Kiến nghị lùi thời gian áp dụng phần mềm thông quan điện tử phiên bản mới
Cục Hải quan TP.HCM vừa có đề xuất Tổng cục Hải quan lùi thời gian thực hiện phần mềm thông quan điện tử phiên bản mới (phiên bản 4.0) đến khi các dữ liệu quản lý rủi ro và phần mềm đã được hoàn thiện.
Trong thời gian chưa thực hiện phần mềm thông quan điện tử phiên bản mới, hải quan sử dụng phần mềm thông quan điện tử phiên bản cũ (phiên bản 3.0) để thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử theo quy định.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, qua triển khai thí điểm, phần mềm phiên bản mới 4.0 có lỗi như khi hệ thống không thông báo lỗi trong trường hợp không tiếp nhận tờ khai. Tờ khai luồng xanh có điều kiện thì hệ thống không chỉ dẫn doanh nghiệp phải nộp/xuất trình chứng từ nào.
Ngoài ra, phiên bản mới hiện chưa có chức năng đề xuất lấy mẫu cho hàng luồng xanh, chưa có các chức năng đề xuất kiểm tra hợp đồng, sửa đổi hợp đồng; kiểm tra định mức; kiểm tra hồ sơ thanh khoản đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu.
Video đang HOT
Chưa hết, hàng gia công được miễn thuế nhưng hệ thống trên phiên bản mới vẫn chuyển sang trạng thái chờ hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, thủ tục hải quan điện tử tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng cũng rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi xuất nhập khẩu hàng hóa bất hợp pháp.
Năm qua, Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện nhiều trường hợp giả mạo chứng từ hải quan để thông quan hàng hóa.
Theo TNO
Kỳ 5: Ông vua không ngai
Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân và chiếm đến 50% sản lượng điều tiêu thụ trên thế giới, ngành điều VN đang là vua, nhưng không ngai.
Thua lỗ nặng nề
Thống kê 4 năm gần đây, từ năm 2009 - 2012, toàn ngành điều xuất khẩu (XK) khoảng 750.000 tấn nhân điều các loại và 110.000 tấn dầu vỏ hạt điều. Trong đó, năm 2009 XK khoảng 158.000 tấn, năm 2010 khoảng 200.000 tấn, năm 2011 khoảng 166.000 tấn và năm 2012 ước khoảng 220.000 tấn. Trong vòng 7 năm liên tục, từ 2006 - 2012, VN đã trở thành quốc gia XK điều nhân lớn nhất thế giới, vượt cả Ấn Độ và Brazil.
Xuất khẩu điều VN đứng đầu thế giới nhưng giá trị thấp - Ảnh: Diệp Đức Minh
Kim ngạch XK riêng sản phẩm nhân điều cũng gia tăng qua từng năm: năm 2009 đạt 740 triệu USD, năm 2010 đạt 1,123 tỉ USD, năm 2011 đạt 1,35 tỉ USD và năm 2012 đạt 1,45 tỉ USD. Hiện sản phẩm điều của VN có mặt trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu chỉ nhìn vào con số, có thể thấy ngành điều VN đang phát triển. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn khác hẳn. Mặc dù đang là "vua" về sản lượng điều nhân XK nhưng ngành điều đang đứng bên bờ vực chông chênh và có nguy cơ đổ vỡ bất cứ lúc nào. Trong vòng 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp (DN) điều đã ít nhất 2 lần thua lỗ nặng nề, trong đó phải kể đến năm 2008, khi giá điều thế giới liên tiếp tăng cao, các DN trong nước đã "lỡ" ký hợp đồng giá thấp liền hủy kèo, xù hợp đồng, dẫn đến việc các nhà nhập khẩu nước ngoài gửi thư khiếu nại đến Thủ tướng Chính phủ, đồng thời hăm dọa đưa ra tòa án quốc tế. Đến năm 2011, do dự báo sai lầm về diễn biến giá điều, các DN lớn trong nước lại tranh nhau thu mua nguyên liệu với giá cao để chờ thời cơ. Năm đó giá điều thế giới rớt mạnh, hầu hết các DN lớn, nhỏ trong nước đều thua lỗ nặng nề, phá sản hàng loạt, dư chấn vẫn còn kéo dài đến nay khiến nhiều DN chưa gượng dậy được.
DN XK bấp bênh nên đời sống người trồng điều cũng vất vả không kém, thống kê bình quân thu nhập người trồng điều chỉ khoảng 11 - 12 triệu đồng/ha/năm, do đó diện tích trồng điều ngày càng thu hẹp vì nông dân chặt phá điều để trồng các loại cây khác.
