Kiến nghị cho để xe trên phố cấm
UBND quận Hai Bà Trưng vừa đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép thí điểm để một hàng xe trên hè các tuyến phố Bà Triệu, phố Huế.
Theo UBND quận Hai Bà Trưng, 2 tuyến phố có hè rộng, số lượng các hộ kinh doanh nhiều (nằm dọc hai bên mặt đường), có nhu cầu để xe rất lớn. Do vậy, khi không có mặt lực lượng chức năng kiểm tra hoặc vào các ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính, vi phạm vẫn thường xuyên diễn ra. Để tạo điều kiện cho nhu cầu để xe của người dân, UBND quận đề xuất cho phép quận thí điểm sắp xếp một hàng xe để sát tường mặt tiền các công trình, theo chiều đầu xe quay vào trong trên 2 tuyến phố Huế và Bà Triệu.
Hiện nay, quận Hai Bà Trưng có 4 tuyến phố cấm để xe trên hè và 6 tuyến cấm tổ chức trông giữ xe trên hè.
Theo ANTD
Trật tự đô thị nhìn rõ sự tốt lên: Gánh nặng cần san sẻ
Cắt cử lực lượng cắm chốt, kiểm tra và xử lý với trọng trách "dồn" toàn bộ về công an như hiện nay không phải là biện pháp khả thi, lâu dài đối với công tác đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT). Đô thị Hà Nội chỉ có thể trật tự, văn minh, nếu có được sự sắp xếp, tổ chức và quản lý thống nhất, bài bản, khoa học. Quan trọng không kém là phải có lực lượng chuyên trách.
Thanh tra GTVT cần phát huy tốt vai trò giữ gìn trật tự đô thị
Văn bản nhiều, nhưng cứng nhắc
Tính từ năm 2002, khi Nghị quyết số 13/ 2002 của Chính phủ về "các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần TNGT và ùn tắc giao thông", được ban hành và được thành phố chọn triển khai thí điểm ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã có rất nhiều mô hình, chủ trương liên quan đến lĩnh vực TTĐT. Riêng từ năm 2008 trở lại đây, liên tiếp 3, 4 văn bản của thành phố chủ trương về quản lý vỉa hè, cấm bán hàng rong, sắp xếp xe đạp, xe máy, ô tô... trên cả trăm tuyến phố, tập trung vào các địa bàn nội thành.
Tại quận Hai Bà Trưng, khi triển khai chủ trương cấm để xe máy, xe đạp trên hè theo tiêu chí tuyến phố văn minh thương mại có 3 trục Phố Huế, Bà Triệu và Bùi Thị Xuân được chọn. Hai trục Phố Huế và Bà Triệu, theo quan điểm của cấp cơ sở, có thể đồng tình, vì là trục phố chính, đông người qua lại. Nhưng phố Bùi Thị Xuân, con phố bên trong, đằng sau phố chính mà cũng cấm nốt, thì hết sức bất cập. Bởi, đã cấm ở Phố Huế và Bà Triệu thì phải mở "cửa" để bố trí cho xe đạp, xe máy đỗ ở vị trí khác. Cấm hết thì xe đỗ vào đâu? Hệ lụy của sự thiếu thực tế này là ngay ở cả 3 trục phố văn minh thương mại trên, đi qua lúc nào cũng gặp xe máy, thậm chí ô tô dừng đỗ. Chủ trương cấm như vậy không đạt hiệu quả.
Liên quan đến mô hình tuyến phố văn minh thương mại, ngay trong cách thực hiện ở mỗi địa bàn cũng khác nhau. Quận Hai Bà Trưng, tuyến Phố Huế được áp dụng văn minh thương mại, không để xe trên hè. Trong khi cùng trục thẳng ấy nối dài sang quận Hoàn Kiếm, phố Hàng Bài có cùng diện tích vỉa hè lại được bố trí điểm trông giữ xe trên hè. Điều này dẫn đến sự so sánh của người dân, và gây khó khăn với lực lượng làm nhiệm vụ.
Nêu một điển hình trục Phố Huế - Hàng Bài, thay vì cấm, đẩy đuổi, cơ quan quản lý nên tính toán, xây dựng biện pháp tổ chức sắp xếp, quản lý phù hợp. Sức ép ngày càng tăng về dân số, phương tiện với đô thị Hà Nội, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế khiến... vỉa hè Hà Nội khó tránh khỏi áp lực. Việc nghiên cứu tổ chức phù hợp không chỉ đạt được sự đồng thuận của người dân, mà còn thuận lợi, dễ dàng hơn với lực lượng xử lý.
