Kiến nghị xử phạt Phó giám đốc Sở xúc phạm nhà báo
Ngày 25/4, đơn của các phóng viên Nguyễn Đình Quân (báo Tiền Phong), Nguyễn Thành Chung (báo Thanh Niên) và Lê Xuân Hoát (báo Văn Hóa) kiến nghị xử phạt ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa về hành vi xúc phạm nhà báo đã được ông Nguyễn Tấn Trung, Chánh Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa nhận và vào sổ.
Một đống gỗ bị khai thác trái phép ở tiểu khu 205
Đơn kiến nghị của các phóng viên cho biết, từ tin báo của người dân về tình trạng khai thác gỗ trái phép trong khu vực rừng ở xã Khánh Phú (Khánh Vĩnh, Khánh Hòa), ngày 6/3/2017 họ đã chạy xe máy vào khu vực rừng này, chụp ảnh và quay phim được rất nhiều gỗ bị khai thác lậu ở đó. Khi được phóng viên cung cấp thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện Khánh Vĩnh xác nhận khu vực rừng có gỗ bị khai thác trái phép là tiểu khu 205, rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc địa bàn xã Khánh Phú. Đến lúc đó, Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa mới biết có tình trạng phá rừng lấy gỗ trái phép.
Kiến nghị của các phóng viên
Nhưng ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa lại nói trái sự thật về việc này, trong buổi làm việc với Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ngày 11/4/2017. Nguyên văn lời ông Kiệt như sau: “Cái chỗ báo chí nêu, thực ra nó ở vị trí xa lắm. Từ trung tâm thị trấn đi lên khoảng 12 đến 15 cây số. Đi đường mòn, rất khó khăn. Khó khăn lắm các đồng chí ạ. Nhưng mà vấn đề là tại sao nhà báo phát hiện được. Rừng nó mênh mông như thế sâu như thế, tại sao nhà báo phát hiện được? Tôi ở trong ngành, tôi biết. Bởi vì chúng tôi đã tập trung truy quét trước, trong và sau Tết, số gỗ đó chính chủ rừng và chúng tôi phát hiện trước, đang vận chuyển về. Thế thì những người khai thác gỗ trái pháp luật đó mới gọi nhà báo đến, chở bằng xe honda lên rừng, để quay phim”.
Phát ngôn trên của ông Nguyễn Tuấn Kiệt khiến mọi người hiểu rằng, các phóng viên được những người khai thác gỗ trái pháp luật (lâm tặc) đưa lên rừng quay phim, chụp ảnh gỗ bị khai thác để phục vụ ý đồ của lâm tặc, tóm lại là phóng viên làm theo ý lâm tặc, làm cho lâm tặc.
Ý kiến ủng hộ ba phóng viên của các đồng nghiệp
Phát ngôn của ông Nguyễn Tuấn Kiệt đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các phóng viên, đây là hành vi bị nghiêm cấm, theo quy định ở Khoản 12, Điều 9 Luật Báo chí.
Video đang HOT
Chiếu theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, hành vi của ông Nguyễn Tuấn Kiệt phải bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và bị buộc phải xin lỗi công khai.
Tuy nhiên, do thiện chí, ngay lúc đó các phóng viên chưa làm đơn kiến nghị xử phạt ông Nguyễn Tuấn Kiệt.
Ngày 14/4/2017, phóng viên đã liên lạc với ông Nguyễn Tuấn Kiệt, đề nghị gặp để trao đổi về phát ngôn của ông, nhưng ông Kiệt không trả lời. Cũng trong ngày 14/4, sau khi nghe phóng viên trình bày, ông Phạm Duy Lộc, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa đã nói với ông Kiệt rằng các phóng viên muốn ông ấy “nói lại cho rõ, ý ông không phải như trên”. Nhưng ông Kiệt không trả lời.
Ba phóng viên tự chạy xe máy lên rừng, phát hiện gỗ bị khai thác trái phép
Ngày 19/4/2017, tại buổi họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, phóng viên đã trình bày vụ việc, nói với ông Tào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa đi dự họp báo rằng các phóng viên không muốn làm căng, chỉ cần gặp ông Nguyễn Tuấn Kiệt để nói chuyện. Nhưng không có hồi âm từ ông Kiệt.
