Kiến nghị đưa ngay người nghiện vào trung tâm
Đoàn ĐBQH TP.HCM vừa có bản kiến nghị trình lên QH cho phép TP.HCM khẩn cấp áp dụng giải pháp tình thế để giúp người nghiện đi cai.
Xung quanh vấn đề này, Thanh Niên đã trao đổi thêm với ông Huỳnh Ngọc Ánh (ảnh), ĐBQH, Phó chánh án TAND TP.HCM.
Ảnh: Trường Sơn
Người dân TP.HCM vô cùng bất an và lo lắng trước tình trạng người nghiện tiêm chích ma túy công khai nơi công cộng. Cá nhân ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Người dân bất an và lo lắng là thực tế. Việc quản lý người nghiện hiện nay của chúng ta còn nhiều bất cập. Khi Nghị quyết 16 của QH (về thực hiện đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện” ở TP.HCM – PV) không thực hiện nữa, chúng ta chuyển sang thực hiện luật Xử lý vi phạm hành chính, thì muốn đưa người nghiện đi cai nghiện tập trung buộc phải có quyết định của tòa án. Tuy nhiên, quy trình rườm rà, thủ tục quá phức tạp dẫn đến thực trạng là trong thời gian vừa qua số người nghiện ma túy nhiều nhưng số người đi cai nghiện tập trung thì không đáng kể, dường như không có trường hợp nào do bị ràng buộc thủ tục.
Người nghiện ở TP phần đông là người tứ xứ, nay đây mai đó, không có chỗ ở ổn định. Ngay cả những người nghiện có hộ khẩu tại TP cũng không ở ổn định tại một địa chỉ nào nên hết sức khó khăn trong việc quản lý, hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng. Người dân, báo chí cũng đã phản ánh nhiều rồi. Người nghiện công khai tiêm chích ma túy ở nhiều nơi công cộng. Nói tình hình xã hội bất an là có căn cứ.
Video đang HOT
Trách nhiệm trong vấn đề này thuộc về ai?
Bây giờ chưa thể nói đến vấn đề trách nhiệm thuộc về ai, bên nào được, vì khi luật mới ra đời đã thay đổi hoàn toàn tư duy trước đây của chúng ta về việc xử lý người nghiện. Tác động đến quyền con người thì phải làm đúng luật, đúng Hiến pháp. Còn những văn bản, thông tư ra đời chưa kịp để thực thi luật thì bây giờ chúng ta phải làm cho kịp thời.
Vậy giải pháp tình thế nào mà TP.HCM kiến nghị để khẩn cấp giải quyết được vấn đề nhức nhối này?
Quy định của luật thì chúng ta phải chấp hành nghiêm nhưng bất cập ở chỗ thông tư, văn bản hướng dẫn để thực hiện quá chậm. Một mặt chúng ta phải thúc đẩy những bộ ngành có trách nhiệm phải ra ngay những văn bản hướng dẫn. Thứ hai là những vướng mắc do quy định dưới luật không sát với thực tế thì phải sửa đổi sớm. Nếu không thì T.Ư phải cho thực hiện một giải pháp tình thế, không chỉ dành riêng cho TP.HCM mà cho cả các tỉnh, thành khác. Đó là cần phải đưa ngay người nghiện vào trung tâm. Khi phát hiện người nghiện phải cho địa phương tập trung lại để cắt cơn nghiện, giúp họ xa rời ma túy trong lúc chờ hoàn tất thủ tục đi cai nghiện tập trung. Tôi nghĩ rằng cách làm này không trái luật, không trái với Hiến pháp, không có xâm phạm gì đến quyền công dân cả. Đây là việc chữa bệnh, cứu người thì bằng biện pháp gì tốt nhất, kịp thời nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất thì chúng ta phải làm.
Trước đây, TP.HCM đã thực hiện thành công mô hình cai nghiện tập trung. Các cơ sở cai nghiện tập trung từ mô hình này hiện vẫn còn, chỉ là do phải đợi chờ có quyết định của tòa án mà thôi. Trước mắt chưa làm được việc đó (văn bản hướng dẫn quy trình xử lý để tòa án ra quyết định cuối cùng – PV) thì chúng ta cần phải áp dụng ngay giải pháp tình thế như tôi đã nói. Nếu để kéo dài tình trạng như hiện nay thì đe dọa đến tài sản, tính mạng người dân; gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Theo TNO
Đà Nẵng 'vượt rào' đưa người nghiện ma túy vào trung tâm
Cho rằng Luật xử lý vi phạm hành chính "trước sau gì cũng phá sản" với những quy định bất cập trong giải quyết việc cai nghiện, Đà Nẵng đã ban hành quy chế riêng.
Tại buổi họp báo sáng 30/10, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2014 đến nay đang bộc lộ những hạn chế. Ông cho hay, theo quy định cùng nghị định và các văn bản dưới luật hướng dẫn, người nghiện ma túy là một loại bệnh cho nên phải đối xử với họ như một người bệnh. Vì thế việc đưa những người này vào các trung tâm cai nghiện là hạn chế quyền con người. Chỉ khi tòa án ra quyết định, chính quyền mới được đưa họ vào cai nghiện tập trung. Thực tế, các công đoạn từ tòa án họp cho đến lúc ra quyết định trải qua một công đoạn dài, như vậy phải mất thêm từ 6 đến 12 tháng cai nghiện tại cộng đồng và gia đình.
