Kiến nghị xử hình sự người dùng chất cấm nuôi heo
Đó là quan điểm của ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức vào chiều ngày 6.8, sau khi phát hiện hàng loạt trang trại sử dụng cấm nuôi heo.
Tình trạng sử dụng chất cấm tràn lan làm ảnh hưởng những người chăn nuôi chân chính – Ảnh: Tiểu Thiên
Theo ông Đạo, vào năm 2012, trên phương tiện thông tin đại chúng phản ánh người chăn nuôi sử dụng chất cấm (thuộc nhóm beta-agonist) gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cũng như cả nước khoảng 2.000 tỉ đồng (số liệu do Bộ NN-PTNT thống kê) nên sở đã chỉ đạo cho ngành thú y mỗi năm phải thường xuyên tổ chức kiểm tra. Chỉ tính riêng năm 2015, thì đợt 1 phát hiện 3/40 mẫu dương tích với chất cấm và đợt 2 phát hiện đến 14/44 mẫu dương tích với chất cấm (Báo Thanh Niên đã phản ánh). “Dự kiến sắp tới còn 2 đợt nữa nhưng tôi đã chỉ đạo tăng thêm số lần kiểm tra để ngăn chặn hành vi này. Sở cũng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chỉ thị đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kinh doanh, buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm”.
Theo ông Nguyễn Chí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, những hộ chăn nuôi lén lút sử dụng chất cấm gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi nhưng những biện pháp như phạt 15 triệu đồng và cấm xuất chuồng trong vòng 10 ngày không đủ sức răn đe. Trước mắt, cơ quan chức năng cần phải xem xét rút luôn giấy phép chăn nuôi. Có như vậy mới mong tình trạng sử dụng chất cấm không còn.
Hành chính không đủ sức răn đe
Video đang HOT
Theo ông Phạm Minh Đạo, theo quy định hiện hành thì những trường hợp vi phạm thì chỉ bị xử phạt hành chính tối đa số tiền 15 triệu đồng/trường hợp, đồng thời tạm giữ đàn heo giao cho địa phương quản lý. Sau 10 ngày tiếp tục lấy mẫu đưa đi xét nghiệm tiếp, nếu không còn chất cấm thì cho đưa ra thị trường tiêu thụ. “Hành vi sử dụng chất cấm có thể gây nguy hại sức khỏe cho cộng đồng thì xử phạt hành chính như thế thì không đủ sức răn đe. Vì thế, sắp tới Sở NN-PTNT sẽ kiến nghị chuyển sang xử lý hình sự; đồng thời rút giấy phép (đối với trang trại lớn) hoặc đình chỉ chăn nuôi (đối với hộ gia đình) nếu phát hiện vi phạm”, ông Đạo cũng tỏ ra bức xúc.
Cũng theo ông Đạo, một vướng mắc hiện nay là có 2 thông tư “đá nhau”. Một thông tư thì đưa chất cấm vào danh mục không được nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, sử dụng trong chăn nuôi. Nhưng lại có thông tư cho phép sử dụng ở ngưỡng cho phép (không cấm), điều trị cho bệnh hen suyễn. “Sáng nay tôi cũng đã trao đổi trực tiếp với giám đốc Sở Y tế về việc một trong những chất cấm lại có trong danh mục thuốc điều trị bệnh hen suyễn. Nếu đã cho lưu thông (theo toa của bác sĩ), thì ngành y tế cần có giải pháp tăng cường quản lý, không để lọt chất này ra ngoài để người dân mua bán sử dụng”.
Giám sát cả thương lái
Cũng theo ông Đạo, để hạn chế việc người chăn nuôi sử dụng chất cấm ngoài việc tuyên truyền để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dung thì cũng cần phải giám sát cả … thương lái. Ông Đạo cũng thẳng thắn kể: “Tôi có người bà con chăn nuôi ở Trảng Bom nói rằng, nuôi heo mà không xài chất cấm thương lái đưa cho thì mỗi con heo sẽ mất hơn cả triệu đồng. Vì thế, đối với thương lái chúng ta phải quản lý chặt. Sở NN-PTNT đang phối hợp với Sở Công thương nghiên cứu đề xuất với UBND tỉnh về cách thức quản lý thương lái như thế nào. Chúng ta phải biết rõ các thương lái này là ai, ở đâu, hoạt động ở địa bàn nào? Ngoài giám sát, chúng ta phải tổ chức tập huấn để họ biết các quy định của pháp luật, cái gì được phép, cái gì cấm để làm cho đúng”.