Ngày 21/4/2017, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức, phóng viên lại nêu ý kiến chính thức, rằng các phóng viên chỉ cần được ông Nguyễn Tuấn Kiệt xin lỗi riêng, không cần xin lỗi công khai. Nhưng đến nay, ông Nguyễn Tuấn Kiệt vẫn im lặng.
Như vậy, ngoài việc có lời nói xúc phạm đến việc tác nghiệp của các phóng viên, ông Nguyễn Tuấn Kiệt còn có thái độ thiếu tôn trọng trước những động thái thân thiện của họ.
Vì lẽ đó, các phóng viên Nguyễn Đình Quân, Nguyễn Thành Chung, Lê Xuân Hoát kiến nghị ông Chánh Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa, với thẩm quyền của ông, căn cứ quy định của Luật Báo chí và quy định của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, xem xét xử phạt ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, buộc ông Nguyễn Tuấn Kiệt phải xin lỗi họ.
Các phóng viên Lê Tấn Lộc (báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Hồng Ánh (báo Người Lao Động) và Tạ Văn Long (báo Khánh Hòa) cũng ký tên vào đơn này, đề nghị xử lý ông Nguyễn Tuấn Kiệt theo quy định của pháp luật.
(Theo Tiền Phong)
Cấm sử dụng ghi âm, hình ngụy trang: 1 nghị định phạm 2 luật
Dự thảo Nghị định "quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, chụp hình, định vị" của Bộ Công an trong đó theo khoản 3 điều 4 thì ngoài ngành an ninh, các chủ thể khác như nhà báo, luật sư, người dân... sẽ không được sử dụng các thiết bị ngụy trang để ghi âm, ghi hình, khiến dư luận sửng sốt!
Sau khi có đông đảo ý kiến phản đối của các chuyên gia, mới đây Bộ Công an đã lên tiếng trần tình.
Dẫn ra điều 21 Hiến pháp: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn", Bộ Công an cho rằng, việc ghi âm, ghi hình bí mật là xâm phạm đến các quyền nêu trên, do vậy, trong trường hợp cần điều tra tội phạm, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ về căn cứ, điều kiện, đối tượng chủ thể, thẩm quyền, thủ tục và sử dụng kết quả của việc ghi âm, ghi hình bí mật.
Loại kính có gắn camera hiện cũng khá phổ biến trên mạng.
Tuy nhiên, nên biết rằng, bên cạnh việc bảo vệ quyền riêng tư, Hiến pháp cũng quy định Điều 30 tại khoản 1 là: "1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Mà để tố cáo hành vi phạm pháp được, thì mọi người đương nhiên phải có quyền ghi âm ghi hình bí mật để làm bằng chứng tố cáo, bởi chẳng có người vi phạm nào lại cho ghi âm ghi hình công khai hành vi phạm pháp của mình để bị tố cáo.
Như vậy, để đảm bảo quyền tố cáo của mọi người theo Hiến pháp, mọi người phải có quyền ghi âm ghi hình bí mật hành vi phạm pháp.
Lưu ý ở đây, "đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình" có quyền bất khả xâm phạm, phải là những thứ hợp pháp. Còn tất cả những thứ "đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình" mà là phạm pháp thì lại không có quyền bất khả xâm phạm. Và như vậy "thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình" là các thứ phạm pháp thì lại không được pháp luật bảo đảm bí mật.
Thế nên Hiến pháp mới quy định, mọi người có quyền tố cáo hành vi phạm pháp. Tất nhiên để có bằng chứng tố cáo được thì phải có quyền ghi âm ghi hình bí mật. Và cũng vì thế BLTTHS mới cho phép cơ quan tố tụng được ghi âm - ghi hình bí mật trong trường hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, chứ không phải lúc nào cũng "bất khả xâm phạm" như ý của Bộ Công an. Đó là điều không thể bác bỏ được.
Còn vấn đề sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang xâm phạm đến quyền riêng tư, hệ thống luật pháp của ta đã có các chế tài xử lý nghiêm khắc để ngăn chặn. Về ghi âm bí mật, nếu là ghi âm người đối thoại với mình thì không có quy định nào coi đó là xâm phạm quyền riêng tư, bởi khi người ta đã nói ra cho người ghi âm nghe thì không còn là bí mật riêng nữa.
