Kiến nghị mở rạp chiếu phim sau 0h đáp ứng nhu cầu của khán giả
Kiến nghị bỏ quy định xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng với hoạt động chiếu phim sau 0h, các doanh nghiệp CGV, BHD Star, Galaxy và Lotte Cinema mong góp phần phát triển kinh tế ban đêm của Việt Nam.
Khán giả đâu có thờ ơ với sân khấu, rạp chiếu phimSẽ có hai bộ phim điện ảnh về Trịnh Công Sơn ra rạp cùng lúcGiới trẻ Hà Nội vui mừng trong ngày đầu được trở lại rạp chiếu phim
Người dân TP.HCM trở lại rạp xem phim sau thời giãn cách vì COVID-19 – Ảnh minh họa: HOÀNG AN
Giữa tháng 8, bốn doanh nghiệp điện ảnh bao gồm CGV, BHD Star, Galaxy và Lotte Cinema gửi văn bản kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ quy định xử phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng với hoạt động chiếu phim sau 0h.
Các doanh nghiệp chiếu phim đưa ra kiến nghị trong bối cảnh nghị định 38/2021 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang ở giai đoạn sửa đổi, bổ sung và dự kiến thông qua vào tháng 11.
Nghị định này được ban hành vào năm 2021, trong thời COVID-19. Đến nay, theo các nhà rạp là quy định xử phạt hoạt động chiếu phim sau 0h không phù hợp với tình hình thực tế.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hoàng Hải – giám đốc nội dung của CJ CGV Việt Nam, nói với Tuổi Trẻ Online: “Các doanh nghiệp điện ảnh rất vui mừng khi Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam (năm 2020), tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thông qua các chính sách cởi mở, thông thoáng hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi đang gặp khó khăn khi vận hành các suất chiếu sau 0h do quy định hiện hành tại nghị định 38 chưa phù hợp với xu hướng và thực tế phát triển hiện nay. Với quy định này, một bộ phận khán giả sẽ bị hạn chế cơ hội thưởng thức các tác phẩm điện ảnh tại rạp nếu các bộ phim kéo dài quá 0h.
Chúng tôi nhận thấy quy định này chưa phù hợp mong muốn của doanh nghiệp, với nhu cầu thực tế của khán giả và với chủ trương phát triển và đa dạng các dịch vụ văn hóa giải trí lành mạnh về đêm của Chính phủ”.
Ông Hải cũng cho biết một bộ phim thường có thời lượng trên dưới 2 tiếng, có phim trên 2 tiếng rưỡi. Do đó nếu rạp không muốn bị xử phạt, các suất chiếu cuối ngày rơi vào lúc 21h – thời điểm còn rất sớm để vui chơi ban đêm ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng.
Thế Anh – khán giả điện ảnh ở TP.HCM – cho biết: “Tôi và người thân thường đi ăn buổi tối và đi xem phim sau đó. Thường ăn tối và trò chuyện cũng gần 21h mới xong và cần thêm thời gian chọn phim, chọn suất chiếu phù hợp và di chuyển đến rạp, nên đôi khi hơi khó để đến kịp suất chiếu trước 21h.
Tôi nghĩ để phát triển kinh tế ban đêm như Việt Nam đang mong muốn thì chúng ta cũng nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chiếu phim mở rạp sau 0h. Ở đô thị lớn như TP.HCM, người dân có nhu cầu vui chơi ban đêm rất lớn và rạp chiếu phim là lựa chọn tốt, an toàn, lành mạnh”.
Nhu cầu xem phim rạp ban đêm của khán giả đặc biệt tăng cao vào các dịp lễ lớn như Quốc khánh 2-9, Giáng sinh, Tết dương lịch và Tết nguyên đán.
Hơn nữa, rạp chiếu phim là lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 trong hai năm 2020, 2021. Đến năm 2022 này, các nhà rạp kỳ vọng doanh thu tăng trưởng ổn định trở lại như thời trước 2019.
Lượng khán giả quay trở lại với CGV, Galaxy, Lotte Cinema hay BHD Star đều đang dần khôi phục, nhưng cần nhiều thời gian và nỗ lực để trở lại như trước.
