Kiến nghị dạy đại trà chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018

Theo dõi VGT trên

Sau hơn nửa tháng công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Ban Phát triển chương trình (Ban soan thảo) đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của những người quan tâm tới giáo dục. GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình đã có những trao đổi ban đầu về đợt đóng góp ý kiến này.

Kênh góp ý phong phú

Cùng với việc việc tiếp thu ý kiến từ các phương tiện thông tin đại chúng, Ban soạn thảo cũng đang tập hợp ý kiến của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cấp cơ sở, HS và phụ huynh HS từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua các hội nghị, các cuộc khảo sát thực địa, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, HS, phụ huynh HS và điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ, giáo viên và HS trung học phổ thông cả nước.

Kiến nghị dạy đại trà chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018 - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết giới thiệu dự thảo ngày 12/4. Ảnh: Lê Văn

Hầu hết các ý kiến đều nhất trí về cơ bản nội dung dự thảo CT tổng thể và cho rằng dự thảo đã quán triệt quan điểm và tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Chính phủ, kế thừa, phát huy ưu điểm của các CT giáo dục phổ thông (GDPT) đã có, đồng thời tiếp cận xu hướng quốc tế về xây dựng CT GDPT phát triển năng lực người học, thể hiện quyết tâm đổi mới của ngành Giáo dục.

Bên cạnh những đánh giá tích cực về dự thảo, Ban soạn thảo cũng thu nhận được nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp cho chương trình, cụ thể là về một số vấn đề sau: căn cứ xác định các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của HS; một số phẩm chất, năng lực cụ thể; số lượng môn học và hoạt động giáo dục (HĐGD); tên các môn học và HĐGD; thời lượng học tập; tiến độ triển khai CT.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới CT, sách giáo khoa GDPT, trong những ngày cuối tháng 4 vừa qua, Ban Phát triển CT tổng thể đã họp để trao đổi, bước đầu thống nhất hướng tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân.

Để các tầng lớp nhân dân tập trung góp ý cho những điểm thật sự còn hạn chế, nhằm hoàn thiện dự thảo chương trình (CT), bước đầu, Ban Phát triển CT tổng thể xin có một số giải trình và nghiên cứu tiếp thu ý kiến như sau:

Căn cứ xác định 6 phẩm chất, 10 năng lực

Yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực (NL) của HS được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới CT, sách giáo khoa GDPT. Đó là sự tiếp nối truyền thống xây dựng con người toàn diện có đức có tài, vừa hồng vừa chuyên của dân tộc. Trong giáo dục cũng như trong đời sống, phẩm chất được đánh giá bằng hành vi, còn NL được đánh giá bằng hiệu quả của hành động.

Căn cứ để xác định các phẩm chất chủ yếu là những đức tính của người Việt Nam được nêu ra trong các nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hoá, con người Việt Nam, đặc biệt là Năm điều Bác Hồ dạy HS và yêu cầu giáo dục đạo đức, lối sống cho HS hiện nay.

Về các NL cốt lõi nêu trong chương trình tổng thể, 3 NL chung (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) và 7 NL chuyên môn là những NL mà ai cũng cần có để sống, làm việc trong xã hội hiện đại. Các NL đó đã được xác định trong nhiều chương trình và tài liệu giáo dục nước ngoài, đặc biệt là các tài liệu Xác định và lựa chọn các năng lực cốt lõi của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) năm 2005, Các năng lực cốt lõi để học tập suốt đời – Khung tham chiếu châu Âu của EU (Liên minh Châu Âu) năm 2006 và Tầm nhìn mới về giáo dục – Mở khóa tiềm năng về công nghệ của WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) năm 2015.

Tư duy phản biện đã có

Có một số ý kiến đề nghị bổ sung các NL tư duy phản biện, tư duy logic, quản lý tài chính cá nhân vào những NL cốt lõi cần hình thành, phát triển cho HS.

Ban Phát triển CT tổng thể xin báo cáo là các NL trên đã được quan tâm đúng mức trong dự thảo CT tổng thể. Ví dụ, tư duy phản biện là nội dung quan trọng, xuyên suốt của NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Một trong những biểu hiện của tư duy phản biện ở HS các cấp học được dự thảo CT tổng thể chỉ ra là: “nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng” (HS tiểu học); “quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau” (HS THCS); “không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề” (HS THPT).

