Kiến nghị cho phép chuyển giao quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng nói gì?
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%.
Cử tri kiến nghị cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%
Cụ thể, cử tri kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) để đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội, trên cơ sở gần như khôi phục lại một số nội dung của Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (trước khi được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) như sau:
“Điều 5. Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị:
Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội, hoặc phải dành 20% quỹ nhà ở của dự án để làm nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì chuyển giao quỹ đất này cho Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án.
Chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này, hoặc chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tại thời điểm chuyển giao để sử dụng làm nhà ở xã hội được xác định giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp thực hiện hoán đổi số lượng nhà ở xã hội tương đương tính theo căn hộ , hoặc diện tích sàn xây dựng căn hộ, theo hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm tùy theo từng khu vực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và theo công thức tính số lượng căn hộ (hoặc diện tích sàn xây dựng) căn hộ nhà ở xã hội sau hoán đổi tương đương số lượng căn hộ (hoặc diện tích sàn xây dựng) hoán đổi nhân hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực sau hoán đổi chia hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực trước hoán đổi.”
Video đang HOT
Quy định dành quỹ đất 20% xây NOXH trong dự án thương mại đang là “vòng kim cô” của các chủ đầu tư
Trả lời kiến nghị trên, Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua Bộ đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số tồn tại, bất cập trong việc thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội, trong đó có quy định về việc dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội theo Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, nhằm khắc phục một số bất cập, tồn tại này.
Tuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, quy định dành quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại đang trở thành “vòng kim cô” của doanh nghiệp địa ốc.
Ông Nguyễn Lê Mỹ Hưng, Phó giám đốc Khối Điều hành dự án TPHCM, Tập đoàn Novaland cho rằng, việc bắt buộc dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội tại một dự án sẽ khiến kiến trúc, cảnh quan, không gian chung của cả dự án không đồng bộ, thiếu mỹ quan, giảm hiệu quả đầu tư và khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích…
Ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn HT cũng cho rằng, thực tế ở nhiều dự án, chủ đầu tư đã phải bồi thường giá cao, trong khi tiền đất được khấu trừ cho quỹ đất nhà ở xã hội theo đơn giá Nhà nước với chênh lệch rất lớn và doanh nghiệp phải gánh. “Điều này chắc chắn sẽ đội giá nhà thương mại lên cao”, ông Dũng nói.
Trong văn bản gửi tới Bộ Xây dựng góp ý một số quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chỉ ra những điểm bất hợp lý của quy định trên.
HoREA cũng cho rằng nếu cho phép doanh nghiệp “chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%”, Nhà nước sẽ có nhiều nhà ở xã hội hơn ở vị trí khác với mức giá vừa túi tiền cho người dân có thu nhập thấp.
Bất động sản Cần Giuộc hưởng lợi lớn nhờ đòn bẩy hạ tầng
Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đã và đang được khởi công hướng đến mục tiêu tăng khả năng kết nối với TP.HCM đang tạo sức bật lớn cho thị trường bất động sản Cần Giuộc.
Cần Giuộc đón sóng hạ tầng tỷ đô
Theo các chuyên gia, vị trí là yếu tố cốt lõi giúp gia tăng giá trị của bất động sản, trong đó "đòn bẩy" hạ tầng là động lực mạnh mẽ. Thị trường bất động sản nhiều năm qua đã chứng kiến hàng loạt khu vực trở thành "mỏ vàng" đầu tư nhờ lực đẩy của hạ tầng.
Với lợi thế liền kề Nhà Bè - một trong những khu vực trọng điểm được TP.HCM chú trọng đầu tư - phát triển nhằm mở rộng địa giới thành phố về phía Nam, Cần Giuộc - Long An đang đứng trước cơ hội "lột xác" toàn diện khi liên tục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực từ hạ tầng trong khu vực.
Theo đó, tháng 11/2021, Sở Giao thông vận tải Long An ra văn bản chính thức khởi công xây dựng cống Bà Đằng và cống Tân Khánh. Giai đoạn 1 thi công phần cống ngang và phần đường, dự kiến hoàn thành vào quý 3/2022. Đây là những hạng mục đầu tiên thuộc thành phần 1 trong dự án mở rộng đường ĐT826E, có tổng vốn đầu tư 533 tỷ đồng.
Được biết, dự án đường ĐT826E đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt gồm 2 dự án thành phần. Sau khi nâng cấp, mở rộng, tuyến đường có chiều dài gần 3km, rộng 40m, quy mô 6 làn xe. Điểm đầu giao với ĐT826C (đường Lê Văn Lương nối dài từ Nhà Bè - TP HCM đến Long Hậu - Cần Giuộc), điểm cuối nối dài vào đường Long Hậu, thẳng đến KCN Long Hậu.
