Kiến nghị làm rõ hành vi sai phạm hàng loạt cán bộ của Bộ Y tế
Có trách nhiệm thẩm định tính pháp lý của hồ sơ, đơn hàng nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet của Cty VN Pharma, tuy nhiên, tổ thẩm định không phát hiện giấy phép hoạt động của công ty bán thuốc cho VN Pharma đã hết hạn.
TAND TPHCM kiến nghị làm rõ hành vi của hàng loạt cán bộ của Bộ Y tế sai phạm.
Trong buổi tuyên án vụ buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại công ty CP VN Pharma, HĐXX đã kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện KSND tối cao điều tra làm rõ hành vi hàng loạt cán bộ của Bộ y tế.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án.
HĐXX nhận định, theo hồ sơ vụ án VN Pharma cung cấp, ngày 30/12/2013, Cục Quản lý dược Bộ Y tế đã cấp Giấy phép nhập khẩu cho VN Pharma nhập khẩu thuốc H-Capita. Ngày 11/4/2014, VN Pharma đã nhập khẩu 9.300 hộp H-Capita qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất với giá trị 697.500 USD. Số thuốc này về mặt pháp lý được xác định là nhập khẩu bằng con đường hợp pháp vào Việt Nam. Nay xác định hồ sơ bị giả mạo, tất nhiên phải có phần trách nhiệm của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế.
Chính Cục Quản lý Dược đã ban hành văn bản số 22113 ngày 30/12/2013 (có giá trị như giấy phép nhập khẩu), đồng ý cho VN Pharma nhập 200.000 hộp thuốc H-Capita, có giá trị 1 năm nên VN Pharma mới nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita.
Ông Nguyễn Tấn Đạt (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược), ông Phạm Công Chiến (Trưởng phòng Quản lý kinh doanh Dược, Trưởng phòng pháp chế), bà Lê Thúy Hương (chuyên viên) – là những người trong Tổ thẩm định, có trách nhiệm thẩm định tính pháp lý của hồ sơ, đơn hàng nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet của Cty VN Pharma.
Những cán bộ trên đã hoàn toàn không phát hiện công ty Austin (Hồng Kông) – đơn vị bán thuốc cho VN Pharma – đã hết hạn giấy phép hoạt động. Tổ thẩm định cho rằng “hồ sơ đạt yêu cầu” rồi đề xuất Cục Quản lý Dược ký duyệt, cấp phép cho Cty VN Pharma nhập hàng.
Tại Văn bản số 41 ngày 8/1/2016, Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) cho rằng các cán bộ thuộc Cục Quản lý Dược Bộ Y tế không phát hiện Công ty Austin hết hạn giấy phép hoạt động về thuốc tại Việt Nam. Do đó, Cục Quản lý Dược chưa làm hết trách nhiệm, để cho VN Pharma lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý, cấp phép, thực hiện hành vi buôn lậu thuốc.
Ông Phạm Đình Cung (Công chức Hải quan Chi cục cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất), là người kiểm tra hồ sơ nhập khẩu lô thuốc H-Capita nói trên. Ông Cung “thoát hiểm” vì tình tiết ông Nguyễn Minh Hùng chỉ đạo và thực hiện hành vi công ty VN Pharma làm giả hợp đồng rồi ghi lùi ngày trên hợp đồng nhập khẩu.
Video đang HOT
Ngoài ra Ngô Anh Quốc, Nguyễn Trí Nhật (đều nguyên Phó giám đốc VN Pharma) và Lê Thị Vũ Phượng đều khai nhận đã nâng khống giá thuốc trên các hợp đồng mua thuốc H-Capita để lấy tiền chi phí cho việc bán thuốc vào các bệnh viện.
