Kiến nghị đặt tên quảng trường lớn nhất Việt Nam mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ là một trong những quảng trường lớn nhất Việt Nam, được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư được công bố gần 2.000 tỷ đồng.
Mới đây, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, đơn vị vừa kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận đặt tên Quảng trường Trung tâm và Công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) là “Quảng trường Hồ Chí Minh”.
Với diện tích khoảng 27 ha, Quảng trường Hồ Chí Minh bao gồm các hạng mục: Quảng trường, cột cờ Tổ quốc, nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà sàn và ao cá Bác Hồ, công viên lưu niệm 63 tỉnh, thành phố.
Công trình này nhằm tổ chức các sự kiện chính trị lớn, giao lưu văn hóa và tạo hình ảnh một thành phố kinh tế năng động, một trung tâm văn hóa hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đây là một trong những quảng trường lớn nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư được công bố gần 2.000 tỷ đồng
Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ là một trong những quảng trường lớn nhất Việt Nam, được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư được công bố gần 2.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Dự án xây dựng Quảng trường trung tâm và công viên bờ sông, trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, được thiết kế với quy mô người sử dụng tối đa trên toàn khu vực là 430.000 người. Quảng trường sẽ kết nối với trung tâm thành phố hiện hữu qua cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn đến Công trường Mê Linh (quận 1).
Được biết, dự án sẽ được nhà đầu tư là Công ty Đại Quang Minh thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) và được cấn trừ vào số tiền chênh lệch, mà nhà đầu tư còn phải nộp theo hợp đồng BT dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính, trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đã được ký tắt trước đây.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng đã giao Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố phối hợp với Trường Chính sách công và quản lý Fulbright tổ chức khảo sát một số trung tâm tài chính trên thế giới để xây dựng Đề án phát triển TP.HCM thành Trung tâm Tài chính quốc tế phù hợp với điều kiện của thành phố.
TUỆ LÂM
Theo VTC
TP.HCM trình đề án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm
Sáng 8.10, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khóa IX (kỳ họp bất thường), Phó Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm đã trình HĐND tờ trình về dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỷ đồng.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.HCM, ý tưởng xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TP.HCM đã được ấp ủ qua nhiều thời kỳ và nhiệm kỳ lãnh đạo. Do vậy, thành phố đã xây dựng đề án rất cẩn trọng, đến hôm nay đã có đầy đủ cơ sở cũng như các điều kiện cần thiết đưa ra HĐND TP bàn luận để thông qua. Bà Quyết Tâm cũng yêu cầu các đại biểu HĐND cần bàn thảo sâu sắc, có những ý kiến đóng góp tích cực cho dự án này.
Vị trí xây Nhà hát giao hưởng phía Thủ Thiêm (Q.2), đối điện quận 1. Ảnh: Zing
Đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố (từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1). Nhà hát này có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ, thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.
Về việc cần thiết xây dựng nhà hát, Phó Chủ tịch UBND Lê Thanh Liêm cho rằng, một TP.HCM văn minh, hiện đại, là đầu mối giao lưu không chỉ về kinh tế, khoa học mà còn các giá trị văn hóa xã hội khác nên rất cần những công trình văn hóa xứng tầm.
Được biết, vào thời Pháp thuộc, TP.HCM có 3 nhà hát: Nhà hát Opera (nay là Nhà hát thành phố), Nhà hát Phiharmonie (nay là Kho bạc thành phố) và Nhạc viện thành phố. Hiện nay chỉ Nhà hát thành phố còn giá trị của một nhà hát đúng nghĩa, các nhà hát xây dựng sau 1975 như nhà hát Hòa Bình, Bến Thành hiện đang xuống cấp cũng như không đạt tiêu chuẩn để có thể tổ chức các buổi diễn chất lượng cao theo yêu cầu của các đoàn, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế.
Hiện nay, chỉ duy nhất Nhà hát thành phố còn đúng nghĩa là một nhà hát.
Theo ông Liêm, việc xây dựng một Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách. "Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh", ông Liêm nói.
Với việc xây nhà hát này, thành phố cũng kỳ vọng dự án sau khi hoàn tất sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng và quản lý tốt các hoạt động văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của TP.HCM.
Thẩm tra tờ trình này, Trưởng Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng cho rằng cần thiết phải xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch. Tuy nhiên, ông Dũng đề nghị UBND TP lưu ý nhà hát cần có thiết kế độc đáo, có khu cây xanh liền kề, thiết kế phải đạt chuẩn quốc tế, xứng tầm là nơi hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân, là địa điểm độc đáo để thu hút khách du lịch quốc tế.
Ông Dũng cũng lưu ý, UBND TP.HCM cần chọn nhà thầu có năng lực và tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát này.
Đại biểu HĐND TP.HCM - Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch là ấp ủ của nhân dân cũng như lãnh đạo thành phố qua nhiều thời kỳ, nên ông tán thành chủ trương này. "Tôi đề nghị trong nhiệm kỳ tiếp theo, Sở Tài nguyên - Môi trường xem xét nên có 1 công trình thứ 2 là nhà hát cải lương nữa. Đây cũng là sự gửi gắm, trông chờ của nhiều nghệ sĩ cải lương và người dân TP.HCM", ông Khuê nói.
Theo Danviet
Dự án Thủ Thiêm: Chưa thể công khai sẽ xử lý ai vì phải có đầy đủ cơ sở "Mong bà con thành phố nói chung và bà con Thủ Thiêm nói riêng hết sức thông cảm, chia sẻ. Thành phố sẵn sàng chịu trách nhiệm và sẽ giải quyết khẩn trương". Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến trả lời trong buổi họp báo sáng nay. Sáng nay 21/9, UBND TP.HCM đã tổ chức họp báo về việc Thanh tra...