Kiến nghị cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Cục Đường sắt Việt Nam vừa kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Cục Đường sắt Việt Nam gửi văn bản báo cáo Bộ GTVT, đề xuất cơ chế chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, thúc đẩy sản xuất kinh doanh lĩnh vực vận tải đường sắt.
Một trong những nội dung đáng chú ý là Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị phê duyệt đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và phê duyệt phương án thoái vốn của các đơn vị thành viên trực thuộc để đơn vị này có cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Video đang HOT
Kiến nghị phê duyệt đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Bên cạnh đó, Cục Đường sắt Việt Nam cũng kiến nghị tiếp tục áp dụng chính sách giảm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo Thông tư 12/2021 của Bộ Tài chính cho các năm tiếp theo. Cụ thể mức thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được xác định là 4% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt, thay vì 8% như trước.
” Các địa phương cần thống nhất áp dụng các chính sách ưu đãi sử dụng đất dành cho đường sắt. Đồng thời giải quyết thủ tục đất đai, miễn tiền thuế sử dụng đất đối với diện tích đất trụ sở điều hành sản xuất của các đơn vị đầu máy, toa xe và đất các công trình phụ trợ khác cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức chạy tàu “, Cục Đường sắt đề xuất.
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, từ cuối năm 2019 đến nay hoạt động vận tải đường sắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh thu sụt giảm, sản xuất kinh doanh thua lỗ.
Dịch COVID-19 bùng phát vào cao điểm Tết Nguyên đán, nghỉ Lễ 30/4 – 1/5 nên doanh thu vận tải 6 tháng năm 2021 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạt 77,8% so cùng kỳ năm 2020 và giảm sâu, chỉ bằng 54,4% so với năm 2019 khi chưa có dịch.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải đường sắt, năm 2020, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các công ty vận tải đã gửi đề xuất tới các ngân hàng. Đến nay, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đã nhận được văn bản chấp thuận điều chỉnh giảm lãi suất vay của một số ngân hàng với số tiền 1,8 tỷ đồng trên tổng dư nợ vay 101 tỷ đồng.
” Chi phí lãi vay là khoản có tỷ trọng cao trong giá thành. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, khoản lãi vay trở thành một gánh nặng do mất dòng tiền. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, giảm lãi vay sâu hơn trong thời gian tới “, Cục Đường sắt VN kiến nghị.
Đường sắt chạy duy nhất một đôi tàu khách Bắc - Nam
Liên quan đến vận tải đường sắt đi/đến ga Sài Gòn trong giai đoạn Tp. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo an toàn, phòng dịch COVID-19, tối 8/7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã ra thông báo về kế hoạch chạy tàu.
VNR bãi bỏ chạy tàu SE3/4 từ ngày 10/7 đến hết ngày 23/7/2021. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Theo đó, VNR bãi bỏ chạy tàu SE3/4 từ ngày 10/7 đến hết ngày 23/7/2021. Từ ngày 10/7 đến hết ngày 23/7/2021 trên toàn mạng lưới đường sắt chỉ tổ chức chạy duy nhất một đôi tàu khách Thống nhất là SE7/8, không tổ chức chạy tàu khách khu đoạn như: Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang...). Tuy nhiên, đối với tàu chở hàng, ngành đường sắt vẫn tổ chức chạy bình thường.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lưu ý, đối với tàu SE7/8 từ ngày 9/7 đến hết ngày 23/7/2021, ngành đường sắt không bán vé cho hành khách đi từ ga Sài Gòn đến các ga và đi từ các ga đến ga Sài Gòn. Tuy nhiên, ngành đường sắt vẫn phục vụ hành khách đi và đến các điểm ga khác ngoài Sài Gòn. Mặt khác, ngành đường sắt sẽ theo dõi sát diễn biến của dịch COVID-19 tại các địa phương để có phương án đón, trả khách phù hợp.
Đại diện lãnh đạo VNR cho biết đã yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm các văn bản của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam, các địa phương và của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã ban hành thời gian qua liên quan đến việc phòng, chống dịch COVID-19.
Tổng công ty cũng đã yêu cầu các đơn vị thực hiện phun khử trùng toa xe; bố trí đầy đủ xà phòng, nước rửa tay tại khu vực bồn rửa trên toa xe; kiểm tra, hướng dẫn hành khách khai báo y tế bắt buộc khi đi tàu...
Riêng các chức danh công tác trên tàu (lái tàu, trưởng tàu, nhân viên phục vụ trên tàu...), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo tiêu chí 5K (Khẩu trang, Khoảng cách, Khử khuẩn, Không tập trung và Khai báo y tế), thực hiện khai báo y tế đầy đủ, khi xuống ban được bố trí ngủ nghỉ tại các khu lưu trú của ngành đường sắt, không tiếp xúc với cộng đồng dân cư bên ngoài.
2.800 tỷ đồng không thể giải ngân, ngành đường sắt nguy cơ phá sản Trước những vướng mắc về kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng không được tháo gỡ, ngành đường sắt Việt Nam đang đối diện phá sản, gần 25.000 lao động nguy cơ mất việc. Khoản tiền vốn bảo trì đường sắt hàng nghìn tỷ đồng đã có nhưng chưa thể giải ngân vì những quan điểm trái chiều đang có nguy cơ...