Câu chuyện bó đũa
Ông Hồ Ngọc Cầm, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas) 2 nhiệm kỳ liên tiếp (1999 - 2006), bộc bạch: "Những năm gần đây sản lượng điều XK tăng, kim ngạch tăng, nhưng hiệu quả đem lại thì vẫn thấp. Bao nhiêu năm những người làm điều đều trắng tay. Nhiều nhà máy giao hết tài sản cho ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự đoàn kết của ngành điều rời rạc, không tập hợp được cộng đồng, không thống nhất được giá mua giá bán. Năm 2011 ngành điều thua lỗ lớn, có nhà máy lỗ 150 - 200 tỉ đồng, lỗi là do tổ chức hiệp hội tập hợp DN không hiệu quả, mạnh ai nấy xuất, mạnh ai nấy tranh mua tranh bán nên dẫn đến thua lỗ lớn. 80% DN ngành điều năm trước năm nay đều thua lỗ. Ngành điều muốn vững vàng phải đoàn kết và giữ được uy tín".
Ông Lê Quang Luyến - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH sản xuất thương mại Phúc An (Bình Phước), trăn trở: "VN XK nhân điều đứng đầu thế giới, sự thật là vậy nhưng có đáng để tự hào hay không khi chúng ta chiếm lĩnh phần lớn thị trường nhưng không khống chế được giá bán, hoàn toàn lệ thuộc vào khách hàng nước ngoài, họ đưa giá bao nhiêu chúng ta đều phải chấp nhận. Khi nhập khẩu nguyên liệu về chế biến cũng vậy, bị DN nước ngoài ép giá. Bao nhiêu năm nay kim ngạch có sự tăng trưởng nhưng DN lẫn người trồng điều đều bấp bênh, đó chính là sức liên kết của DN trong nước quá yếu. 99% sản phẩm XK chỉ là nhân điều sơ chế, giá trị không cao, một số DN đầu tư sản phẩm cuối nhưng tỷ trọng rất nhỏ. DN XK điều giá thấp thì làm sao mua điều từ nông dân giá cao được?".
Với diện tích điều ngày càng thu hẹp, VN từ vị trí thứ 2 đã rơi xuống thứ 3 trong số những quốc gia có diện tích và sản lượng điều thu hoạch lớn trên thế giới, sau Ấn Độ và Bờ Biển Ngà. Sản lượng điều nhân chế biến XK của VN hiện nay đang lệ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Theo dự báo của Vinacas, trong giai đoạn 2013 - 2015, ngành điều đặt mục tiêu chế biến khoảng 900.000 tấn điều thô sản xuất trong nước và trên 1 triệu tấn điều thô nhập khẩu. Phấn đấu đạt kim ngạch XK bình quân hằng năm từ 1,4 - 1,5 tỉ USD. Đến năm 2015, tăng tỷ trọng nhân điều chế biến sâu, có hàm lượng giá trị gia tăng cao đạt từ 5 - 7%, tiêu thụ trong nước đạt 5%.
Rối ren
Đại hội Vinacas nhiệm kỳ 2013 -2015 vừa được tổ chức trong tháng 12.2012, tuy nhiên số lượng DN tham gia ít hẳn. Trong số 111 hội viên chính thức chỉ có 65 hội viên tham dự, trong đại hội cũng đã xảy ra tranh cãi giữa hội viên và ban chấp hành về vai trò định hướng, trách nhiệm của Vinacas trong việc dẫn đến thua lỗ của DN. Ngay sau khi kết thúc đại hội, ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Phó chủ tịch Vinacas, đã gửi công văn khiếu nại đến Bộ Nội vụ, Bộ NN-PTNT yêu cầu làm rõ những dấu hiệu vi phạm điều lệ bầu cử và đề nghị phải bầu cử lại. Trong số 1,45 tỉ USD giá trị kim ngạch XK thì các hội viên Vinacas hiện chỉ chiếm dưới 50%, còn lại là do DN ngoài Vinacas nắm giữ, điều đó cho thấy khả năng tập hợp cộng đồng của Vinacas rất yếu.
Theo TNO
Kỳ 4: Nỗi buồn dệt may Dệt may là ngành đứng đầu về xuất khẩu của cả nước, nhưng đấy chỉ là chiếc vương miện ảo, bởi lợi nhuận thực sự thu về rất thấp so với kim ngạch xuất khẩu. Dệt may Việt Nam đa số vẫn gia công nên giá trị thu về khá thấp - Ảnh: D.Đ.Minh Năm 2012, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas)...