Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng
Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010-2015, nhiệm kỳ 2016-2020 và kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, Chủ tịch UBND huyện Hoà Vang.
Chiều 12/1, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo Kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương và 9 địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hải Dương, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương).
Qua đó, Thanh tra Chính phủ phát hiện việc bổ nhiệm thừa chức danh cấp phó, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh; Phòng Giáo dục – Đào tạo, Phòng Nội vụ cấp huyện không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo phân cấp công tác cán bộ.
Tình trạng thừa nhiều giáo viên cục bộ ở các trường chưa được giải quyết. Các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương nhiều năm không tổ chức tuyển dụng giáo viên mà tổ chức ký hợp đồng lao động, đặc biệt có đơn vị ký hợp đồng với giáo viên, nhân viên thừa so với nhu cầu. Có huyện thừa giáo viên, nhân viên nhưng vẫn tiếp tục ký hợp đồng với số lượng lớn.
Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Võ Ngọc Đồng (Ảnh: VNN).
Kiến nghị kiểm điểm nhiều cán bộ ở Đà Nẵng, Thanh Hoá
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị UBND TP Đà Nẵng kiểm điểm trách nhiệm đối với Giám đốc Sở Nội vụ nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2016-2020 do không tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, để trong thời gian dài các quận, huyện của thành phố không tuyển dụng được viên chức và giáo viên hệ mầm non.
“Kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang trong việc bổ nhiệm cán bộ quản lý chưa đúng quy định”- Thanh tra Chính phủ kiến nghị TP Đà Nẵng.
Video đang HOT
Đồng thời, Đà Nẵng cũng phải chấn chỉnh công tác biệt phái viên chức đối với UBND các quận, huyện. Điều chuyển viên chức hết thời gian biệt phái về đơn vị cũ công tác nhằm đảo bảo các chế độ đối với viên chức.
Tại Thanh Hoá, cơ quan thanh tra phát hiện trong thời gian dài, từ trước năm 2011 đến năm 2015 các đơn vị cấp huyện bổ nhiệm thừa số lượng lớn cán bộ quản lý trường học; hợp đồng với giáo viên thừa so với chỉ tiêu được giao, nhiều đơn vị thừa nhưng vẫn ký hợp đồng với số lượng lớn. Số lượng giáo viên thừa, thiếu nhiều nhưng chưa được xử lý triệt để.
Thanh tra Chính phủ đã đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân khi chưa có biện pháp chấn chỉnh kịp thời sự việc trên. Tỉnh Thanh Hóa phải có phương án cụ thể giải quyết số hợp đồng lao động dôi dư tại các đơn vị cấp huyện; tránh trường hợp trong thời gian ngắn, chấm dứt số lượng lớn hợp đồng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của giáo viên, tạo dư luận không tốt trong xã hội.
Dừng việc điều động giáo viên bậc THCS và tiểu học xuống dạy mầm non, giáo viên THCS xuống dạy tiểu học khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
“Kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch trong việc bổ nhiệm cán bộ chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn”- Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Nêu rõ trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ Đắk Lắk
Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk kiểm điểm trách nhiệm đối với Giám đốc Sở Nội vụ trong việc thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm về hợp đồng lao động tại UBND huyện Krông Pắc, để xảy ra trong thời gian dài, không kịp thời tham mưu UBND tỉnh có phương án xử lý.
Kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc nhiệm kỳ 2015-2020 do tiếp tục ký hợp đồng với giáo viên khi đã có kiến nghị của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc cũng phải khẩn trương khắc phục số lượng giáo viên hợp đồng thừa theo phương án đã đề ra.
UBND TP Hải Phòng chỉ đạo quận Hồng Bàng chấm dứt việc các trường trên địa bàn thu tiền do cha mẹ học sinh đóng góp đối với những trường hợp học sinh học trái tuyến; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và chấm dứt việc bổ nhiệm thừa chức danh cấp phó tại cơ sở giáo dục.
UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo UBND thị xã Chí Linh chấm dứt việc bổ nhiệm thừa chức danh cấp phó tại cơ sở giáo dục; chấn chỉnh Trường Đại học Hải Dương trong việc bổ nhiệm người chưa đủ tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu khoa, phòng.
