Kiến nghị hay “trả đũa” luật sư
Vụ năm công an ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) đánh chết anh Ngô Thanh Kiều bản thân nó đã là một “điểm nóng” vì dư luận rất quan tâm, Chủ tịch nước cũng yêu cầu phải xử lý đúng người, đúng tội vì các cơ quan tiến hành tố tụng ở Tuy Hòa làm không đúng, gây bức xúc cho người dân.
Nay các cơ quan tiến hành tố tụng ở Tuy Hòa lại kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ cho gia đình bị hại thì có khác nào “đổ thêm dầu vào lửa”?
Đó là nhạy cảm về làm chủ dư luận, còn về mặt nội dung, bản kiến nghị nêu: Luật sư Đôn đã lợi dụng việc hành nghề luật sư có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính. Sau khi kết thúc phiên tòa, luật sư Đôn còn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước và quốc tế; cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án; đưa ra nhiều quan điểm trái pháp luật, nhận định, bình luận không đúng với chức năng xã hội nghề nghiệp của luật sư khi hành nghề…”.
Ui chết! Thời đại dân chủ mà cứ cậy quyền, cậy thế, bắt đánh người trái pháp luật, xét xử thì nhẹ như bấc, bị cấp trên “sờ gáy” quay ra “kiến nghị” xử lý luật sư thì không những không làm dịu dư luận mà chỉ làm “nóng” thêm tình hình.
Ai cũng biết kiến nghị của luật sư Đôn đã được các cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên chấp nhận, dù đó chỉ là sự chấp nhận một phần, còn bản chất và sự thật của hành vi lộng quyền, làm bậy của một số quan chức trong cơ quan tiến hành tố tụng Tuy Hòa vẫn chưa được cấp có thẩm quyền xem xét thấu đáo.
Cho đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao hành vi tra tấn anh Ngô Thanh Kiều đến chết lại chỉ bị xét xử về tội “dùng nhục hình” mà không bị xét xử về tội giết người? Phải chăng vẫn còn có sự bao che, cả nể. Trong khi đó, đã từ lâu TAND Tối cao hướng dẫn dùng nhục hình mà dẫn đến chết người thì phải xử về tội giết người. Tòa án cả nước đều xử như vậy, chỉ có ở Tuy Hòa (Phú Yên) là một mình một kiểu.
Cơ quan tiến hành tố tụng ở Tuy Hòa cho rằng luật sư Đôn có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác. Vậy lời lẽ đó là gì, xúc phạm như thế nào? Những đồng chí lãnh đạo đương nhiệm ở Tuy Hòa là ai? Và việc chứng minh này thuộc nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng Tuy Hòa chứ không phải nghĩa vụ của Sở Tư pháp, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam hay của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.
Nếu chỉ một vài câu nói của luật sư tại phiên tòa đề nghị khởi tố ông này, ông kia thì đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của luật sư bảo vệ người bị hại. Trừ khi luật sư Đôn chỉ vào mặt HĐXX hay kiểm sát viên mà chửi thề, thóa mạ… chứ quy chụp khơi khơi rất khó thuyết phục.
Video đang HOT
Với nội dung: Sau khi kết thúc phiên tòa, luật sư Đôn có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước và quốc tế; cung cấp nhiều thông tin, nội dung về vụ án để cho cả thế giới biết… thì có gì trái pháp luật? Nhận định, bình luận về vụ án mình bảo vệ thì có gì sai?
Nếu luật sư Đôn lợi dụng việc thông tin các tình tiết của vụ án mà xâm phạm đến an ninh quốc gia, đến lợi ích của Nhà nước thì luật sư Đôn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Cơ quan điều tra hoàn toàn có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật, cần gì phải kiến nghị?
Với bản kiến nghị thiếu căn cứ của các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, dư luận có dịp nêu băn khoăn: Phải chăng đây là sự “trả đũa” luật sư?
Theo ĐINH VĂN QUẾ
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Vụ nhục hình chết người ở Phú Yên: Ông Lê Đức Hoàn phải hầu tòa
Cáo trạng nhận định nguyên phó Công an TP Tuy Hòa, ông Lê Đức Hoàn, không thực hiện đầy đủ quy định, thiếu kiểm tra để xảy ra nhục hình tại trụ sở, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Chiều 24/11, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo Công an TP.Tuy Hòa, Công an tỉnh Phú Yên liên quan đến vụ dùng nhục hình làm chết nghi can xảy ra tại Công an TP.Tuy Hòa.
Còng tay, bỏ đói, đánh đập
Ngoài Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, đội phó Đội Trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên), các bị can còn lại đều nguyên là cán bộ Công an TP.Tuy Hòa, gồm: Lê Đức Hoàn (nguyên phó Công an TP Tuy Hòa, bị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", có khung hình phạt 3-12 năm tù), Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy), Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy). Các bị can Quyền, Quang, Mẫn, Huy, Thành bị truy tố cùng tội " Dùng nhục hình", có khung hình phạt 5-12 năm tù.
5 bị can nguyên là cán bộ Công an TP.Tuy Hòa, Công an tỉnh Phú Yên bị truy tố tội "Dùng nhục hình".