Số lượng môn học không nhiều hơn các nước tiên tiến

CT tổng thể mới chỉ là bộ khung của chương trình GDPT. Để đánh giá mức độ nặng nhẹ của CT, cần phải có CT cụ thể của các môn học. Tuy nhiên, có thể nêu ra so sánh về số lượng môn học và HĐGD như sau:

Video đang HOT

Kiến nghị dạy đại trà chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018 - Hình 2

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT), theo CT mới, lớp 10 có 13 môn học và 2 HĐGD; lớp 11 và lớp 12 có 9 môn học và HĐGD. CT hiện hành có 13 môn học và 4 HĐGD ở tất cả các lớp. Trong các môn học và HĐGD, môn Giáo dục thể chất được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh chủ yếu là thực hành, luyện tập. Thực chất, chỉ có 6 môn có lý thuyết và thực hành là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 3 môn định hướng nghề nghiệp tự chọn.

So sánh với CT nước ngoài: CT tú tài quốc tế (IB), CT của VQ Anh có 6 môn học bắt buộc; CT Australia, Đức, Pháp có từ 5 đến 6 môn bắt buộc; CT của Mỹ có 4 môn bắt buộc toàn quốc và một số môn bắt buộc khác tùy theo từng bang; CT Malaysia bắt buộc học 10 môn; CT Trung Quốc có 12 môn bắt buộc hoặc tự chọn có giới hạn,…

Thời lượng học tập ít hơn các nước OECD

Theo số liệu của OECD (The Learning Environment and Organisation of Schools, 2009, có thể tìm trên trang https://www.oecd.org/education/skills-beyond-school/48631122.pdf), trong độ tuổi từ 7 đến 15, tương đương từ lớp 1 đến lớp 9, trung bình mỗi HS học 7.390 giờ (60 phút/giờ). Còn theo dự thảo CT tổng thể của Việt Nam, từ lớp 1 đến lớp 9, mỗi HS học nhiều nhất 6.957 giờ, kể cả thời gian tự học dành cho HS tiểu học và thời gian học các môn tự chọn.

Tóm lại, CT mới đã giảm số môn học, thời lượng học so với CT hiện hành và còn thấp hơn CT các nước.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến phê bình, Ban Phát triển CT dự kiến báo cáo Hội đồng Thẩm định Quốc gia không tổ chức dạy môn Thế giới công nghệ ở các lớp 1, 2; chỉ bắt đầu dạy Tin học và Tìm hiểu công nghệ từ lớp 3.

Điều này cũng nhằm giảm áp lực phải trang bị phòng máy tính cho các trường tiểu học ngay từ năm đầu tiên triển khai CT mới. Số giờ học ở các lớp 8, 9, 10 cũng sẽ được nghiên cứu để giảm xuống dưới 30 tiết/tuần.

Tại sao có tên một số môn học mới?

Thực chất, hầu hết các môn học trong dự thảo CT tổng thể đều được phát triển trên cơ sở những môn đã có trong chương trình hiện hành.

Ví dụ, từ lớp 1 đến lớp 3 có môn Cuộc sống quanh ta, được xây dựng trên cơ sở môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình hiện hành. Chương trình nhiều nước cũng có môn học này với tên gọi tương tự. Cuộc sống quanh ta giúp HS có những hiểu biết ban đầu về các hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh, biết giữ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe,… Lên lớp 4, lớp 5, môn học này phân hóa thành 2 môn Tìm hiểu tự nhiên và Tìm hiểu xã hội; ở cấp THCS là 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Việc dạy học tích hợp mạnh ở các lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp trên phù hợp với quá trình nhận thức của HS, theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT.