Các cá nhân trong công ty VN Pharma mở sổ tiết kiệm tại một số ngân hàng và chi hoa hồng thông qua tài khoản của các doanh nghiệp mà họ lập ở nước ngoài như công ty Sa Chempha ở Camphuchia; công ty Sigma Holding và công ty Auspicious ở Hong Kong. Trong đó, Ngô Anh Quốc đứng tên số tiền trên 70 tỉ đồng; Nguyễn Trí Nhật đứng tên số tiền 59 tỉ đồng; Lê Thị Vũ Phương đứng tên số tiền 27,5 tỉ đồng; Nguyễn Văn Vàng đứng tên số tiền 5 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra xác định: “Thực chất số tiền này là tiền của VN Pharma sử dụng chi phí hoa hồng cho các bệnh viện”.
Trong vụ án này, TAND TPHCM đã nhiều lần trả hồ sơ làm rõ vai trò của những cán bộ của Bộ Y tế, tuy nhiên Viện KSND tối cao đã không phê chuẩn vì cho rằng hành vi những người ngày chưa đủ căn cứ để truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, diễn biến tại phiên tòa nay HĐXX TAND TPHCM quyết định kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ hành vi của những người nêu trên, đồng thời làm rõ hành vi chia hoa hồng, nếu đủ căn cứ sẽ xử lý sau.
Ngày 25/8, TAND TPHCM đã tuyên án vụ buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại công ty CP VN Pharma.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP VN Pharma) 12 năm tù, Võ Mạnh Cường (giám đốc công ty TNHH thương mại và hàng hải quốc tế H&C) 12 năm tù, Nguyễn Trí Nhật 5 năm tù, Ngô Anh Quốc (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) 4 năm tù, Phan Cẩm Loan (nguyên Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu VN Pharma), Lê Thị Vũ Phương (kế toán trưởng VN Pharma) 3 năm tù về tội buôn lậu.
Các bị cáo Bùi Ngọc Duy (nguyên trưởng phòng nghiên cứu và phát triển VN Pharma) 2 năm 6 tháng tù; Phạm Văn Thông (dược sỹ) và bị cáo Phạm Anh Kiệt (Tổng giám đốc Sapharco) 2 năm tù cho hưởng án treo về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Xuân Duy
Theo Dantri
Chuẩn bị xét xử nguyên Tổng giám đốc VN Pharma
Với vai trò Tổng giám đốc VN Pharma, Hùng chỉ đạo nhân viên lập hồ sơ khống, làm giả con dấu để nhập thuốc ung thư không rõ nguồn gốc về nước cung cấp cho các bệnh viện.
Ngày 5/7, TAND TPHCM cho biêt, cơ quan nay đa hoan tât hồ sơ, chuân bi đưa vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại công ty CP VN Pharma ra xet xư.
Trong đó, các bị cáo: Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP VN Pharma), Võ Mạnh Cường (giám đốc công ty TNHH thương mại và hàng hải quốc tế H&C), Nguyễn Trí Nhật, Ngô Anh Quốc (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma), Phan Cẩm Loan (nguyên Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu VN Pharma), Lê Thị Vũ Phương (kế toán trưởng VN Pharma) bị truy tố về tội buôn lậu.
Các bị cáo: Bùi Ngọc Duy (nguyên trưởng phòng nghiên cứu và phát triển VN Pharma), Phạm Văn Thông (dược sỹ), Phạm Anh Kiệt (Tổng giám đốc Sapharco) bị truy tố về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Bô Công an kiểm tra tru sơ công ty VN Pharma.
Theo hồ sơ vụ án, VN Pharma kinh doanh buôn bán thuốc chữa bệnh. Từ năm 2013, thông qua Cường, Hùng đặt mua thuốc tân dược có nhãn mác công ty Helix Canada để bán và đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam.
Trong thời gian này, VN Pharma đã nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita (thuốc chữa bệnh ung thư) về kho. Do nghi ngờ về nguồn gốc thuốc nhập khẩu nên Cục Quản lý dược đã yêu cầu Hùng và Cường giải trình, đồng thời tiến hành thanh, kiểm tra, niêm phong lô hàng trên không cho bán ra thị trường.
