Kiến nghị trình Quốc hội dự án metro hơn 41.000 tỷ đồng
Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM vừa kiến nghị UBND TPHCM trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (từ cầu Sài Gòn đến Ngã tư Bảy Hiền), với tổng mức đầu tư 41.067 tỷ đồng.
Dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2009 và hoàn thành hồ sơ dự án năm 2014. Dự án đã thu xếp đầy đủ nguồn vốn từ các nhà tài trợ là Chính phủ Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Tái thiết Đức.
Tuy nhiên, dự án chậm triển khai 2 năm vì chờ đợi hướng dẫn của Luật Đầu tư công. Đến nay, các nhà tài trợ bày tỏ quan ngại về tiến độ phê duyệt dự án cũng như công tác giải ngân nguồn vốn tài trợ thực hiện dự án.
Phối cảnh nhà ga Tân Cảng – điểm kết thúc của tuyến metro số 5 (gần cầu Sài Gòn)
Do đó, Ban Quản lý Đường sắt đô thị kiến nghị UBND TPHCM trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 theo quy định của Luật Đầu tư công để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án như cam kết với các nhà tài trợ.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị, dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 41.067 tỷ đồng. Trong đó, Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ hơn 7.300 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ hơn 12.647 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư châu Âu tài trợ gần 4.000 tỷ đồng, Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ hơn 5.300 tỷ đồng. Nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam trị giá hơn 12.300 tỷ đồng.
Tuyến metro số 5 giai đoạn 1 dài 8,9km, trong đó có 7,46km đi ngầm. Tuyến bắt đầu từ Ngã tư Bảy Hiền (giao với tuyến metro số 2), sau đó đi về phía Đông đến đường Hoàng Văn Thụ, qua đường Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng và Điện Biên Phủ, cuối cùng kết thúc gần cầu Sài Gòn (kết nối với tuyến metro số 1).
Tuyến metro số 5 được xác định là một trong 3 tuyến metro thuộc danh mục ưu tiên giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020 để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách công cộng của TP.
TPHCM khởi công nhà ga quan trọng nhất của tuyến metro số 1
Video đang HOT
Ngày 17/11, UBND TPHCM tổ chức lễ trao hợp đồng và khởi công gói thầu 1a – gói thầu cuối cùng của tuyến metro số 1 gồm nhà ga Bến Thành và đoạn ngầm đến ga Nhà hát Thành phố (dài 515m).
Gói thầu bao gồm kết cấu chịu lực chính của nhà ga tuyến metro số 1, phần kiến trúc nội thất và các trang thiết bị cơ – điện phục vụ khai thác; đường hầm chạy tàu từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát bên dưới đường Lê Lợi.
Lễ khởi công gói thầu xây dựng nhà ga Bến Thành và đoạn ngầm đến ga Nhà hát Thành phố
Do Bến Thành là ga trung tâm nên công tác thiết kế kỹ thuật gói thầu số 1a bao gồm cả phần kết cấu chịu lực của nhà ga thuộc tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) và một phần kết cấu chịu lực chính của nhà ga thuộc tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân – Nguyễn Văn Linh) nằm dưới nhà ga của tuyến số 1.
Nhà ga Bến Thành có 4 tầng ngầm, với tầng sâu nhất có độ sâu gần 30m. Trong đó, tầng 1 là sảnh thu phí, văn phòng ga, phòng máy nhà ga; tầng 2 là ke ga của tuyến số 1; tầng 3 là sảnh thu phí dùng trung chuyển trong tương lai; tầng 4 là ke ga của tuyến số 2. Ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro tại khu vực, nhà ga trung tâm Bến Thành còn được thiết kế xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ.
Các công trình trên mặt đất gồm 3 tháp thông gió được bố trí trong khu vực công viên 23/9 và 6 lối tiếp cận với nhà ga Bến Thành
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa cho biết, việc trao hợp đồng và khởi công gói thầu cuối cùng đánh dấu một thời điểm rất quan trọng của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Gói thầu này hoàn thành vào năm 2020, đồng nghĩa thời điểm dự án tuyến metro số 1 hoàn thành và chính thức đưa vào khai thác.
Dự án metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. Theo thiết kế, tuyến dài gần 20km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Quốc Anh
Theo Dantri
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm 1 ngày phạt 10 triệu đồng
Tổng thầu EPC Trung Quốc vừa cam kết đảm bảo tiến độ thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), khẳng định sẽ áp dụng biện pháp kinh tế để xử phạt nếu nhà thầu phụ không hoàn thành các mốc tiến độ. Theo đó, chậm 1 ngày phạt 10 triệu đồng, vượt tiến độ 1 ngày thưởng 10 triệu đồng.