Kiến nghị dạy đại trà chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018 - Hình 3
Tháng 1/2017 Bộ GD-ĐT và Ngân hàng thế giới đã công bố kế hoạch đổi mới giáo dục phổ thông trong một dự án 80 triệu USD. Bấm vào hình để xem chi tiết. Đồ hoạ: Lê Văn

Một HĐGD cũng đang được quan tâm nhiều là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong CT mới có hai loại hoạt động trải nghiệm sáng tạo: (i) Loại 1: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong từng môn học nhằm trải nghiệm kiến thức môn học trong thực tiễn; (ii) Loại 2: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp, trong đó HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được phân bổ thời lượng giáo dục riêng trong dự thảo CT tổng thể thuộc loại 2. Nội dung Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bao gồm các hoạt động tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng Tháng Tám, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), các hoạt động tham quan, nghiên cứu thực tế, lao động, vui chơi, thiện nguyện, phục vụ cộng đồng,… được thực hiện theo tinh thần HS là người tổ chức hoạt động dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu và điều kiện thực hiện của cơ sở giáo dục và địa phương. Phần lớn các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa là những hoạt động quen thuộc ở tất cả các trường phổ thông. Một số nội dung hoạt động mới trên thực tế cũng đã được triển khai ở các trường từ nhiều năm nay.

Kiến nghị triển khai đại trà ở lớp 1 vào năm học 2018 – 2019

Nhiều ý kiến lo lắng về khả năng tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và chuẩn bị cơ sở vật chất để triển khai CT mới từ đầu năm học 2018 – 2019.

Đây là những lo lắng rất có cơ sở. Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và nhân dân, Ban Phát triển CT kiến nghị Bộ GD-ĐT triển khai CT mới theo từng bước, cụ thể như sau:

Trong năm học 2018 – 2019, cho triển khai đại trà CT mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10.

Trong năm học tiếp theo, triển khai đại trà ở lớp 2 và lớp 6, dạy thực nghiệm lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Năm thứ ba, triển khai đại trà ở lớp 3, lớp 7, lớp 10 v.v… Đến năm học 20122 – 2023, CT mới sẽ được dạy ở tất cả các lớp theo đúng thời hạn Nghị quyết 88 của Quốc hội đề ra.

Như vậy, các địa phương sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị giáo viên, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất để từng bước đáp ứng được yêu cầu của CT mới.

Ban Phát triển CT tổng thể chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ, giáo viên và các tầng lớp nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến động viên, phê bình và mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phê bình để hoàn thiện CT GDPT mới.

GS Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể)

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết (VNN)

GS Nguyễn Minh Thuyết: 'Không thể nhập khẩu sách giáo khoa'

"Việc nhập khẩu chương trình, sách giáo khoa nước ngoài nếu có chỉ ở môn Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật. Nhưng cơ cấu hệ thống giáo dục các nước khác nhau, nước tiên tiến 5-7 năm lại thay đổi chương trình", GS Nguyễn Minh Thuyết lý giải.

Một vấn đề được nhiều giáo viên, học sinh... ý kiến về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là chương trình vẫn nặng, chưa giảm tải so với hiện nay. Là tổng chủ biên, ông chia sẻ gì về việc này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Không thể nhập khẩu sách giáo khoa - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh: Xuân Trung.

- Chương trình tổng thể mới là bộ khung của chương trình giáo dục phổ thông, chưa cung cấp đủ căn cứ để đánh giá là nặng hay nhẹ. Để đánh giá một cách đầy đủ và chuẩn xác thì phải chờ chương trình cụ thể của các môn học (dự kiến công bố vào tháng 7) và đề cương chi tiết nội dung từng môn.

Tuy nhiên, nếu dựa vào số môn học, có thể thấy chương trình mới ít môn học hơn so với hiện hành và không nhiều hơn chương trình các nước.

Cụ thể, cấp tiểu học hiện nay có 11 môn bắt buộc (gồm tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Kỹ thuật, Thể dục) và 2 hoạt động giáo dục bắt buộc. Trong dự thảo chương trình mới, số môn học và hoạt động này giảm xuống còn 8 ở các lớp 1, 2; ở lớp 3 là 9; và lớp 4-5 là 11. So sánh với thế giới, ở Anh học sinh lớp 1-3 học 10 môn; học sinh lớp 4- 6 học 11 môn. Chương trình của Nhật Bản, lớp 1-2 học 8 môn, lớp 3 là 9 môn, tức là bằng số môn học ở chương trình mới của Việt Nam. Lớp 4-5, họ ít hơn ta một môn.

Ở cấp THCS, chương trình hiện hành có 13 môn bắt buộc và 3 hoạt động giáo dục. Chương trình mới chỉ có 11 môn và hoạt động giáo dục.

