Kiên Giang: Xuất hiện nhiều ca Covid-19 mới, phong tỏa toàn bộ bệnh viện đa khoa tỉnh
Sở Y tế Kiên Giang đã có công văn hỏa tốc tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh sau khi xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 tại đây. Hiện bệnh viện đã bị phong tỏa.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang bị phong tỏa vào sáng 13.7. ẢNH: XUÂN LAM
Ngày 13.7, Sở Y tế Kiên Giang cho biết nơi đây đã có công văn hỏa tốc gửi đến Sở Y tế các tỉnh thành và các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh biết kể từ ngày 13.7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang chỉ tiếp nhận người bệnh cấp cứu vượt khả năng điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới, tạm ngưng tiếp nhận người bệnh khám ngoại trú cho đến khi có thông báo mới.
Việc tiếp nhận người bệnh đến khám ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và trên địa bàn TP Rạch Giá tạm thời do Bệnh viện đa khoa tư nhân Bình An, Trung tâm Y tế TP.Rạch Giá và các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn TP.Rạch Giá thực hiện.
Trường hợp người bệnh cấp cứu vượt khả năng điều trị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới cần chuyển viện đến Bệnh viện đa khoa tỉnh, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới phải thông báo trước hoặc hội chẩn qua điện thoại để được hỗ trợ, chuẩn bị tiếp nhận, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang đang khẩn trương bố trí nơi khám bệnh tạm thời tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang (Cơ sở ở Bệnh viện đa khoa cũ) để tiếp nhận người bệnh đến khám ngoại trú vào ngày 14.7.
Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, sở dĩ có thông báo trên là do tối 12.7, qua kiểm tra, phát hiện có 8 ca dương tính với Covid-19 tại khoa Thận – Tiết niệu của bệnh viện. Bước đầu, cơ quan chức năng TP.Rạch Giá đã truy vết được 38 trường hợp F1 là bác sĩ, nhân viên y tế và người nuôi bệnh.
Video đang HOT
Trong buổi sáng 13.7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang đã cho phong tỏa toàn bộ bệnh viện để xét nghiệm sàng lọc tất cả bác sĩ, nhân viên, người bệnh, người nuôi bệnh… Đồng thời, rà soát tất cả người bệnh, người nuôi bệnh và khách thăm bệnh có đến bệnh viện này từ ngày 30.6 để thông báo cho các địa phương.
Hiện tất cả nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang phải thực hiện cách ly tại bệnh viện từ 3 – 7 ngày, không được về nhà, chờ có kết quả xét nghiệm PCR. Vật dụng sinh hoạt cá nhân và thực phẩm người nhà mang đến cổng, nhân viên ra cổng tiếp nhận nhưng phải đảm bảo thực hiện 5K.
Phong tỏa P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức: Người dân tranh thủ mua nhu yếu phẩm trước giờ G
Trước giờ phong tỏa, nhiều người dân tại P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức tranh thủ ra ngoài để mua nhu yếu phẩm dùng cho những ngày tới, số khác thông báo gấp với công ty để làm việc tại nhà.
Một chốt kiểm soát người dân theo Chỉ thị 16 tại ngã 3 đường Ngô Chí Quốc và đường DT43 thuộc P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức.. ẢNH: SONG MAI
Tối 12.7, UBND TP.Thủ Đức (TP.HCM) có văn bản thông báo phong tỏa địa bàn P.Bình Chiểu từ 0 giờ ngày 13.7 cho đến khi có thông báo mới.
Mua nhu yếu phẩm về dùng để hạn chế ra ngoài
Theo ghi nhận của Thanh Niên , khoảng 20 giờ cùng ngày, tại các tiệm tạp hóa trên đoạn đường Ngô Chí Quốc thuộc P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức đã tấp nập người dân đến mua nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, trứng...
Bà M.P chủ tiệm tạp hóa trên đường Ngô Chí Quốc cho biết, từ tối đến giờ bà bán hàng không ngơi tay... Để hạn chế việc tiếp xúc với khách, bà phải giăng dây trước cửa tiệm kèm theo thông báo "xin giữ khoảng cách 2 m, không tụ tập quá 3 người".
