Kiến nghị làm đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
Lãnh đạo ba tỉnh Bình Định, Gia Lai, Kon Tum cùng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm đầu tư đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
Chiều 4-3, trao đổi với PLO, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, xác nhận lãnh đạo ba tỉnh Bình Định, Gia Lai, Kon Tum vừa cùng ký tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai).
Quốc lộ 19 nối Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên.
Theo quy hoạch, đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dài 160 km, có điểm đầu giao với quốc lộ 1 tại huyện Tuy Phước (Bình Định) giao với cao tốc Bắc-Nam phía đông tại thị xã An Nhơn (Bình Định), điểm cuối giao với cao tốc Bắc-Nam phía tây tại TP Pleiku (Gia Lai). Đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có hướng tuyến song song với quốc lộ 19 hiện hữu.
Lãnh đạo ba tỉnh trên kiến nghị giai đoạn 2021-2025 sẽ đầu tư theo quy mô hai làn xe, chiều rộng nền đường hơn 17 m, quy mô giải phóng mặt bằng theo quy hoạch bốn làn xe. Trong giai đoạn này sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cầu trên toàn tuyến, hầm qua các đèo An Khê, Mang Yang. Tổng mức đầu tư khoảng 40.000 tỉ đồng. Giai đoạn 2026-2030 xây dựng hoàn chỉnh tuyến cao tốc theo quy hoạch với quy mô bốn làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 16.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Lãnh đạo ba tỉnh trên đề xuất hình thức đầu tư dự án bằng ngân sách nhà nước, huy động vốn ODA, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia dưới hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, BT hoặc BTO.
Theo chủ tịch UBND ba tỉnh Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có tính chất đặc biệt quan trọng đối với ba địa phương này, góp phần hình thành trục cao tốc kết nối các cảng biển Nam Trung bộ với khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia cũng như vươn xa kết nối với các nước Thái Lan, Myanma.
Hiện các tỉnh Gia Lai, Kon Tum được nối với Bình Định bằng quốc lộ 19 dài 238 km từ cảng Quy Nhơn đến cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai).
TẤN LỘC
Theo PLO
Bình Định nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Chiều 20-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ công bố thị xã An Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Hoài Nhơn đạt chuẩn NTM năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định cho thị xã An Nhơn và huyện Hoài Nhơn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, qua 10 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, đến nay, Bình Định đã có 77 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ gần 65%, cao hơn chuẩn của Trung ương. Giai đoạn 2011-2019, tổng kinh phí để thực hiện Chương trình xây dựng NTM của thị xã An Nhơn và huyện Hoài Nhơn trên 2.779 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 201 tỷ đồng. Ngoài ra người dân còn hiến hàng trăm ngàn mét vuông đất, hàng ngàn ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi... Thu nhập bình quân đầu người của thị xã An Nhơn đạt 40 triệu đồng và huyện Hoài Nhơn đạt 48,8 triệu đồng.
Đến nay, cả nước đã có 4.475 xã (chiếm 50,26% số xã) đạt chuẩn NTM, có 87 đơn vị cấp huyện thuộc 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm khoảng 13,1% tổng số huyện, thị xã, thành phố của cả nước) đã được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nhấn mạnh: "Các đồng chí cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo thực hiện tất cả tiêu chí theo hướng nâng cao kết quả hơn nữa, không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất mà cả tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhất là gia đình yếu thế, người nghèo, gia đình chính sách".
Nhân dịp này, Thủ tướng trao 100 suất quà cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Bình Định.
LÊ NGUYÊN
Theo SGGP
Làm giàu nhờ cây mai rừng Tại xã Ia Kênh, TP Pleiku (Gia Lai), một xã có đông đồng bào Gia Rai sinh sống, hầu như gia đình nào cũng trồng cây mai rừng trong khuôn viên nhà hoặc vườn rẫy. Cây mai trở thành thương hiệu của xã Ia Kênh, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Trồng và bán cây mai rừng...