Kiên Giang vận hành Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp
Tỉnh Kiên Giang vừa công bố và đưa vào vận hành Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh.
Cổng thông tin Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang (có địa chỉ website: www.hotrodoanhnghiep.kiengiang.gov.vn) nhằm cung cấp thông tin về phát triển doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các nội dung, tính năng chính của Cổng như: Cung cấp hệ thống văn bản hỗ trợ doanh nghiệp (văn bản của Trung ương, văn bản của tỉnh, liên kết hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh Kiên Giang);
Cung cấp các thông tin cần thiết, như: Lịch làm việc của UBND tỉnh; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; bảng giá đất; bảng giá xây dựng; báo cáo thống kê…
Video đang HOT
Kênh tiếp nhận và trả lời các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; cung cấp thông tin quy hoạch – kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
Cung cấp thông tin các dự án đầu tư, các dự án mời gọi đầu tư, các dự án mua sắm công, các dự án đầu thầu…
Bên cạnh đó, Cổng thông tin Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang còn giới thiệu về các lợi thế và tiềm năng của tỉnh Kiên Giang, các chủ trương chính sách, cơ hội của tỉnh dành cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin về hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại của tỉnh…
Theo UBND tỉnh Kiên Giang, trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 897 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 19% về số lượng so với cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký là 11.525 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, tỉnh Kiên Giang có 11.421 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 187.040 tỷ đồng, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (sau Long An, Cần Thơ). Trong đó, TP. Phú Quốc có 4.427 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 120.440 tỷ đồng, chiếm 38,76% về số lượng và 64,39% về vốn đăng ký toàn tỉnh.
Giảm thiểu tác động của lạm phát, Indonesia bán 60 triệu lít dầu ăn với giá ưu đãi cho người dân
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia ngày 26/6 thông báo đã triển khai việc phân phối 60 triệu lít dầu ăn với giá ưu đãi trên khắp cả nước.
Người dân đong dầu ăn để bán tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là quá trình hiện thực hóa chính sách "Dầu ăn cho nhân dân" mà Chính phủ Indonesia đưa ra hồi đầu tháng 6 với kỳ vọng sớm ổn định giá dầu ăn, ngăn chặn lạm phát và hỗ trợ đời sống cho người dân.
Giới chức Indonesia cho biết việc phân phối dầu ăn được thực hiện thông qua các thành viên của công ty mẹ PT Indonesia Trading Company và PT Rajawali Nusindo. Đến nay, chương trình đã phân phối tới 60 triệu lít dầu ăn tới các chợ truyền thống trên khắp Indonesia.
Quá trình phân phối dầu ăn được thực hiện theo hướng dẫn của chính phủ với 2 phương án. Thứ nhất, chính phủ thông qua công cụ quản lý vĩ mô, chỉ đạo các cơ quan quản lý hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất dầu ăn cung cấp đầy đủ, thường xuyên nhằm đảm bảo nguồn cung. Thứ hai, việc phân phối dầu ăn được thực hiện thông qua ứng dụng kỹ thuật số Warung Pangan. Ứng dụng Warung Pangan sẽ hỗ trợ cho cả những đại lý phân phối cao cấp tới những khách hàng cá nhân. Để biết thông tin chính xác giá dầu, nguồn cung cấp dầu, các khách hàng chỉ cần quét mã QR. Tính đến thời điểm hiện tại, giao dịch mua dầu ăn thông qua ứng dụng Warung Pangan đã đạt 287.490 lít.
Việc bán hàng được thực hiện tại các gian hàng của đối tác Warung Pangan, với tổng cộng 4.014 gian hàng ở 16 tỉnh, 77 thành phố, 476 tiểu khu, 923 làng nội thành. Những người không sử dụng ứng dụng Warung Pangan có thể mua dầu ăn thông qua Số nhận dạng công dân (NIK). Người bán dầu ăn sẽ ghi NIK của người mua để theo dõi quá trình giao dịch. Bên cạnh đó, để ổn định giá dầu ăn, Chính phủ Indonesia cũng ấn định giá bán lẻ dầu ăn cao nhất là 14.000 rupiah/lít (tương đương 1 USD/lít) hoặc 15.500 rupiah/lít, với mức mua tối đa 10 lít/người/ngày.
Sách giáo khoa 'khổ to, giấy tốt' làm lợi cho ai? Nếu xã hội hóa mà khiến giá SGK tăng cao, trở thành gánh nặng cho người dân thì cần phải xem lại ở cách thức vận hành, ở vai trò điều tiết của Nhà nước, cụ thể là của Bộ GD&ĐT. Trả lời các đại biểu Quốc hội về giá sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần sách cũ, Bộ trưởng Bộ...