Ở cấp THPT, chương trình hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động bắt buộc. Theo dự thảo chương trình mới, lớp 10 có 15 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu là thực hành, hoạt động nghệ thuật thực chất là sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật vừa mang lại hiểu biết vừa có tính chất giải trí cho học sinh.

Ở lớp 11-12, chương trình mới có 9 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Tuy nhiên, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu là thực hành, vận động; môn Giáo dục thể chất được thực hiện dưới hình thức câu lạc bộ thể thao tự chọn. Như vậy, thực chất học sinh chỉ phải học bắt buộc 6 môn có lý thuyết lẫn thực hành gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 3 môn định hướng nghề nghiệp. Số lượng môn bắt buộc như thế là tương đương chương trình tú tài quốc tế IB yêu cầu học sinh phải chọn ít nhất 6 môn trong số 5-6 nhóm mà chương trình đưa ra.

Thời lượng môn học trong chương trình giáo dục mới so với các nền giáo dục tiên tiến thì thế nào, thưa giáo sư?

- Theo số liệu của OECD (The Learning Environment and Organisation of Schools, 2009), trong độ tuổi 7-15, tương đương từ lớp 1 đến lớp 9, mức trung bình của các nước thuộc tổ chức này là mỗi học sinh học 7.390 giờ (60 phút/giờ). Còn dự thảo chương trình tổng thể, từ lớp 1 đến lớp 9, mỗi học sinh Việt Nam học nhiều nhất 6.950 giờ, kể cả thời gian tự học dành cho học sinh tiểu học và thời gian học các môn tự chọn.

Nói riêng về chương trình tiểu học thì thời lượng học của học sinh lớp 1 ở Australia là 970 giờ/năm, ở Vương quốc Anh là 890 giờ/năm, ở Phần Lan là 600 giờ/năm. Học sinh lớp 1 Việt Nam theo chương trình mới sẽ học nhiều nhất 670 giờ, bao gồm cả giờ tự học có hướng dẫn và môn học tự chọn.

Tóm lại, chương trình mới đã giảm số môn học, thời lượng học so với chương trình hiện hành. Việc có giảm nữa hay không, chúng tôi sẽ phải cân nhắc bởi điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh.

Vì sao Việt Nam không nhập khẩu chương trình và sách giáo khoa của các nước phát triển để áp dụng cho giáo dục nước nhà?

- Không có quốc gia độc lập nào "tệ" đến mức phải nhờ nước ngoài viết giúp chương trình và sách dạy con em mình về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học của chính dân tộc, đất nước mình. Nếu có nước ngoài nào sẵn sàng làm việc đó thì chắc chúng ta cũng không dùng chương trình và sách họ viết giúp được.

Việc nhập khẩu chương trình, sách giáo khoa nước ngoài, giả sử có thực hiện thì cũng chỉ giới hạn ở các môn Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật. Nhưng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của các nước không giống nhau. Trong khi Việt Nam theo công thức 5 năm tiểu học, 4 năm THCS và 3 năm THPT thì nhiều nước tiên tiến theo công thức 6 4 2. Cơ cấu giáo dục quốc dân khác nhau mà áp dụng chung một chương trình sẽ khập khiễng.

Bên cạnh đó, các nước tiên tiến cứ 5-7 năm lại thay đổi chương trình. Nếu nhập khẩu chương trình nước ngoài thì Việt Nam sẽ phải canh cánh để ý xem khi nào họ đổi chương trình để đổi theo. Mỗi lần như vậy ta phải đổi luôn cả sách giáo khoa. Điều này chắc chắn là không thể chấp nhận được.

Chương trình tổng thể có nhiều môn học mới khiến dư luận lo ngại gây xáo trộn trong dạy và học, giáo sư chia sẻ hế nào về điều này?

- Hầu hết môn học có tên mới đều được phát triển trên cơ sở môn đã có trong chương trình hiện hành nên sẽ không gây bỡ ngỡ cho cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông. Ví dụ, từ lớp 1 đến lớp 3 có môn Cuộc sống quanh ta, được xây dựng trên cơ sở môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình hiện hành. Chương trình nhiều nước có môn học này với tên gọi tương tự. Cuộc sống quanh ta giúp học sinh làm quen và có những hiểu biết ban đầu về các hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh, biết giữ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe...