Một tiệm tạp hóa giăng dây trước cửa tiệm kèm theo thông báo "xin giữ khoảng cách 2 m, không tụ tập quá 3 người" để bán hàng cho khách trước giờ phong tỏa P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức.ẢNH: SONG MAI
"Ban đầu tôi cũng chưa biết tin phong tỏa P.Bình Chiểu từ 0 giờ khuya nay đâu, nhưng thấy khách mua hàng ngày càng đông hỏi ra mới biết sắp phong tỏa phường. Tôi đang đặt thêm trứng để bán mà không biết có đủ để bán không. Thôi giờ dịch phức tạp, nếu phong tỏa 14 ngày thì mình cũng phải chấp hành", bà M.P chia sẻ thêm.
Tại một tiệm tạp hóa khác trên đường DT43, P.Bình Chiểu nhiều người xếp hàng để mua thực phẩm.ẢNH: SONG MAI
Còn anh Th. nhà trong hẻm 185 Ngô Chí Quốc cũng đang hối hả khiêng hai bao gạo để lên xe chở về nhà. "Tôi tranh thủ đi mua gạo để về nhà dùng dần, giờ phong tỏa thì ở nhà hạn chế ra đường cũng là một trong những cách tốt nhất để phòng bệnh", anh Th. nói.
Xin nghỉ ở công ty, làm việc tại nhà
Sau khi nhận được thông báo phong tỏa, nhiều người dân sống tại P.Bình Chiểu cũng đã chủ động liên hệ công ty để ở nhà cách ly.
Bà P.T.H.C (41 tuổi, Kế toán trưởng tại một công ty ở Bình Dương) có nhà ở hẻm 185 Ngô Chí Quốc, P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức cho biết, từ sau khi có Chỉ thị 16, do công ty bà làm việc tại Bình Dương nên mỗi lần đi làm phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 và có giấy "thông hành" của công ty mới được qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại cửa ngõ TP.HCM nên bà đã hạn chế lên công ty làm việc, trừ khi có việc gấp.
"Tình hình dịch bệnh căng thẳng nên mấy hôm trước tôi cũng đã mua 10 kg gạo với một ít rau, thịt... để ăn dần, hạn chế việc ra ngoài. Chiều nay tôi vừa đi làm về thì hay tin phong tỏa cả P.Bình Chiểu. Ban đầu nghe tin cũng hơi hoang mang, nhưng bạn bè và gia đình gọi điện thoại trấn an tôi cũng thấy đỡ rồi. Tôi mới báo cáo với công ty và mấy ngày tới sẽ xin nghỉ để ở nhà cách ly, chờ lấy mẫu xét nghiệm", bà C. cho biết thêm.
Bà T. (ngụ P.Bình Chiểu) cho biết vì nhà bà cũng buôn bán nhỏ, nên khi bà hay tin phong tỏa đã vội mua mì gói về để bán trong mấy ngày tới.ẢNH: SONG MAI
Còn anh N.V.H (26 tuổi, làm việc trong Khu công nghệ cao TP.HCM) cho biết, sau khi nhận được tin phong tỏa, phía công ty anh đã đề nghị thuê khách sạn cho anh ở để tiếp tục làm việc. "Ban đầu tôi cũng định ra khách sạn để ở vì tính chất công việc không thể làm tại nhà. Nhưng sau đó tôi đã suy nghĩ lại và xin làm việc tại nhà, những việc không giải quyết được tại nhà sẽ nhờ đồng nghiệp trợ giúp. Vì ở trong khu phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm để theo dõi sẽ an toàn hơn", anh nói.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin vào ối 12.7, UBND TP.Thủ Đức (TP.HCM) có văn bản thông báo phong tỏa địa bàn P.Bình Chiểu từ 0 giờ ngày 13.7 cho đến khi có thông báo mới. P.Bình Chiểu có diện tích hơn 541 ha gồm 6 khu phố với 7 tổ dân phố.
Trong thời gian phong tỏa, cách ly y tế, người dân không được ra khỏi khu vực áp dụng biện pháp phong tỏa trừ trường hợp thực hiện công vụ, các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh và các trường hợp đặc biệt khác. Đảm bảo giãn cách xã hội, giữ khoảng cách người với người và không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, công ty.
Phong tỏa quán bún chả cựu Tổng thống Mỹ Obama từng tới ăn ở Hà Nội Ngày 12/7, hàng loạt địa điểm ở trung tâm Hà Nội bị phong tỏa do có liên quan đến một số trường hợp dương tính SARS-CoV-2 trở về từ ổ dịch TPHCM, trong đó có quán "bún chả Obama" trên phố Lê Văn Hưu. Một quán ăn trên phố Lê Văn Hưu từng là nơi một ca F0 ghé qua ăn uống trong...