Qua điều tra, cơ quan chức năng đã xác định Hùng thỏa thuận với Cường mua thuốc H-Capita với giá 27 USD/hộp. Sau khi được giá, Cường lại mua thuốc từ một người nước ngoài tên Raymundo (chưa rõ lai lịch) với giá 18 USD/hộp. Người này cung cấp cho Cường các giấy chứng nhận bán hàng tự do tại Canada, giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc do Bộ Y tế Canada cấp cho công ty Helix Canada và được đóng dấu hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada. Tuy nhiên, kết quả giám định cho thấy tất cả giấy tờ trên đều là giả.
Do không có hồ sơ kỹ thuật thuốc để nộp cho Cục Quản lý dược nên Hùng chỉ đạo nhân viên thuê dược sỹ Phạm Văn Thông viết hồ sơ thuốc H-Capita với giá 2.000 USD. Sau khi viết xong, Thông đưa cho Duy đóng dấu công ty Helix Canada và chuyển cho Loan đi xin giấy phép nhập khẩu.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật thuốc H-capita, Hùng chỉ đạo nhân viên cấp dưới là Nhật, Loan, Quốc, Phương hợp thức hồ sơ nhập khẩu, chứng từ thanh toán tiền nhập khẩu trái phép 9.300 hộp thuốc H-Capita không rõ nguồn gốc vào Việt Nam tiêu thụ.
Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine, là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Các nội dung khác thể hiện thuốc H-Capita 500mg đã sản xuất, gia công không được kiểm nghiệm đảm bảo yêu cầu chỉ tiêu, chất lượng trước khi xuất xưởng.
Ngoài việc làm giả hồ sơ thuốc H-Capita 500mg, từ năm 2012 đến năm 2014, Nguyễn Minh Hùng còn chỉ đạo nhân viên thuê dược sỹ để chỉnh sửa nhiều bộ hồ sơ thuốc khác, giả con dấu và chữ ký của giám đốc, nhân viên công ty Helix Canada để công ty Pharma đăng ký lưu hành thuốc và xin cấp phép nhập khẩu tại Cục Quản lý dược. Làm giả hợp đồng mua bán thuốc với công ty Austin Hồng Công để làm thủ tục nhập khẩu một số lô thuốc (H2K- Levofloxacin, H2K-Ciprofloxacin)... Trị giá hàng buôn lậu là hơn 5 tỷ đồng.
Cac loại thuốc bị đăng ký giả mạo
Trước đó, tháng 10/2014, sau khi vụ việc tại công ty VN Pharma bị phát hiện, Cục Quản lý dược đã có quyết định ngừng lưu hành và rút số đăng ký khỏi danh mục các thuốc có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam đối với 7 loại thuốc bị giả mạo hồ sơ, gồm:
- H2K Cirprofloxacin 200 mg (hoạt chất Cirprofloxacin 200 mg/100ml),
- H2K Cirprofloxacin 400 mg (hoạt chất Cirprofloxacin 400 mg/200ml),
- H2K Levofloxacin 250, 500 và 750 mg (hoạt chất Levofloxacin 250, 500 và 750 mg/100 ml),
- H- Cipox 200 (hoạt chất Cirprofloxacin 200 mg/100 ml) v
- H-Levo 500 (hoạt chất Levofloxacin 500 mg/100 ml).
Tất cả các thuốc này đều ở dạng bào chế tiêm truyền tĩnh mạch, có số đăng ký lần lượt từ VN-17877-14 đến VN-17883-14, trên hồ sơ đều do công ty Helix Pharmaceuticals Canada sản xuất, công ty cổ phần VN Pharma nhập khẩu.
Xuân Duy
Theo Dantri
Bộ Y tế lên tiếng về vụ buôn lậu thuốc chữa ung thư của Công ty Pharma Tối 24.8, tin từ Bộ Y tế đã khẳng định, Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm khắc, theo đúng pháp luật, không bao che đối với những đơn vị, cá nhân vi phạm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (nếu có). Trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo về những thông tin xung quanh vụ án buôn...