Kiến nghị không tước bằng lái người vi phạm nồng độ cồn
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT không tước giấy phép lái xe (GPLX – bằng lái) của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai về kiến nghị nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không tước giấy phép lái xe (GPLX) người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Theo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Nghị định 100/2019 quy định phạt người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn ngoài việc phạt tiền còn bị tước GPLX.
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị không tước bằng lái của người vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu
Tuy nhiên, quy định tước GPLX của người vi phạm là chưa phù hợp, gây thiệt hại cho người dân.
Video đang HOT
“Cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không nên tước GPLX người vi phạm, như thế sẽ phù hợp hơn”, cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị.
Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, tước quyền sử dụng GPLX (tước bằng lái xe) là hình thức xử phạt bổ sung dành cho cá nhân điều khiển phương tiện vi phạm các lỗi giao thông nghiêm trọng. Khi điều khiển phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm được đánh giá có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến an toàn của người điều khiển phương tiện cũng như an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông khác, cũng như vi phạm các quy định, yêu cầu đối với người sử dụng GPLX.
Bộ GTVT khẳng định, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng GPLX đã được áp dụng thực hiện từ nhiều năm. Việc xử lý nghiêm minh của lực lượng chức năng, trong đó có tăng nặng chế tài xử phạt kết hợp với hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX đã tác động trực tiếp đến người tham gia giao thông, nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật về ATGT. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để hạn chế tai nạn giao thông, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tại Điểm h, khoản 11, Điều 5; Điểm g, Khoản 10, Điều 6 và Điểm e, Khoản 10, Điều 7, Nghị định 100/2019 quy định tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng với trường hợp:
Người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn như điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở;
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc liên quan đến việc sử dụng các chất ma túy.
Ngoài bị tước quyền sử dụng GPLX, người lái ô tô vi phạm các lỗi trên sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng; Người lái mô tô, xe máy vi phạm các lỗi trên cũng bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng.
Hôm nay, CSGT tước bằng lái 2.200 tài xế vi phạm
Trong 1 ngày, CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 10.300 trường hợp vi phạm, trong đó có 2.393 lái xe vi phạm nồng độ cồn.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn tài xế lái xe trên đường.
Ngày 11/1, đại diện Cục cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, hôm nay (11/1), ngày đầu tiên CSGT toàn quốc ra quân đợt cao điểm Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân 2024, đã xử lý hơn 10.300 trường hợp vi phạm trên các tuyến đường, phạt tiền trên 23,3 tỷ đồng. Tạm giữ khoảng 3.500 xe cộ các loại, tước trên 2.200 bằng lái.
Trong đó, cảnh sát phát hiện 2.393 lái xe vi phạm nồng độ cồn, 22 trường hợp dương tính với ma túy, 2.185 xe chạy quá tốc độ và hơn 200 trường hợp chở quá khổ, quá tải. So với ngày 10/1, các chỉ số trên đều tăng. Trong đó, số trường hợp vi phạm tăng khoảng 10,5% và tăng hơn 168 lái xe có nồng độ cồn.
Đáng chú ý trong đợt cao điểm, lực lượng của Cục CSGT trực tiếp phối hợp với các địa phương kiểm soát trên quốc lộ 1. Trong ngày, trên tuyến có 1.284 xe được kiểm tra với 308 trường hợp vi phạm và 12 trường hợp lái xe có nồng độ cồn, ma túy.
Có 39 vụ tai nạn xảy ra trên cả nước làm chết 12 người và bị thương 27 nạn nhân.
Vì sao Chủ tịch Hà Nội ký xử phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung? Liên quan đến việc nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung" ở phố Trần Cung, nhiều ý kiến thắc mắc, vì sao thẩm quyền ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính vụ việc này là Chủ tịch UBND TP Hà Nội? Theo Công an thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành quyết định...