Lên lớp 4-5, môn học này phân hóa thành 2 môn Tìm hiểu tự nhiên và Tìm hiểu xã hội; ở cấp THCS là môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Kiến thức các môn học phát triển dần, phù hợp với quá trình nhận thức của trẻ.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Không thể nhập khẩu sách giáo khoa - Hình 2

Nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng khi dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có nhiều môn học mới, đặc biệt môn lần đầu xuất hiện là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.

Một hoạt động giáo dục đang được quan tâm nhiều là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong chương trình mới, có hai loại. Một là hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong từng môn học nhằm trải nghiệm kiến thức môn học trong thực tiễn. Hai là hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp, học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực và nhóm kỹ năng để trải nghiệm thực tiễn đời sống, phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được phân bổ thời lượng giáo dục riêng trong dự thảo chương trình tổng thể thuộc loại 2. Nội dung gồm các hoạt động tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng Tháng Tám, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), các hoạt động tham quan, nghiên cứu thực tế, lao động, vui chơi, thiện nguyện, phục vụ cộng đồng... Hoạt động này được thực hiện theo tinh thần học sinh tổ chức dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu và điều kiện thực hiện của cơ sở giáo dục và địa phương.

Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, các phẩm chất, năng lực người học cần có được cho rằng chưa thuyết phục. Ban soạn thảo đã dựa trên những căn cứ nào khi xây dựng các tiêu chí này?

- Các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người học mới không phải là sản phẩm do những người biên soạn chương trình tùy tiện tưởng tượng ra. Căn cứ để xác định các phẩm chất chủ yếu là những đức tính của người Việt Nam được nêu ra trong nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, đặc biệt là năm điều Bác Hồ dạy học sinh; yêu cầu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay.

10 năng lực cốt lõi nêu trong chương trình tổng thể là những năng lực mà ai cũng cần có để sống, làm việc trong xã hội hiện đại. Các năng lực đó đã được xác định trong nhiều chương trình và tài liệu giáo dục nước ngoài, đặc biệt là các tài liệu: Xác định và lựa chọn các năng lực cốt lõi của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2005; Các năng lực cốt lõi để học tập suốt đời - khung tham chiếu châu Âu của EU (Liên minh Châu Âu) năm 2006; Tầm nhìn mới về giáo dục - Mở khóa tiềm năng về công nghệ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2015.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, cá nhân giáo sư đã chịu những áp lực gì khi là tổng chủ biên?

- Nhận nhiệm vụ soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp lực lớn nhất đối với tất cả anh chị em chúng tôi là làm sao phát huy được trí tuệ tập thể, tận dụng được ý kiến chuyên gia để có chương trình tốt nhất trong khả năng có thể. Khối lượng công việc lớn, tiến độ gấp, khiến tôi suốt mấy tháng qua không dám đi đâu khỏi Hà Nội. Nhiều tuổi rồi nhưng không ít đêm thức trắng vì hạn báo cáo đến... Nhưng bù lại, tôi cũng như cộng sự có niềm vui là được đóng góp vào sự phát triển của thế hệ học sinh mới, của giáo dục nước nhà.

Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Điểm mới của chương trình là chia giáo dục thành 2 giai đoạn cơ bản (Tiểu học và THCS) và hướng nghiệp (THPT). Chương trình xuất hiện nhiều môn học mới, có phân chia rõ ràng môn bắt buộc và tự chọn; các trường sắp xếp thời gian học từng môn...

Theo Quỳnh Trang (VNE)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áoTP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áo
16:05:47 20/02/2025
TP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vảiTP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vải
07:52:37 20/02/2025
Cô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổCô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổ
13:35:38 20/02/2025
Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?
07:43:10 20/02/2025
Phát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhàPhát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhà
07:39:22 20/02/2025
Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'
06:29:25 20/02/2025
Thực hư clip xe cứu thương chế còi "cố lên, sắp tới rồi" chạy ở TPHCMThực hư clip xe cứu thương chế còi "cố lên, sắp tới rồi" chạy ở TPHCM
14:09:00 20/02/2025
Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêmXe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm
18:19:21 20/02/2025

Tin đang nóng

Sau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMITSau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMIT
14:35:12 21/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầuChồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầu
13:33:57 21/02/2025
Chấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diệnChấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diện
16:44:35 21/02/2025
Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025
14:57:14 21/02/2025
Trần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tìnhTrần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tình
13:25:12 21/02/2025
Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?
13:20:32 21/02/2025
Á hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạcÁ hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạc
12:36:55 21/02/2025
MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"
14:09:05 21/02/2025