Ghi âm bí mật người đối thoại với người khác thì mới bị coi là xâm phạm quyền riêng tư, bị Bộ luật hình sự (BLHS) có chế tài ngăn chặn tại điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Còn ghi hình bí mật, nếu là hình ảnh bình thường thì theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) tại điều 32 quyền của cá nhân đối với hình ảnh và chế tài buộc phải bồi thường khi sử dụng hình ảnh cá nhân mà chưa được người đó cho phép.
Đối với hình ảnh riêng tư nhạy cảm (như tư thế hở hang, khỏa thân, cảnh sinh hoạt tình dục) mà ghi hình bí mật để sử dụng vào mục đích xấu thì bị BLHS có chế tài ngăn chặn tại các điều 253 tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, điều 121 tội Làm nhục người khác, điều 135 tội Cưỡng đoạt tài sản.
Như vậy, không phải cứ ghi hình bí mật là đã lập tức xâm phạm quyền riêng tư, mà chỉ khi sử dụng chưa được phép của người có hình ảnh đó thì mới vi phạm, và tùy theo tính chất, mức độ, mục đích mà bị BLDS hay BLHS ngăn chặn. Vì vậy, không phải cứ dùng thiết bị ghi âm ghi hình ngụy trang là xâm phạm riêng tư.
Và vì luật pháp đã có đầy đủ các chế tài trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành vi ghi âm ghi hình bí mật vào mục đích sai trái, cho nên việc quy định thêm cấm sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình ngụy trang là thừa (tức là chồng chéo) lại vừa vi phạm luật khác như sẽ nêu ra ở dưới đây.
Và tiếp đến, Bộ Công an còn dẫn ra khoản 1 Điều 223 , khoản 3 Điều 225, khoản 1 Điều 227 của BLTTHS, cho rằng theo các quy định này của Bộ luật thì chỉ có cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân mới được tiến hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật với sự kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa vi phạm quyền con người, quyền công dân.
Một loại mũ có gắn camera ngụy trang siêu nhỏ được chào bán trên mạng.
Nhưng nhận thức như vậy là trái với điều 5 của BLTTHS đã nêu ở trên. Về các điều từ 223 đến 227 mà BCA dẫn ra, bản chất của nó chỉ là phản ánh sự phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho người nào để tiến hành hoạt động tố tụng là ghi âm ghi hình bí mật trong cơ quan tố tụng, chứ không phải có nghĩa là chỉ cơ quan tố tụng mới có quyền ghi âm ghi hình bí mật. Vì tất nhiên, đã là cơ quan nhà nước thì phải có phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể. Lưu ý, ở trong cả BLTTHS này không có chỗ nào có cụm từ "chỉ có cơ quan tố tụng mới được tiến hành ghi âm ghi hình bí mật" như BCA đã nêu quan điểm.
Và chú ý ở đây, bất kỳ ai, kể cả cơ quan tố tụng và cá nhân tổ chức ngoài tố tụng, đều phải tuân thủ quyền bí mật riêng tư của cá nhân nếu đó hợp pháp, còn nếu phạm pháp thì ai cũng có quyền ghi âm ghi hình bí mật để đấu tranh phòng chống tội phạm là một trách nhiệm chung theo điều 5 của BLTTHS, chứ không phải chỉ có mỗi ngành an ninh mới có trách nhiệm phòng chống tội phạm cho nên mới có độc quyền ghi âm ghi hình bí mật. BCA cũng thừa nhận lý do chỉ ngành an ninh mới được sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình ngụy trang là vì ngành này có trách nhiệm phòng chống tội phạm. Thì như vậy tất cả mọi cá nhân cơ quan tổ chức nếu có trách nhiệm phòng chống tội phạm đều phải được dùng thiết bị ghi âm ghi hình bí mật.
Hệ thống luật pháp của ta là nghị định dưới luật. Nhưng khoản 3 điều 4 của Nghị định này không cho cá nhân cơ quan tổ chức ngoài ngành an ninh được sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình bí mật như vậy là đã cấm điều 5 BLTTHS và còn cấm cả điều 4 BLHS đã quy định về "Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm" của tất cả mọi cá nhân cơ quan tổ chức. Như vậy 1 nghị định vi phạm liền 2 Bộ luật!
Theo danviet
Vụ lật tàu trên sông Hàn: Khiển trách Phó Giám đốc Sở GTVT Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Bùi Thanh Thuận, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng, liên quan đến vụ lật tàu trên sông Hàn. Với vai trò là Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách lĩnh vực vận tải đường thủy...