"Nếu việc cai nghiện tiếp tục không thành công thì mới lập hồ sơ, mà lập hồ sơ còn qua rất nhiều cơ quan như tư pháp, lao động thương binh xã hội, công an... Cứ mỗi cơ quan thêm 15 đến 20 ngày nữa họp rồi xét, tập hợp hồ sơ mới đưa cho tòa án xử thì quy định này hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn, và tôi dám chắc sẽ phá sản. Cả nước bây giờ không đưa được trường hợp người nghiện nào vào hết, mặc dù luật có hiệu lực từ 1/1", ông Thơ nói.
Thành phố là địa phương từng đưa thanh niên chậm tiến đến tham quan trại giam để các em ý thức hơn về hành vi của mình, sớm thay đổi trở thành người tốt. Ảnh:Nguyễn Đông.
Báo cáo từ phía công an cho thấy, Đà Nẵng hiện có 1.888 người nghiện còn lang thang ngoài cộng đồng, tuy nhiên con số thực tế được cho là còn nhiều hơn. "Từ tháng 6 Đà Nẵng khởi động một cách làm riêng bằng việc ban hành một quy chế riêng để cai nghiện cho người nghiện ma túy. Những cái gì mà luật chưa rõ ràng, thông tư nghị định chưa rõ ràng, quy định chưa cụ thể thì Đà Nẵng quy định", ông Thơ thông tin.
Ở quy chế của Đà Nẵng, những quy trình lòng vòng của luật được gộp lại. Tức là các ngành tư pháp, công an, lao động thương binh xã hội của các quận, huyện ngồi lại một lần và trong vòng 3 ngày để thống nhất lập hồ sơ, chuyển qua tòa án. Tòa án phải ra quyết định trong vòng 3 đến 5 ngày là có đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung hay không.
Quy chế đã làm xong và ban hành cách đây một tháng, và đồng thời kèm theo quy chế cũng ban hành chính sách hỗ trợ cho công tác này mới làm được. Hiện quận Hải Châu đã giải quyết được một số trường hợp. "Tuần sau chúng tôi tổ chức họp để tổng rà soát và củng cố lại tinh thần để anh em làm quyết liệt, vì cũng có những ý kiến cho rằng làm như thế là vi phạm và không đúng luật. Nhưng đây là việc làm nhân đạo, giúp người nghiện nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng", ông Thơ nói thêm.
Theo ông Thơ, trước khi làm cách trên, thành phố đã có văn bản nêu rõ những khó khăn, vướng mắc gửi lên cấp trên, cùng các bộ, ngành trung ương nhưng đến nay chưa nhận được thông tin phản hồi. Tuy nhiên thành phố vẫn phải làm vì từ lâu Đà Nẵng đã tuyên bố thành phố "5 không 3 có", trong đó không có người nghiện ma túy trong cộng đồng.
Tại buổi họp báo, lãnh đao UBND TP Đa Năng cho biêt thành phố vẫn xây dựng hai trung tâm thương mại tại hai chợ là chợ Hàn và chợ Cồn. Thành phố đang kêu gọi nhà đầu tư, và trong quá trình xây dựng sẽ tính toán để giữ lại những không gian, mặt hàng truyền thống, giải quyết thấu tình đạt lý lợi ích của các tiểu thương tại đây.
Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Đà Nẵng Võ Văn Thương thông tin, hiên Bi thư Thanh uy Đa Năng Trân Tho đa chỉ đạo ủy ban thành phố xử lý, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan đến những sai pham tai dư an Khu công nghê cao.
Việc tổ chức xe công tại Trung tâm hành chính khi bộ máy hoạt động tập trung hiện chưa được thực hiện do tầng hầm đỗ xe chưa hoàn chỉnh. Những trụ sở làm việc của các sở, ban ngành trước đây một phần được giữ lại để phục vụ cho các mục đích công cộng, còn lại sẽ được bán đấu giá để thu hồi lại vốn.
Liên quan xóm 'ổ chuột' giữa trung tâm Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố cho biết việc giải tỏa gặp nhiều khó khăn vì không có quỹ đất tái định cư tại trung tâm. Tuần sau, Bí thư Thành ủy Trần Thọ sẽ xuống làm việc trực tiếp với người dân để cùng tìm hướng giải quyết.
Nguyễn Đông
Theo VNE
"Không thể vì nhân văn với người nghiện mà để xã hội bất ổn" Đa số các ý kiến phản hồi đều chia sẻ, đồng tình với việc đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM xin Quốc hội cơ chế đặc biệt để xử lý vấn đề người nghiện tràn phố. Tuy nhiên, quy trình nào để giải quyết kiến nghị "vượt rào" của TPHCM? Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi: Người...