VKSND Tối cao ủy quyền cho VKSND tỉnh Phú Yên phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm lần 2 của vụ án. Một nguồn tin riêng cho biết lần xét xử này sẽ do TAND tỉnh Phú Yên thực hiện.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) là nghi can trong chuyên án trộm cắp tài sản và vụ việc được Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa thụ lý. Chiều 12/5/2012, thượng tá Lê Đức Hoàn - Phó Công an TP.Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án - chỉ đạo thuộc cấp đến nhà Kiều nhưng Kiều không ở nhà. Sau đó, khi phát hiện Kiều có mặt ở nhà, tổ công tác vào áp giải, khóa tay đưa về trụ sở Công an TP.Tuy Hòa.
8h cùng ngày, ông Hoàn phân công Quyền, Mẫn xét hỏi Kiều. Mẫn dùng còng số 8 còng tay Kiều vào thành ghế. Kiều không khai nên bị Mẫn, Quyền dùng gậy cao su đánh nhiều cái vào chân. 10h30, Huy được ông Hoàn phân công xét hỏi Kiều. Do Kiều không trả lời, Huy tiếp tục dùng gậy cao su đánh vào đùi nghi can.
Hơn 11h, Quang cùng Quyền, Mẫn tiếp tục xét hỏi. Kiều vẫn không trả lời nên bị Quang dùng gậy cao su đánh vào chân nhiều cái rồi dùng chân đạp vào còng tay. 12h, Thành được phân công giữ Kiều để Mẫn, Quyền ăn cơm. Thành hỏi Kiều nhưng nghi can không trả lời nên dùng gậy cao su đánh vào đầu. Sau đó, Kiều tử vong trên đường đi cấp cứu. Trung tâm Pháp y Phú Yên kết luận nguyên nhân Kiều tử vong là do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi. VKSND Tối cao cũng xác định Kiều bị còng tay, xét hỏi từ 8h đến 14h ngày 13/5/2012 nhưng không được ăn.
Cáo trạng nhận định bị can Lê Đức Hoàn có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ban chuyên án nhưng không thực hiện đầy đủ quy định; thiếu kiểm tra, sâu sát trong quá trình các điều tra viên, cán bộ cấp dưới làm việc với Kiều, để xảy ra việc dùng nhục hình ngay tại trụ sở làm việc của Công an TP.Tuy Hòa, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là nghi can tử vong.
Đại diện bị hại, bị cáo không đồng tình
Ông Nguyễn Văn Thân (cha bị can Nguyễn Thân Thảo Thành) cho rằng cáo trạng truy tố con ông là mang tính chủ quan. "Cáo trạng dựa vào lời khai của nhân chứng Hà Văn Đại để truy tố con tôi nhưng Đại khai rất lung tung. Trước đây, Đại khai Thành dùng tay phải ngồi đối diện Kiều, sau đó thì khai Thành cầm dùi cui tay trái" - ông nói.
Theo ông Thân, không thể dựa vào tiếng kêu của Kiều khi Thành canh giữ để buộc tội Thành. "Thành thừa nhận Kiều có kêu la khi nó đưa dùi cui lên vì sợ bị đánh nhưng Thành không đánh, chỉ dọa" - ông kể.
Luật sư Nguyễn Văn Thắng - Đoàn Luật sư Hà Nội, bào chữa cho Thành - cũng cho rằng VKND Tối cao truy tố sai đối với Thành. "Cơ quan tố tụng có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ của vụ án. Đó là bút lục về lời khai của Hà Văn Đại đã bị sửa" - luật sư Thắng phân tích. Theo ông, các chứng cứ cho thấy Thành có cầm dùi cui nhưng không chứng cứ nào khẳng định Thành đánh xuống đầu Kiều. Nhân chứng Đại cũng chỉ thấy Thành cầm dùi cui đánh nhưng có trúng vào đầu Kiều hay không thì không biết.
"Thành cầm dùi cui đánh xuống thật thì cũng không tạo nên những vết thương như giám định pháp y nêu. Trong kết luận điều tra, Thành ngồi đối diện đánh vào đầu Kiều. Khi giám định pháp y thì Kiều bị 3 vết thương nặng ở sau đầu. Ngồi đối diện thì làm sao đánh sau đầu Kiều?" - luật sư Thắng băn khoăn.
Trong khi đó, bà Ngô Thị Tuyết, chị nghi can Kiều, cũng không đồng tình với cáo trạng. Bà cho biết đang tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng.
Diễn biến vụ án
TAND TP Tuy Hòa xét xử sơ thẩm (từ ngày 26/3 đến 3/4) đã tuyên phạt Nguyễn Thân Thảo Thành 5 năm tù, Nguyễn Minh Quyền 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 18 tháng tù, Nguyễn Tấn Quang 15 tháng tù cho hưởng án treo, Đỗ Như Huy 12 tháng tù cho hưởng án treo cùng về tội "Dùng nhục hình". Sau khi dư luận bày tỏ bất bình vì mức án quá nhẹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao chỉ đạo xử lý vụ án đúng quy định pháp luật.
Ngày 29/4, VKSND tỉnh Phú Yên kháng nghị bản án và cho rằng ông Lê Đức Hoàn có dấu hiệu phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 9/7, TAND tỉnh Phú Yên tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Theo báo Người lao động
Xóa sổ đường dây buôn bán "cái chết trắng" Qua công tac trinh sat (TS) năm tinh hinh va băng cac biên phap nghiêp vu, lưc lương TS cua Đôi CSĐTTPVMT CATP Tuy Hoa, tinh Phu Yên năm đươc nguôn tin: trong khoang thơi gian tư đâu năm 2014, co môt nhom đôi tương câu kêt vơi nhau mua ma tuy tư TPHCM vê TP Tuy Hoa đê ban cho cac con...