“Nếu các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh quy định và cho phép các hoạt động về đêm sau 0h, chúng tôi tin rằng điều này sẽ tạo bước tiến tích cực thúc đẩy phát triển nền kinh tế đêm, góp phần mang lại thu nhập và công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước” – ông Hải nói.
Hàn Quốc kiếm tiền bằng rạp chiếu phim ngoài trời
Trong hai năm qua, đại dịch Covid-19 giúp các tụ điểm chiếu phim ngoài trời tại Hàn Quốc có bước phát triển mạnh mẽ.
Chosun đưa tin giữa đại dịch, các tụ điểm chiếu phim ngoài trời ở ngoại ô Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Tại đây, khán giả có thể thoải mái (và an toàn) thưởng thức các bộ phim chiếu trên màn hình lớn từ bên trong xe hơi.
Hiện khu vực nội độ Seoul đã không còn các tụ điểm chiếu phim ngoài trời. Hai địa điểm cuối cùng tại đây đã bị đóng cửa hồi 2019 và đầu 2021. Nhưng ở khu vực ngoại thành và vùng phụ cận, các công ty kinh doanh dịch vụ chiếu phim ngoài trời đang mở rộng quy mô kinh doanh với nhiều chi nhánh mới.
CGV đã mở một rạp chiếu phim ngoài trời tại Incheon và một rạp khác tại Gwangju, tỉnh Gyeonggi hồi tháng 9. Giữa năm 2021, Lotte Cinema cũng mở một rạp chiếu phim ngoài trời tại Busan. Chuỗi rạp chiếu phim Cine Q cũng đang hoàn thiện một rạp chiếu phim ngoài trời tại Ulsan.
Quang cảnh một rạp chiếu phim ngoài trời đông đúc khán giả tại Incheon, Hàn Quốc hồi tháng 11. Ảnh: Chosun.
Các rạp chiếu phim ngoài trời là cách thị trường điện ảnh Hàn Quốc kiếm tiền giữa đại dịch. Chia sẻ với Chosun, một nữ khán giả ở độ tuổi 30 nói: "Từ đầu đại dịch, tôi vẫn chưa quay trở lại rạp chiếu phim trong nhà. Nhưng tôi thường tới xem phim tại các rạp chiếu ngoài trời mỗi hai tháng một lần".
Dữ liệu từ ứng dụng chỉ đường T Map cho thấy số lượng lộ trình di chuyển có điểm dừng tại rạp chiếu phim đã giảm 36%, từ 19.200 lượt trong tháng 1/2020 xuống còn 12.325 lượt vào tháng 11/2021. Ngược lại, số lộ trình di chuyển tới các rạp chiếu phim ngoài trời đã tăng 90%, lên 533 lượt.
Trong khi đó, chính quyền nhiều địa phương đang tổ chức chiếu phim tại các địa điểm ngoài trời như bãi đỗ xe, sân vận động và các công viên. Văn phòng quận Seongdong của thành phố Seoul đã đưa một rạp chiếu phim ngoài trời tại bãi đỗ xe vào hoạt động từ tháng 4/2020. Trong năm 2021, tụ điểm này đã thu hút 3.690 lượt khách viếng thăm.
Nhân viên văn phòng quận Seongdong chia sẻ: "Các ông bố bà mẹ thường phản ánh với chúng tôi rằng thành phố không đủ địa điểm vui chơi dành cho các gia đình. Do đó, chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng số lượng các điểm chiếu phim". Đại diện CGV cũng cho hay họ có kế hoạch mở thêm các rạp chiếu phim ngoài trời nếu chuẩn bị được địa điểm.
6 tháng đóng cửa của rạp phim TP.HCM Tính đến thời điểm này, hệ thống rạp chiếu phim vẫn chưa thể tái hoạt động ở TP.HCM. Đây là địa bàn chiếm thị phần điện ảnh lớn nhất cả nước. 18h ngày 3/5, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TP.HCM chỉ đạo ngừng nhiều dịch vụ giải trí, trong đó có rạp phim. Như vậy, ngày 3/11 đánh dấu...