Kiến nghị đầu tư xây dựng 2 công trình có tổng mức vốn hơn 10.500 tỷ đồng
Hai dự án liên vùng mà UBND thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối vốn thực hiện trong giai đoạn 2020-2025 gồm: Dự án cải tạo môi trường các con kênh kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn; Dự án Xây dựng nút giao thông An Phú (quận 2).
Phối cảnh nút giao thông An Phú (quận 2) trong tương lai.
Theo văn bản mà UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nhu cầu vốn cần được bố trí từ ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2021-2025 cho các dự án là 10.519,3 tỷ đồng, trong đó năm 2021 là 510 tỷ đồng.
Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên (có địa điểm xây dựng tại các quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh). Công trình có chiều dài 32,714km, trong đó, hạng mục kè bờ và nạo vét gồm: Xây dựng kè dọc hai bên bờ kênh dài 32,714km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực; nạo vét toàn tuyến kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên với chiều rộng đáy kênh từ 30m đến 90m, cao trình đáy kênh từ -4 đến -5m; làm mới, sửa chữa các cống ngang đấu nối ra kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên; bến thuyền dọc theo tuyến kênh.
Về hạng mục xây dựng đường giao thông dọc 2 bên bờ kênh dài 32,714km bằng bê tông nhựa nóng, với chiều rộng mặt đường là 15m, vỉa hè 2 bên từ 2,5m đến 4m; xây dựng hệ thống thoát nước mưa, hào kỹ thuật, chiếu sáng và cầu giao thông hai bên bờ kênh. Tổng mức đầu tư dự kiến là 8.200,3 tỷ đồng.
Về dự án xây dựng nút giao thông An Phú (quận 2) có điểm đầu là cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; điểm cuối đường Mai Chí Thọ (hướng về đường hầm sông Sài Gòn).
Dự án gồm: Xây dựng hầm chui theo hướng từ cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đến đường Mai Chí Thọ, hướng về đường hầm sông Sài Gòn; xây dựng hầm chui theo hướng từ cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây vào đường Lương Định Của; xây dựng cầu vượt theo hướng từ đường Lương Định Của vào cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; xây dựng cầu vượt từ đường Mai Chí Thọ, hướng từ nút Cát Lái rẽ trái vào cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; xây dựng tuyến nhánh kết nối 1 làn xe ô tô giữa chiều đi và về cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại vị trí chui dưới cầu Mương Kênh; xây dựng cầu Bà Dạt phù hợp với mặt cắt hoàn chỉnh các nhánh trong nút giao. Tổng mức đầu tư dự kiến là 5.104 tỷ đồng.
Nghệ An: "Liều" bỏ cam trồng bưởi đặc sản, bỏ nhím nuôi chuột "khổng lồ", ai ngờ thành tỷ phú nông dân
Trong lúc trồng cam, nuôi nhím gặp rớt giá, chị Nguyễn Thị Hương (xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) đã chuyển đổi 3 ha trồng cam sang trồng bưởi đặc sản, nuôi 300 con dúi đặc sản ví như chuột khổng lồ. Thời gian đầu ai cũng lo cho chị, nhưng nào ngờ sau 3 năm nuôi con đặc sản,chị là tỷ phú nông dân.
Vượt khó làm giàu trên vùng đất đỏ bazan
Video đang HOT
Với quyết tâm làm giàu từ cây ăn quả, chị Nguyễn Thị Hương và chồng là anh Trần Thanh Quang (xóm Trung Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về cách trồng, chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là cây đặc sản.
Từ những năm 1996, với khát khao làm giàu, vợ chồng chị Hương đã mạnh dạn vay mượn của gia đình, bạn bè đấu thầu 3ha đất trên địa bàn để trồng các loại cây đặc sản như bưởi, chanh, cam.
Tuy nhiên thời gian này, do còn thiếu kinh nghiệm, lại không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên năng suất và lợi nhuận kinh tế không đạt được là bao.
"Thời điểm đó rất khó khăn, bỏ ra số vốn khá lớn nhưng thu về không được là bao, tiền vay nợ của anh em bạn bè đều đầu tư vào giống cây và phân bón hết. Nhiều chủ nợ đến hạn trả nhưng thấy vợ chồng tôi khổ quá nên thôi. Đó cũng là thời kỳ khó khăn nhất của gia đình tôi", chị Nguyễn Thị Hương tâm sự.
Chị nông dân Nguyễn Thị Hương bên trang trại bưởi đặc sản của gia đình mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Cùng với trồng cam, chanh, bưởi; lúc này trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn lại rộ lên phong trào nuôi nhím một loại con đặc sản có giá trị tại địa phương. Nắm bắt cơ hội chị Nguyễn Thị Hương cũng bỏ ra một số vốn rất kha khá để đầu tư chuồng trại, con giống bắt đầu kế hoạch chăn nuôi không giống ai.
Thời gian này, giá nhím thương phẩm cao, nhím đạt đủ cân là có thương lái đến đặt mua nên ban đầu có lãi. Tuy nhiên dần dần về sau nhím rớt giá, gia đình tôi như kiệt quệ theo nhím.
Đến năm 2005, trong một lần tình cờ đưa gia đình đi chơi ở Quảng Bình, có nhà người quen trồng giống bưởi rất thơm ngon, rất giống với loại bưởi hồng Quang Tiến mà địa phương hay trồng.