Tin mới nhất

Điều tra vụ cháy hơn 300 cây cà phê ở Kon Tum

Điều tra vụ cháy hơn 300 cây cà phê ở Kon Tum

15:03:31 20/02/2025
Theo bà Hoa, chiều 18.2, gia đình bà đang tưới cà phê thì phát hiện một đám cháy lớn nên đã kéo ống nước dập lửa. Thời điểm này có gió to, thời tiết hanh khô nên ngọn lửa bùng lên dữ dội rồi lan nhanh trong vườn cà phê.
Người phụ nữ tử vong dưới gầm cầu vượt ở Bình Dương

Người phụ nữ tử vong dưới gầm cầu vượt ở Bình Dương

13:30:51 20/02/2025
Người phụ nữ chưa rõ danh tính, được người dân phát hiện nằm tử vong dưới gầm cầu vượt nút giao Tân Vạn, TP Dĩ An (Bình Dương).
Xe đầu kéo va chạm xe máy làm 1 người phụ nữ tử vong tại ngã ba đường tránh Biên Hòa

Xe đầu kéo va chạm xe máy làm 1 người phụ nữ tử vong tại ngã ba đường tránh Biên Hòa

13:30:48 20/02/2025
Hậu quả khiến người phụ nữ (chưa rõ danh tính) tử vong tại chỗ. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nói trên.
Hai người may mắn thoát nạn sau va chạm khiến ô tô 7 chỗ biến dạng

Hai người may mắn thoát nạn sau va chạm khiến ô tô 7 chỗ biến dạng

20:57:00 19/02/2025
Đang chạy trên đường, chiếc ô tô 7 chỗ bất ngờ lao qua chiều của hướng ngược lại, va chạm với xe tải khiến phương tiện hư hỏng, biến dạng, giao thông ùn ứ.
Tài xế mắc kẹt trong cabin còn xe bị kẹp giữa 2 ô tô tại Thường Tín, Hà Nội

Tài xế mắc kẹt trong cabin còn xe bị kẹp giữa 2 ô tô tại Thường Tín, Hà Nội

16:39:23 19/02/2025
Trên đường di chuyển xảy ra tai nạn hoặc phát hiện vụ việc tai nạn giao thông cần báo ngay cho lực lượng Cảnh sát giao thông tại chốt trực gần nhất hoặc gọi báo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số 114 để được ứng cứu kịp thời.
Vụ cô gái ở Hà Nội bị đánh hội đồng có mâu thuẫn từ chuyện yêu đương

Vụ cô gái ở Hà Nội bị đánh hội đồng có mâu thuẫn từ chuyện yêu đương

15:55:40 19/02/2025
Liên quan đến vụ cô gái bị nhóm người đánh hội đồng ở Hà Nội, ngày 19/2, trao đổi với phóng viên, nạn nhân N.T.L. (17 tuổi) cho biết, vào tối 15/2, khi đi uống nước cùng hai người bạn thì gặp nhóm của H.
Vụ bé gái 5 tháng tuổi tử vong ở Hà Nội: Người phụ nữ trông trẻ khai gì?

Vụ bé gái 5 tháng tuổi tử vong ở Hà Nội: Người phụ nữ trông trẻ khai gì?

15:52:14 19/02/2025
Ngày 19/2, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ bé gái 5 tháng tuổi tử vong trên địa bàn phường Long Biên.
Bắt công nhân đóng bảo hiểm bằng cà phê: Giám đốc công ty nói gì?

Bắt công nhân đóng bảo hiểm bằng cà phê: Giám đốc công ty nói gì?