Về phía TP.HCM, tuyến Lê Văn Lương đoạn qua Nhà Bè đã có kế hoạch xây mới cả 4 cầu Rạch Đĩa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi. Bên cạnh đó, đường Nguyễn Văn Tạo được quy hoạch lộ giới 60m cũng đang được Ban Quản lý khu Nam - UBND Nhà Bè sớm triển khai. Các tuyến đường huyết mạch như: ĐT825, ĐT823, ĐT826B, ĐT830E, ĐT827E... đã dần hoàn thiện, góp phần kết nối đến các khu, cụm công nghiệp quan trọng từ Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc... đến cảng Hiệp Phước - TPHCM, cảng quốc tế Long An.
Được biết, trước đó Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng và sẵn sàng đón làn sóng đầu tư từ TP.HCM lan tỏa đến như: quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch hệ thống giao thông đường thủy, cảng thủy nội địa, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến Quốc lộ N1, N2, 14C...
Ngoài ra, khi các quy hoạch hạ tầng quan trọng như: trục Bắc - Nam, Vành đai 3 và 4, cao tốc bến Lức - Long Thành, tuyến Metro số 4.... hoàn thiện và đi vào hoạt động, Cần Giuộc sẽ sở hữu mạng lưới giao thông liên vùng thuận lợi, nhanh chóng đến TP.HCM và các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây sẽ là tiền đề giúp Cần Giuộc tiếp tục phát triển đúng với tiềm lực sẵn có, trở thành khu vực đón sóng đầu tư trong và ngoài nước.
An cư và đầu tư thịnh vượng với đại đô thị T&T City Millennia
Tại Long Hậu, Cần Giuộc, đại đô thị T&T City Millennia có quy mô đến 276,3 ha nằm ngay cửa ngõ kết nối với TP.HCM, cách KĐT Phú Mỹ Hưng, quận 7 chỉ 11 km, thừa hưởng ưu thế khi nằm trong quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh của TP.HCM cùng sức bật hạ tầng trong khu vực.
Phối cảnh tổng thể dự án T&T City Millennia.
Không chỉ sở hữu quần thể kiến trúc đặc sắc, hội tụ tinh hoa văn hóa thế giới và đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam, đại đô thị T&T City Millennia sẽ cung ứng ra thị trường các sản phẩm tiềm năng đáp ứng trọn vẹn nhu cầu an cư, đầu tư sinh lời và du lịch, giải trí như nhà phố thương mại, biệt thự liền kề, biệt thự song lập.... tích hợp hệ tiện ích "all in one" đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt - giải trí - y tế - giáo dục và cảnh quan rộng lớn như: bể bơi, khu vực vui chơi dành cho trẻ em, khu vực giải trí, thể thao, phố ẩm thực, gian hàng cho khách tham quan, trung tâm thương mại ven sông, trường học quốc tế liên cấp,...
Với sự đột phá trong quy hoạch và phát triển hạ tầng, đón đầu xu hướng di cư tất yếu về các đô thị phía Nam thành phố, T&T City Millennia còn thừa hưởng sức nóng của các đô thị kiểu mẫu với quy mô lớn hàng trăm hecta mang tầm vóc quốc tế như KĐT Phú Mỹ Hưng, KĐT Cảng Hiệp Phước, KĐT Zeitgeist... Với lợi thế nằm trên trục đường phát triển các KĐT lớn của Nam Sài Gòn nhưng mặt bằng giá vẫn còn hấp dẫn, T&T City Millennia hưởng lợi lớn về tiềm năng gia tăng giá trị - đích ngắm lý tưởng thu hút dòng tiền đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
Được biết, Tập đoàn Khải Hoàn Land (KHG - HOSE) hiện đang là đơn vị tiếp thị và phân phối độc quyền dự án T&T City Millennia. Hiện Tập đoàn Khải Hoàn Land cùng các sàn giao dịch lớn trên thị trường như Phát Hưng Real, Euro Group, Thu Thiem Invest... đang đẩy mạnh hoạt động triển khai, giới thiệu những sản phẩm và chính sách tốt nhất từ T&T City Millennia đến khách hàng và nhà đầu tư.
Thị trường Bất động sản Phú Quốc vào guồng đua? Nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng tại khu vực phía Nam có tính thanh khoản cao khi kinh tế, du lịch phục hồi. Trong đó, lượng giao dịch Phú Quốc tăng trưởng mạnh, chiếm 95% toàn khu vực phía Nam. Từ tháng 11/2021, Phú Quốc là nơi thí điểm đón khách du lịch quốc tế thông qua hộ chiếu vaccine. Theo đó, cuối năm...