UBND TP Hà Nội chấm dứt việc bổ nhiệm thừa chức danh cấp phó, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh tại cơ sở giáo dục.
Hà Nội cũng phải chỉ đạo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thực hiện công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc. Chấn chỉnh đối với UBND quận Cầu Giấy khi trình nhân sự đề nghị tiếp nhận phải nêu rõ nhu cầu bổ sung theo vị trí việc làm cụ thể, theo cơ cấu chuyên môn.
“Có kế hoạch về tuyển dụng, đảm bảo đội ngũ viên chức giáo dục để khắc phục việc thiếu giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học, hạn chế việc hợp đồng với số lượng lớn giáo viên để giải quyết nhu cầu trước mắt, làm ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học”- cơ quan thanh tra kiến nghị UBND TP Hà Nội.
Bổ nhiệm cán bộ không thuộc diện quy hoạch ở Bộ Công thương
Kết luận thanh tra nêu rõ, Bộ Công Thương chưa tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Một số đơn vị trực thuộc Bộ, trong công tác bổ nhiệm cán bộ có trường hợp bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh; thực hiện công khai không đúng quy định.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở giáo dục trường thuộc nhằm kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong công tác cán bộ, việc thực hiện công khai.
Thế Kha
Theo Dantri
Để doanh nghiệp "xẻ thịt" một quả núi, lãnh đạo xã bị kiểm điểm
Từ năm 2012 đến 2016, doanh nghiệp đã đào phá, khai thác gần hết đất đá ở núi Trúc Bạch (Hải Phòng).
Ngày 29/12, ông Bùi Doãn Nhân - Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cho biết, huyện đang chỉ đạo kiểm điểm hai lãnh đạo xã Kỳ Sơn là ông Bùi Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy xã và ông Bùi Văn Tuân- Chủ tịch UBND xã; dự kiến mức kỷ luật là khiển trách.
Về lý do kiểm điểm, ông Nhân cho biết, trong giai đoạn 2012- 2016, lãnh đạo xã Kỳ Sơn đã để doanh nghiệp đào phá gần hết núi Trúc Bạch trên địa bàn xã.
Cụ thể, năm 2012, lãnh đạo xã Kỳ Sơn lập dự án mở rộng nghĩa trang Trúc Bạch với tổng kinh phí 7 tỷ đồng và chỉ định một doanh nghiệp làm nhà thầu thi công. Đến cuối năm, dự án chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được các cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác, phá núi, nhưng doanh nghiệp vẫn đưa máy xúc và các xe tải lớn vào đào phá núi Trúc Bạch, lấy đất đá mang đi bán.
Hoạt động khai thác đất đá nêu trên của doanh nghiệp diễn ra trong nhiều năm, khiến núi Trúc Bạch trở thành "đại công trường" nhưng chính quyền xã Kỳ Sơn không giải quyết kịp thời.
Đến tháng 10/2014, huyện Thủy Nguyên ra công văn yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động bốc xúc đất đá tại núi Trúc Bạch; Sở Tài nguyên và Môi trường cử đoàn công tác xuống kiểm tra thì núi Trúc Bạch đã bị "xẻ thịt" tan hoang.
Doanh nghiệp tạm dừng đào bới trong một thời gian rồi tái diễn, và đến cuối năm 2016 thì núi Trúc Bạch chỉ còn một vạt nhỏ ở phía Bắc.
Trả lời báo chí, ông Bùi Văn Tuân - Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn thừa nhận có trách nhiệm liên quan đến việc đất đá ở núi Trúc Bạch bị khai thác trái phép. "Tôi đã nhận thiếu sót với lãnh đạo Huyện và xin tự kiểm điểm", ông nói.
Theo Danviet
Giám đốc Sở GD-ĐT, Chủ tịch huyện và cấp phó bị đề nghị kiểm điểm Liên quan đến những khuyết điểm, sai phạm trong công tác điều hành, tổ chức, chi thu tài chính, giải quyết khiếu nại... 5 cán bộ tỉnh Kiên Giang vừa bị UBKT Tỉnh này đề nghị kiểm điểm, trong đó, có Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo... Ngày 28.12, nguồn tin...