15:47:33 19/02/2025
Ngoài việc thu 1,7 tấn cà phê/năm để nộp bảo hiểm xã hội cho công nhân vượt quá số tiền quy định, hai công ty cà phê ở Gia Lai còn thu thêm từ 3 - 10 triệu đồng/người khiến người lao động bức xúc.
Làm rõ vụ đánh hội đồng nữ sinh ở Hà Nội

Làm rõ vụ đánh hội đồng nữ sinh ở Hà Nội

15:08:54 19/02/2025
Ngày 19/2, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang khẩn trương xác minh thông tin cô gái bị đánh hội đồng, bắt quỳ xin lỗi.
Triệu tập tài xế ủn lê xe máy dưới gầm suốt đoạn đường dài ở Hà Nội

Triệu tập tài xế ủn lê xe máy dưới gầm suốt đoạn đường dài ở Hà Nội

13:04:33 19/02/2025
Ngày 19/2, đại diện Đội CSGT đường bộ số 5 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đã triệu tập tài xế ô tô Mazda CX5 kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy.
Tài xế ô tô CX5 ủn lê xe máy dưới gầm suốt đoạn đường dài ở Hà Nội

Tài xế ô tô CX5 ủn lê xe máy dưới gầm suốt đoạn đường dài ở Hà Nội

12:58:50 19/02/2025
Lực lượng chức năng đang xác minh hình ảnh tài xế ô tô CX5 sau tai nạn giao thông đã ủn lê xe máy dưới gầm xe suốt đoạn đường dài ở Hà Nội.
Quảng Nam: Động đất 3,5 độ gây rung lắc mạnh ở Nam Trà My

Quảng Nam: Động đất 3,5 độ gây rung lắc mạnh ở Nam Trà My

12:38:09 19/02/2025
Trận động đất khiến nhà cửa và vật kiến trúc trong khu vực gần tâm chấn rung lắc mạnh, nhiều người dân trong vùng bị ảnh hưởng cảm nhận được dư chấn.

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc bắt giữ người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng

Hàn Quốc bắt giữ người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng

Thế giới

18:27:02 21/02/2025
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, cảnh sát đã chính thức lập hồ sơ chống lại Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc cản trở việc thi hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 1 vừa qua.
Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?

Sao việt

18:22:35 21/02/2025
Hoa hậu Việt Nam 2020 đã đổi hết các thông tin cá nhân trên Fanpage, Facebook và Instagram cá nhân thành Miss Vietnam 2020
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Góc tâm tình

18:12:13 21/02/2025
Chỉ vì lỡ gắp một miếng thịt kho tàu, tôi bị mẹ chồng mắng té tát, sỉ nhục không thương tiếc rồi đuổi thẳng cổ về nhà mẹ đẻ!
Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Lạ vui

17:22:54 21/02/2025
Cảm thấy khó chịu vì gà trống của hàng xóm gáy lúc 3 giờ sáng, một người đàn ông lớn tuổi ở Kerala, Ấn Độ đã nộp đơn khiếu nại chính thức, thúc đẩy chính quyền điều tra và ra lệnh di dời chuồng gia cầm.
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Sao thể thao

17:21:20 21/02/2025
Thất bại toàn diện của Man City trước Real Madrid đã tóm tắt cả mùa giải khác biệt của hai tiền đạo tiên phong của bóng đá thế giới.
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Sao châu á

17:13:54 21/02/2025
Koo Jun Yup và gia đình Từ Hy Viên đang xảy ra bất đồng trong việc lựa chọn hình thức chôn cất tro cốt của cố minh tinh.
Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Tv show

16:53:03 21/02/2025
Chương trình mới sẽ lên sóng sau Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió đang nhận được nhiều quan tâm khi được dự đoán sẽ gây sốt trong thời gian tới.
Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Sáng tạo

16:46:41 21/02/2025
Ngoài vẻ đẹp, hoa cẩm tú cầu được coi là biểu tượng của tình yêu, sự lãng mạn và lòng trắc ẩn, nó được nhiều người cắm trong nhà mà không biết loại hoa này cực độc.
Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Netizen

16:43:25 21/02/2025
Một công dân Ấn Độ đã bị bắt tại Nepal sau khi liên quan đến một vụ việc tại một sự kiện du lịch khiến Phó Thủ tướng Nepal Bishnu Paudel bị bỏng nhẹ.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Ẩm thực

16:42:02 21/02/2025
Thực đơn cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản. Bữa cơm này hẳn sẽ giúp cả nhà vừa ngon lại no căng bụng, đủ dinh dưỡng.
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế

Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế

Pháp luật

16:38:18 21/02/2025
Thấy CSGT xử lý người vi phạm ở huyện Bình Chánh, người đàn ông đến can thiệp, giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng và bị một cán bộ giật lấy, khống chế tại chỗ.