Sau khi phát hiện 14 trang trại và 1 cơ sở giết mổ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đã chuyển toàn bộ hồ sơ các đối tượng vi phạm sang cơ quan công an để điều tra truy xuất nguồn gốc, mua chất cấm ở đâu, ai bán…để xử lý.
Theo Thanh Niên
Phát hiện chất cấm trong sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi
Ba tháng đầu năm 2015, qua kiểm tra đột xuất tại tỉnh Hậu Giang, cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT đã phát hiện việc sản xuất thuốc thú y có sử dụng kháng sinh cấm, thức ăn bổ sung không có trong danh mục, ngoài ra còn phát hiện một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm.
Đó là nội dung được thông Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết tại cuộc họp giao ban ngày 25/3.
Cụ thể, trong quý I/2015, qua thanh tra đột xuất tại Hậu Giang, Thanh tra Bộ và Cục Thú y đã phát hiện việc sản xuất thuốc thú y có sử dụng kháng sinh cấm, thức ăn bổ sung không có trong danh mục. Các cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy sản phẩm thuốc thú y có kháng sinh cấm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 66 triệu đồng. Thanh tra Bộ cũng đã phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm, hiện đang xử lý kết quả.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ cho biết, hiện đã có một công ty thừa nhận hành vi trộn chất cấm Salbutamol vào thức ăn chăn nuôi. Phía Thanh tra Bộ đã tịch thu hơn 4 tấn thức ăn chăn nuôi và tiến hành xử phạt vi phạm với số tiền 170 triệu đồng. Liên quan đến những vì phạm này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám giao Thanh tra Bộ tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường làm rõ sai phạm của các công ty và công bố công khai trong thời gian tới.
Phát hiện doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất tạo nạc
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Phú Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, Salbutamol thuộc nhóm beta agonist, thường sử dụng để kích thích tăng trọng hay còn gọi là chất tạo nạc. Hiện chất này bị cấm dùng trong chăn nuôi do có thể gây biến chứng ung thư, nguy hiểm với người tiêu dùng.
Cũng theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 3 tháng đầu năm 2015 có 25 tỉnh triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản theo Thông tư 45. Kết quả cho thấy, tỷ lệ các cơ sở loại C được kiểm tra rất ít và lượng cơ sở tiếp tục xếp loại C ở mức cao.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo, trong năm 2015, ngành nông nghiệp phải tổ chức, kiểm tra phân loại 100% cơ cở mà ngành thống kê được và các cơ sở xếp loại C (không đáp ứng những tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm) phải được tái kiểm và xử lý nghiêm.
Không chỉ có vậy, các cơ quan chức năng cần phải hướng dẫn người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt sử dụng vật tư nông nghiệp để họ biết cách sử dụng đúng và hiệu quả. "Chúng ta phải nhắm vào người sản xuất từ nơi ao nuôi, chuồng trại, các ruộng vườn và trực tiếp hướng dẫn họ sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất cũng như thu hoạch ở thời điểm nào để có được thực phẩm an toàn" - Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp về quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và an toàn thực phẩm ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để tạo chuyển biến trong năm an toàn vệ sinh thực phẩm 2015.
Theo Vietnamnet
Đồng Nai phát hiện 4 trại heo sử dụng chất tạo nạc Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư Một trại heo có mẫu xét nghiệm dương tính với chất tạo nạc - Ảnh: A Lộc Chi cục Thú y Đồng Nai ngày 22/7 cho biết vừa kiểm tra một số trại chăn nuôi trên địa bàn và phát...