Sáng nay (14/10), Tổng thầu Trung Quốc và các nhà thầu phụ đã ký biên bản cam kết thực hiện tiến độ Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ông Đường Hồng - Giám đốc Dự án, đại diện Tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam - cho biết, Tổng thầu cam kết đẩy nhanh công tác thanh quyết toán nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho Dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng Dự án.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đặt mốc hoàn thành xây lắp vào cuối năm 2016
"Tổng thầu sẽ tích cực giải quyết các vướng mắc đến công tác thi công hiện trường, đảm bảo mặt bằng thi công, đẩy nhanh việc hoàn thiện thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo hồ sơ bản vẽ phục vụ thi công. Đối với mỗi hạng mục công trình, chúng tôi đều xây dựng mốc tiến dộ giai đoạn cụ thể và mốc tiến độ cuối cùng, đồng thời xác định rõ nguyên tắc thưởng phạt rõ ràng.
Đối với nhà thầu phụ không hoàn thành mốc tiến độ, cứ chậm 1 ngày sẽ xử phạt 10 triệu đồng, vượt tiến độ 1 ngày sẽ thưởng 10 triệu đồng. Thưởng 2 triệu USD theo quy định trong bản thỏa thuận nếu hoàn thành đúng tiến độ, vượt tiến độ" - ông Đường Hồng cho hay.
Giám đốc Dự án Hồng Đường cũng khẳng định, việc ký cam kết tiến độ thực hiện Dự án không chỉ là cam kết giữa Tổng thầu và nhà thầu phụ, mà cũng chính là cam kết của Tổng thầu Trung Quốc với Chính phủ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án Đường sắt và người dân Hà Nội.
Tổng thầu Trung Quốc ký cam kết tiến độ và chất lượng với các nhà thầu phụ thi công Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sáng 14/10.
Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Lê Kim Thành đề nghị Tổng thầu Trung Quốc bố trí đủ nguồn vốn lưu động để kịp thời giải ngân, thanh toán tạm ứng cũng như thanh toán khối lượng cho các nhà thầu phụ, đảm bảo nguồn lực tài chính để nhà thầu phụ thi công đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án.
"Ban Quản lý Dự án đường sắt sẽ tạo mọi điều kiện cho các đơn vị trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, nhưng cũng sẽ có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với nhà thầu phụ nếu không đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng. Yêu cầu Tổng thầu thay thế các nhà thầu phụ yếu kém. Ban sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, đánh giá, xếp hạng năng lực thấp đối với các đơn vị này, thậm chí đề nghị không cho tham gia các Dự án do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư, do Ban Quản lý dự án đường sắt làm chủ đầu tư" - ông Lê Kim Thành nhấn mạnh.
Về phía Bộ Giao thông vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc và các nhà thầu phụ lập tiến độ thi công tổng thể và chi tiết đối với các hạng mục, nghiêm túc thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Luôn chú trọng, không lơ là công tác đảm bảo an toàn, chất lượng công trình, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn phóng chống cháy nổ trong quá trình thi công.
Mô phỏng trung tâm điều hành và nhà ga đầu của dự án khi hoàn thành đưa vào khai thác
"Chỉ còn 2,5 tháng nữa là hết năm 2016, cũng là mốc phải hoàn thành phần xây Dự án, trong khi đó các hạng mục công việc còn rất nhiều, vì thế các đơn vị cần tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thi công toàn diện, tăng cường máy móc, thiết bị, nhân lực để thi công thêm nhiều mũi, thi công liên tục 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công của Dự án. Tư vấn giám sát phải nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tư vấn, giám sát an toàn, đảm bảo tiến độ và chất lượng Dự án" - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công vào tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư 868,04 triệu USD thực hiện bằng vốn vay ưu đãi của Trung Quốc theo hình thức EPC. Tổng chiều dài chính tuyến là 13,05km được hợp long thành công hôm 8/10 vừa qua. Dự kiến, hợp phần xây dựng hạ tầng chạy tàu sẽ hoàn thành cơ bản trước ngày 31/12/2016, hợp phần mua sắm, lắp đặt thiết bị hoàn thành trước 21/6/2017 và bắt đầu vận hành chạy thử, tháng 9/2017 sẽ chính thức đưa vào khai thác thương mại.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hợp long cầu vượt sông Sài Gòn thuộc tuyến metro đầu tiên Cầu vượt sông Sài Gòn của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 300m là một trong 5 cầu đặc biệt quan trọng trên tuyến metro đầu tiên của TPHCM. Ngày 30/9, Ban Quản lý Đường sắt đô thị (BQL ĐSĐT)TP tổ chức lễ hợp long cầu vượt sông Sài Gòn thuộc dự án xây dựng tuyến metro số...