Kiện mafia Nhật đòi lại tiền bảo kê
Một bà chủ nhà hàng ở thành phố Nagoya (Nhật Bản) đã đâm đơn kiện thủ lĩnh một băng nhóm yakuza ( mafia) lớn nhất Nhật Bản để đòi lại tiền bảo kê.
Bà chủ nhà hàng (không công bố tên) kiện thủ lĩnh Kenichi Shinoda của nhóm yakuza Yamaguchi-gumi, đòi bồi thường 17,35 triệu yen (174.000 USD), theo hãng tin Kyodo.
Trước đây, bà chủ nhà hàng này đã phải trả tổng cộng 10,85 triệu yen (109.000 UDS) tiền bảo kê cho nhóm Yamaguchi-gumi trong vòng 12 năm. Khi bà ngừng trả tiền bảo kê hồi năm 2008, một thành viên của nhóm Yamaguchi-gumi đến đe dọa đốt nhà hàng của bà, theo Kyodo.
Các luật sư của bà chủ nhà hàng này cho biết thân chủ của họ hoàn toàn có cơ sở pháp lý để kiện ông Shinoda nhờ một điều luật phòng chống tội phạm có tổ chức được sửa đổi hồi năm 2008.
Theo điều luật này, những thủ lĩnh hay đại ca của các tổ chức tội phạm phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại mà đàn em gây ra.
Video đang HOT
Thủ lĩnh của Yamaguchi-gumi, ông Kenichi Shinoda – Ảnh: AFP
Theo hãng tin Kyodo, đây là một vụ kiện đòi lại tiền bảo kê đầu tiên ở Nhật Bản.
Mới đây, nhóm Yamaguchi-gumi, có khoảng 27.700 thành viên, vừa phát hành một tạp chí dành riêng cho các thành viên nhóm náy, đăng tải những bài thơ, và bài viết của các “đại ca” yakuza.
Tạp chí riêng được phát hành nhằm mục đích củng cố tình đoàn kết giữa các thành viên nhóm này.
Theo TNO
Mafia Nhật ra tạp chí để răn dạy tân binh
Băng nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất Nhật Bản vừa ra mắt tạp chí dành cho các thành viên, trong đó có trang thơ và nhật ký của những tên đầu sỏ.
Kenichi Shinoda, đầu sỏ của nhóm yakuza lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-gumi, hồi năm 2011. Ảnh: MSN
Tạp chí 8 trang được phát hành trong Yamaguchi-gumi, một tổ chức xã hội đen rộng lớn với khoảng 27.700 thành viên, nhằm tăng cường tình đoàn kết trong băng đảng.
Trang nhất của Yamaguchi-gumi Shinpo là bài giới thiệu của thủ lĩnh Kenichi Shinoda, với nội dung cho các tân binh biết về những giá trị và quy tắc mà họ phải tuân thủ.
Shinoda cũng thừa nhận rằng, mafia Nhật Bản đang gặp ngày càng nhiều khó khăn hơn và không còn có thể dựa vào "thương hiệu" của mình để tạo ra lợi nhuận trong các hoạt động".
Tạp chí không được phát hành rộng rãi này còn có một chuyên mục giải trí kể lại chi tiết những chuyến đi câu cá của các ông trùm trong băng đảng, cùng satirical haiku, một loại thơ truyền thống của Nhật Bản, và các bài viết trò chơi cờ tướng kiểu Nhật.
"Có thể, họ cảm thấy việc hoạt động ngày càng khó khăn hơn do pháp lệnh chống mafia cấm họ mở các tài khoản ngân hàng mới và ký các hợp đồng bất động sản", một nguồn tin cảnh sát cho biết.
Số lượng tội phạm có tổ chức, được gọi chung là yakuza ở Nhật Bản, đã giảm đi nhiều trong những năm gần đây, với 63.200 thành viên vào cuối năm 2012, theo Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản.
Riêng nhóm Yamaguchi-gumi quy tụ hơn 40% số yakuza ở nước này, nhưng cũng để mất 3,300 thành viên trong năm 2012.
Giống như mafia ở Italy hay Hội Tam Hoàng ở Trung Quốc, yakuza Nhật Bản tham gia vào các hoạt động từ đánh bạc, ma túy và mại dâm đến cho vay nặng lãi, tống tiền và kinh doanh thông qua các công ty bình phong.
Theo VNE
Bộ trưởng Nhật nhập viện giữa tin đồn từ chức Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản hôm qua nhập viện với lý do sức khỏe, trong bối cảnh có thông tin rằng ông sắp từ chức do dính líu đến một nhóm mafia. Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Keishu Tanaka. Ảnh: AFP Ông Keishu Tanaka được bổ nhiệm vào nội các Nhật Bản cách đây chưa đầy ba tuần, như một phần...