Còn thiếu người cầm lái
Nhiều lần trong các cuộc giao ban với đại diện các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, lãnh đạo thành phố Hà Nội chia sẻ: trong công tác giữ gìn TTĐT, không thể để lực lượng công an trực tiếp "đối đầu" với vi phạm, với người dân. Cán bộ phường, xã, cán bộ đô thị, thanh tra GTVT... nên đứng ra đảm trách những phần việc này.
Ở cấp cơ sở, lâu nay, những hội nghị, những kế hoạch được tổ chức rầm rộ đại diện ban ngành đóng góp ý kiến, rồi hăng hái ký cam kết tham gia, phối hợp giữ gìn TTĐT. Nhưng, sát cánh thường xuyên cùng lực lượng công an trong giải quyết TTĐT thì rất ít cán bộ phường, xã làm được. Một cán bộ công an chỉ huy một địa bàn trọng điểm ở quận Hoàn Kiếm khẳng định: "Chưa lần nào thấy cán bộ đô thị phường lập biên bản xử phạt hành chính vi phạm kinh doanh, lấn chiếm vỉa hè, trong khi phường có cả một phó chủ tịch phụ trách vấn đề đô thị, và đủ quyền để huy động sự vào cuộc của ban ngành, đoàn thể".
Mô hình về người chịu trách nhiệm đảm bảo TTĐT, chúng tôi gặp được tại quận Hai Bà Trưng. Mô hình này hình thành mới đây, từ tháng 9-2012, sau khi UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 3821, ngày 24-8-2012, "Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2012- 2015". Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, đã tìm chọn được lực lượng chịu trách nhiệm chính về TTĐT, là Thanh tra GTVT. Kế hoạch thực hiện Văn bản 3821 của UBND thành phố, lãnh đạo quận Hai Bà Trưng giao cho Đội Thanh tra GTVT xây dựng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá, đề ra biện pháp. Đầu tháng 10, các trục đường được chọn để bắt tay làm điểm TTĐT là Trương Định, Bạch Mai kéo dài lên Phố Huế, Bà Triệu. Cũng lực lượng Thanh tra GTVT xây dựng kế hoạch phối hợp với các phường dọc những trục phố trên để tuyên truyền chủ trương của thành phố, thông báo biện pháp triển khai đến người dân.
Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT Hai Bà Trưng, ông Trần Việt Hải cho biết, căn cứ đặc điểm từng tuyến phố, qua khảo sát, chúng tôi có cách thức phù hợp. Như phố Trương Định vốn "nóng" bởi tình trạng cầu dẫn tự tạo cản trở giao thông trong 1 tháng, lực lượng chức năng vừa tuyên truyền người dân tự tháo dỡ, vừa tiến hành tháo dỡ cơ bản cầu dẫn ở 800 mét hè phố. Sang phố Bạch Mai, vi phạm phổ biến là biển quảng cáo choán vỉa hè. Cũng từng ấy thời gian, gần 100 biển, bảng bị tháo dỡ, trả lại sự phong quang cho hè đường. Sau mấy trục phố làm điểm này, quận sẽ nhân tiếp ra các tuyến phố ở những phường khác, và những vi phạm khác. Lịch triển khai đã được thông báo đến các phường, cùng với việc đề nghị sự phối hợp của các ban, ngành chức năng. Còn Đội Thanh tra GTVT quận, họ được xác định sẽ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Thanh tra GTVT, trước UBND quận nếu không xử lý triệt để các vi phạm. Có thêm một lực lượng chung sức với lực lượng công an, và chịu trách nhiệm chính đảm bảo TTĐT cách nghĩ, cách làm ở quận Hai Bà Trưng rất cần được chia sẻ, nhân rộng.
Theo ANTD
Khi "lính hành chính" ghi điểm Cùng với lực lượng làm công tác tham mưu, đội ngũ cán bộ chiến sỹ thuộc các đội QLHC về TTTXH ở công an quận, huyện, thị xã thường chỉ được biết đến với những công việc tiếp dân, giải quyết thủ tục mang tính chất hành chính và... chỉ trong giờ hành chính. Tuy nhiên, cách nghĩ đầy "lý thuyết" này hoàn...