủ động hơn trong PVTM và ứng phó với các vụ kiện. Để làm được như vậy, trước hết DN cần hiểu rõ và nắm vững các quy trình, thủ tục điều tra cũng như các thông tin liên quan đến PVTM quốc tế. Để chuẩn bị cho vụ kiện, DN cần tập hợp những bằng chứng bán phá giá, bán hàng được trợ cấp, bằng chứng về những thiệt hại gây ra đối với mình, thuê luật sư tư vấn theo kiện… Đây là những yêu cầu cốt yếu cho mọi nguyên đơn trong các vụ kiện PVTM, dù công việc này đòi hỏi chi phí lớn. Bên cạnh sự đoàn kết, thống nhất giữa các DN với hiệp hội để có chiến lược kháng kiện cụ thể, các DN cần phối hợp với những nhà nhập khẩu có cùng lợi ích. Đặc biệt, để tránh bị vướng vào các vụ kiện, DN cần đa dạng hóa thị trường, tìm thị trường mới, cạnh tranh bằng chất lượng, thương hiệu… Về phía các cơ quan nhà nước, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công cụ PVTM; đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới việc đáp ứng các yêu cầu của DN gắn với mục tiêu PVTM…
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải: Điều các DN đang thiếu là thái độ hợp tác trước các vụ kiện PVTM. Dù là với tư cách nguyên đơn hay bị đơn thì nhiều DN còn rất kém về thái độ tiếp cận. Hơn nữa, các DN vẫn còn tâm lý ngại kiện tụng, nhất là kiện với DN nước ngoài. Đây là rào cản DN buộc phải vượt qua khi tham gia “sân chơi” chung.
Theo_Hà Nội Mới
TS.Trần Đình Thiên: Học thế giới cần sàng lọc, không lấy cái xấu về
PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, Việt Nam đi sau Trung Quốc đã đành, nhưng đừng "khuân" theo mặt trái của nước bạn.
Phát biểu tại Hội thảo "Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Những vấn đề cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020" diễn ra tại Hà Nội ngày 12/4, PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - tỏ ra lo ngại khi kinh tế Việt Nam học kinh nghiệm xấu từ thế giới rất nhanh trong khi học kinh nghiệm tốt khá chật vật.
Cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh minh họa: Internet)
Đi sau nhưng không "đi theo"
"Ta đi sau Trung Quốc đã đành nhưng bi kịch ở chỗ, ta lại đi theo Trung Quốc, có nghĩa là học theo cả những kinh nghiệm xấu, những mặt trái của nước bạn," ông Trần Đình Thiên nói. Do vây, theo ông, để cải cách thể chế một cách hiệu quả, Việt Nam cần phải sàng lọc những kinh nghiệm từ thế giới chứ không phải "khuân" về cả những mặt xấu và mặt trái.
TS. Thiên nhận định, để kinh tế thay đổi thì không thể chỉ "thay đổi lặt vặt" ở một số ngành, lĩnh vực mà phải có sự thay đổi về mặt thể chế và giải quyết được vấn đề hệ thống. Nếu làm chậm trễ tiến trình này thì mọi thay đổi nhỏ đều là lãng phí thời gian, chi phí cơ hội của nền kinh tế sẽ tăng lên.
PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Vị tiến sĩ này bày tỏ quan ngại sự "giậm chân tạn chỗ" trong quá trình cải cách thể chế. "Vấn đề nghiêm trọng của chúng ta là những vấn đề của thể chế kinh tế được nêu ra cứ đúng mãi, bao nhiêu năm vẫn đúng, bao nhiêu năm vẫn được nhắc đi nhắc lại. Đó là bi kịch," TS. Thiên nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với TS. Thiên, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, vai trò, chức năng của Nhà nước đã có những đổi mới cơ bản tuy chưa đáp ứng kỳ vọng. Phạm vi, mức độ tham gia của nhà nước vào các hoạt động kinh tế nói chung, vào đầu tư nói riêng đã có những điều chỉnh.
Đẩy mạnh tư nhân hóa
TS. Cung cho rằng, vai trò của Nhà nước trong đầu tư công thì rõ nhưng nguồn lực và năng lực Nhà nước có hạn nên phải lựa chọn kỹ càng trong đầu tư, không thể làm bừa. Chọn để có hiệu quả đạt mục tiêu với chi phí thấp nhất không phải muốn làm gì cũng được trong vai trò của mình.
TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
Ông Cung nhấn mạnh, không cứ phải doanh nghiệp Nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân cũng có thể làm được tất cả. Vấn đề có tạo cơ hội cho họ làm không hay ngăn chặn. "Phải thay đổi lại tư duy, lựa chọn doanh nghiệp tư nhân để họ tham dự vào phát triển kinh tế một cách phù hợp", TS. Cung chia sẻ.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, cần phải bán thật mạnh những doanh nghiệp Nhà nước không còn hiệu quả, tư nhân hóa hẳn những hoạt động kinh doanh Nhà nước không đáng nắm giữ như khách sạn, thương mại, nhà hàng, bán buôn bán lẻ, vận tải đường thủy...
Viện trưởng CIEM cho hay, xu hướng trên thế giới đang chuyển giao dần cho khu vực kinh tế tư nhân với hình thức PPP trong lĩnh vực đầu tư công. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao góp phần khuyến khích sử dụng khu vực kinh tế tư nhân và thay đổi vai trò của Nhà nước. Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, có tiềm lực lớn nhưng khi làm họ lựa chọn cách tốt nhất hay nhất để có hiệu quả nhất chứ không làm tràn lan. Các nước có đánh giá giá trị và hiệu quả dự án trong với đánh giá bên trong, bên ngoài độc lập.
Nâng cao hiệu quả đầu tư Nhà nước bằng việc lựa chọn kỹ bởi năng lực và nguồn lực có hạn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay dịch vụ công không tăng, cơ sở hạ tầng giảm, đầu tư sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đầu tư công trong ngân sách Nhà nước giảm, vốn vay tăng lên. Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên. Nợ công tăng lên.
Trong khi đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong nhiều ngành kinh tế, ở một số lĩnh vực độc quyền làm méo mó thị trường, dẫn tới thị trường thiếu cạnh tranh, thiếu sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng nguồn lực và năng suất lao động thấp.
Hiện nay, đầu tư Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước vẫn làm trong nhiều thứ mà không nên làm dẫn tới đầu tư phân tán, dàn trải. Bên cạnh đó, việc chưa có sự lựa chọn ưu tiên đối với đầu tư Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, TS. Cung cho hay.
TS. Nguyễn Đình Cung cũng nêu lên một số kiến nghị, trong đó thay đổi trong đầu tư công là lựa chọn ưu tiên, tập trung vào dự án hiệu quả đúng vai trò của Nhà nước. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp Nhà nước chưa cổ phần hóa, cần chức năng quản lý nhà nước và quyền chủ sở hữu, lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu doanh nghiệp.
Theo_VOV
Bốn giải pháp ngăn sự giảm tốc của công nghiệp Với mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra cho năm 2016 cao hơn năm trước, đòi hỏi ngành công nghiệp phải tăng cao hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp trong quý I/2016 đã giảm tốc, cần có giải pháp ngăn chặn. Tăng trưởng giảm tốc Các chỉ số thống kê cho thấy, tốc độ tăng/giảm chỉ số sản xuất công nghiệp quý...