Chị mạnh dạn xin ghép cành về trồng thử tại gia trại của gia đình mình. Từ những gốc bưởi giống ban đầu cho trái ngọt, Chị Hương đã mạnh dạn bỏ trồng cây cam và chỉ chuyên trồng giống bưởi này. Đến nay vườn bưởi của gia đình chị đã trồng được 750 gốc phủ kín hơn 3ha cho thu hoạch hàng năm 40 tấn quả.
Chị Hương đang chăm sóc vườn bưởi của gia đình. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, chị Nguyễn Thị Hương cho biết: "Ngay từ khi trồng cây ăn quả và nuôi nhím thất bại, chỉ một chuyến thăm họ hàng ở Quảng Bình mà tôi đã tình cờ bén duyên với giống bưởi đặc sản này. Ban đầu tôi chỉ ươn và trồng thử 20 gốc bưởi, đến khi bưởi ra hoa cho quả xum xuê, trĩu cành; bứt về ăn thử thấy bưởi rất thơm và ngon...".
Thế là vợ chồng chị đưa bưởi đi bán, thời điểm đó bưởi ra quả nào là chị bán sạch quả đó. Thấy giống bưởi ngon và lạ, chị mạnh dạn chặt bỏ hết diện tích trồng cam và chuyển sang trồng bưởi đặc sản.
Thời gian đầu dù rất khó khăn nhưng nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên thành quả đã đến với gia đình chị Hương.
"Nữ hoàng" bưởi đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ
"Năm 2019 gia đình thu hoạch được 30 tấn bưởi đặc sản, giá 25.000 nghìn đồng/kg nên cũng có của ăn của để. Năm nay, bưởi được mùa gia đình tôi thu hoạch được 40 tấn giá bán 18.000 ngàn/kg cũng được hơn 500 triệu đồng...", tỷ phú nông dân Nguyễn Thị Hương cho hay.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình chị Hương đã bỏ biết bao công sức, dày công nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật nên vườn bưởi của gia đình lúc nào cũng cho quả xum xuê; có cây quả từ trên ngọn xuống dưới gốc...
Theo chị Nguyễn Thị Hương đến mùa thu hoạch chính vụ, tại vườn bưởi của gia đình có những cây hơn 200 quả. Ảnh: Cảnh Thắng
Ngoài trồng bưởi, chị Nguyễn Thị Hương còn đầu tư chuồng trại để nuôi dúi đẻ và dúi thịt thương phẩm.
Hàng năm 300 con dúi của gia đình chị cũng cho thu hoạch gần 1 tỷ đồng.
Tỷ phú nông dân Nguyễn Thị Hương tiết lộ: "Thấy con nhím rớt giá, lại tình cờ đọc báo Nông thôn Ngày nay đăng mô hình nuôi dúi ở Bắc Giang thành công và lợi nhuận cao; thấy vậy tôi rong ruổi ra tận Bắc Giang để thăm quan, học hỏi mô hình nuôi dúi nơi đây. Sau khi tìm hiểu quy trình thuần chủng và kỹ thuật chăn nuôi dúi, tôi đã mua 10 cặp dúi giống về nuôi. Từ 10 cắp dúi ban đầu, hiện nay gia đình tôi đã có hơn 300 con dúi đẻ và dúi thương phẩm. Luôn luôn đáp ứng được như cầu của thương lái...".
"Nuôi dúi rất đơn giản, chuồng chỉ làm những ngăn nhỏ nuôi từng con một. Thực ăn của nó thì càng đơn giản và sẵn có hơn, hàng ngày nó chỉ ăn ngô và mía nên cũng dễ kiếm và chí phí thấp. Mỗi con dúi trưởng thành, xuất chuồng giá giao động từ 500 ngàn đến 600/con...", chị Hương cho biết thêm.
Chị Hương bên 2 con dúi đẻ của gia đình mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Năm 2019, gia đình chị Nguyễn Thị Hương (xóm Trung Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) thu về gần 1 tỷ đồng lợi nhuận từ trồng bưởi đặc sản và nuôi dúi đặc sản cũng với một số cây ăn quả khác trong vườn.
Ngoài hăng say làm kinh tế giỏi, nhiều năm qua chị Nguyễn Thị Hương còn là một chi hội trưởng Hội Nông dân năng nổ. Theo ông Phan Trung Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hiếu (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Hương là một Chi hội trưởng chi hội nông dân có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Hội, phát triển hiệu quả số lượng và chất lượng hội viên trên địa bàn.
"Với mô hình trang trại hơn 3ha trồng bưởi đặc sản, nuôi dúi đặc sản, chị Nguyễn Thị Hương đã và đang tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương. Đặc biệt, gia đình chị thường xuyên ủng hộ xây dựng đường giao thông nông thôn và hưởng ứng các hoạt động phong trào văn hóa, thể thao, các chương trình từ thiện, an sinh xã hội ở địa phương...", ông Phan Trung Vinh chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn cho hay.
Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước của MTTQ Việt Nam: 'Áo mới' cho nông thôn Bắc Giang Bắc Giang đã "khoác áo mới" kể từ khi xây dựng nông thôn mới. Đó không chỉ là câu chuyện hạ tầng, là những con đường đi vào ngõ ngách, ra tận cánh đồng, là những ngôi trường mới khang trang... nông thôn còn "mới" cả ở tư duy, nhận thức, cách làm. Kết quả đó có được là một phần rất lớn...