Kiên Giang ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, khai thác tốt lợi thế
Kiên Giang tập trung ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông (đường bộ, đường thủy, hàng hải, hàng không)…
Ông Đỗ Thanh Bình – Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
Theo Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình, mục tiêu phát triển KT-XH 5 năm tới (2020 – 2025) của tỉnh Kiên Giang là tập trung ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông (đường bộ, đường thủy, hàng hải, hàng không), khai thác tốt lợi thế, tiềm năng vốn có, phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch và công nghiệp, duy trì là một trong những tỉnh phát triển KT-XH đứng đầu khu vực ĐBSCL.
Hạ tầng giao thông có bước phát triển mạnh mẽ
Đặc thù địa lý đã mang đến cho Kiên Giang những tiềm năng, lợi thế gì, thưa ông?
Kiên Giang là một tỉnh ven biển, nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng ĐBSCL. Với địa hình đa dạng, có đồng bằng, sông, núi, có hệ sinh thái biển, rừng phong phú và đa dạng, có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa và hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ.
Đặc biệt có bờ biển dài khoảng 200km, có thềm lục địa, lãnh hải và ngư trường rộng lớn, trong đó đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước, là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam…
Từ những đặc điểm trên, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xác định tiềm năng và lợi thế của mình, ưu tiên tập trung phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển giao thông nhằm thúc đẩy và góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 7,24% trở lên. Riêng năm 2020 thu nhập bình quân là 2.480 USD/người/năm, phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người là 3.485 USD/người/năm.
Ngoài ra, thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Riêng năm 2020 nguồn thu ngân sách Nhà nước ước đạt 11.850 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán, bằng 98,5% so với thực hiện năm 2019.
Ông có thể cho biết một số kết quả đạt được trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh trong 5 năm qua?
Video đang HOT
Về lĩnh vực giao thông đường bộ, tỉnh đã phối hợp và đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đường huyết mạch có tính chiến lược lan tỏa thông suốt góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH như: Tuyến QL80, 61, 63, N1, đường hành lang ven biển phía Nam, tuyến cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, các tuyến tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông nông thôn từ các huyện, thị, thành phố về trung tâm xã, ấp cũng đạt 100% nhựa hóa bê tông hóa.
Về giao thông đường thủy nội địa, đã thường xuyên nạo vét thông thoáng sông ngòi, luồng lạch, đảm bảo kỹ thuật an toàn cho tàu thuyền qua lại 24/24h cả trục ngang lẫn trục chính. Tuyến TP HCM đi Kiên Giang qua các tỉnh ĐBSCL, Đồng Tháp Mười và tuyến ven biển luôn được đảm bảo; Hiện đại hóa các hệ thống phao tiêu đối với các tuyến đường thủy quốc gia trên địa bàn; xây dựng cảng Rạch Giá, cảng Thạnh Lộc, cụm cảng Hà Tiên đáp ứng nhu cầu hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy nội địa trong và ngoài tỉnh.
Với hàng hải, đã xây dựng hoàn thành cảng An Thới, cảng Bãi Vòng (Phú Quốc), Cảng Nam Du (Kiên Hải) đáp ứng cho khoảng 4 nghìn lượt hành khách mỗi ngày ra vào trên các đảo, hướng tới sẽ đưa vào sử dụng cảng Hành khách quốc tế tại Dương Đông (Phú Quốc) phục vụ cho các loại du thuyền 5 sao đưa hành khách quốc tế tham quan du lịch bằng đường biển.
Về hàng không, củng cố duy trì sân bay Rạch Giá, tiếp tục kêu gọi các hãng hàng không đưa vào khai thác các loại máy bay cỡ nhỏ, phục vụ khách du lịch ở tầm bay ngắn; đã hoàn thành đưa vào sử dụng sân bay quốc tế Phú Quốc với tiêu chuẩn kỹ thuật cấp 4E (theo tiêu chuẩn ICAO) với khoảng 40 chuyến/ngày đi các tỉnh, thành trong nước và quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại như Boeng 777, 747 – 400 và tương đương.
Thực hiện 3 khâu đột phá
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
Vậy đâu là những hạn chế cần khắc phục, thưa ông?
Nhìn chung, giai đoạn 2015-2020, hạ tầng giao thông tỉnh Kiên Giang đã có bước phát triển mạnh mẽ, các tuyến giao thông trọng yếu về đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, cảng biển, hàng không đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên cũng còn những hạn chế nhất định, nhiều quốc lộ còn nhỏ hẹp, xuống cấp do khai thác quá nhiều năm không được duy tu sửa chữa; Cảng biển và cảng thủy nội địa chưa đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa với quy mô lớn mang tính khu vực; Hàng không chưa đảm bảo tăng chuyến bay đến các nước ngoài khu vực như: Châu Âu, châu Mỹ… Từ đó cũng kiềm chế sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua.
Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 5 năm tới (2020 – 2025), mục tiêu chủ yếu mà tỉnh hướng đến là gì?
Thực hiện Nghị quyết XI của Đảng bộ tỉnh, Kiên Giang sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá.
Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính. Trọng tâm là rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp. Đồng thời nghiên cứu, điều chỉnh các cơ chế, chính sách, thủ tục chưa phù hợp, gây phiền hà khó khăn cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp, nâng cao sự hài lòng của người dân, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực mạnh đầu tư vào tỉnh.
Thứ hai, tích cực huy động tốt các nguồn lực, ban hành nhiều chính sách thu hút lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn sâu ở các lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ đạt chuẩn và nâng cao trình độ các mặt để đáp ứng yêu cầu từng lĩnh vực công tác, nâng cao trình độ dân trí và người lao động có tay nghề, thu hút tạo việc làm cho người dân trong tỉnh, vùng lân cận có việc làm ổn định đảm bảo được đời sống.
Thứ ba, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, chú trọng các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm về KT-XH. Tỉnh tập trung xây dựng hạ tầng giao thông, nhất là những công trình có tính lan tỏa, đột phá đảm bảo kết nối vận tải với vùng kinh tế trọng điểm, cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng gắn kết với mạng lưới giao thông trong các liên kết khu vực.
Cụ thể đường cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, các QL80, 63, 61, N1, tuyến đường bộ ven biển với các đoạn Kênh cụt – Tắc Cậu, Rạch Giá – Hòn Đất – Kiên Lương. Tuyến hành lang ven biển phía Nam đoạn Rạch Giá – Hà Tiên, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc…
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hoàn thiện quy hoạch tích hợp theo đề án quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến 2050, công bố rộng rãi các danh mục, kế hoạch đầu tư đến năm 2025 và năm 2030 bao gồm:
Kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp, tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Đồng thời, nghiên cứu chuyển đổi mô hình quản lý, chuyển nhượng quyền khai thác một số công trình hạ tầng giao thông nhằm phù hợp đặc điểm từng dự án mang lại hiệu quả cao.
Phối hợp tích cực để Trung ương sớm đầu tư cao tốc qua địa bàn tỉnh, nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ, xây dựng các tuyến đường bộ huyết mạch có tính liên kết vùng, liên vùng, các tuyến kết nối khu kinh tế, đường bộ dọc biên giới, đường bộ ven biển, ứng cứu bão lụt và biến đổi khí hậu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn 2020 – 2025 và các năm tiếp theo.
Qua đây, tôi kiến nghị, đề xuất đến Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, Ngành trung ương cần quan tâm phối hợp hơn nữa về lĩnh vực hạ tầng giao thông tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới vì hiện nay có nhiều dự án quan trọng còn bị chậm tiến độ so với dự kiến, gây ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh.
Cảm ơn ông!
Quảng Ninh công bố kiểm soát được dịch và hệ thống bản đồ dịch bệnh
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh đã chính thức công bố về việc tỉnh đã kiểm soát được dịch COVID-19 chỉ trong vòng một tuần lễ ngay sau có ca lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng.
Quang cảnh họp báo. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)
Tại cuộc họp báo tối 8/2, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh đã chính thức công bố về việc tỉnh đã kiểm soát được dịch COVID-19 chỉ trong vòng một tuần lễ ngay sau có ca lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng.
Ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên xuất hiện trong cộng đồng vào đêm 27/1 là bệnh nhân 1553 ( BN1553 ) nhân viên an ninh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
Trong vòng một tuần, đến ngày 3/2 Quảng Ninh đã ngăn chặn được đà lây lan nhanh, kiềm chế và cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19.
Đến nay, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 50 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng do biến thể mới của virus tại các địa phương Vân Đồn (liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn ), Cẩm Phả, Hạ Long và nặng nề nhất là thị xã Đông Triều (liên quan đến ổ dịch tại thành phố Chí Linh , tỉnh Hải Dương).
Ngay khi xuất hiện BN1553 và các ca F0 tại thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) có các mốc dịch tễ liên quan tới Quảng Ninh, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh và cấp huyện đã vận hành cơ chế phòng, chống dịch ở mức cao nhất, chủ động, quyết liệt, tập trung, ưu tiên cao nhất cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh theo phương châm "3 trước," "4 tại chỗ" với mục tiêu ngăn chặn, dập được dịch trên địa bàn trong thời gian ngắn nhất; nhanh chóng kiểm soát tình hình, tuyệt đối không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng, kéo dài.
Với phương châm phòng, chống dịch thần tốc, Quảng Ninh đã quyết liệt truy vết trên diện rộng, lấy mẫu và xét nghiệm nhanh, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nguy cơ cao, cách ly tập trung hiệu quả, kịp thời khoanh vùng dập dịch một cách khoa học, hợp lý.
Tỉnh đã tập trung mọi nỗ lực, nguồn lực và cả việc tạo ra áp lực với chính mình, Quảng Ninh đã triển khai nhanh chóng chặn đứng được đà lây lan nhanh của chủng mới SARS-CoVi-2, không để dịch lan rộng, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc mới trong cộng đồng, điều trị tích cực các ca nhiễm tại địa phương, kiểm soát được dịch COVID-19 trên địa bàn, bảo vệ sức khỏe nhân dân; qua đó vừa giảm thiểu thiệt hại kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm cho nhân dân được vui Tết, đón Xuân Tân Sửu an toàn.
Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên xin phép Trung ương được tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ trường hợp F1 và "mốc dịch tễ" của F0 nào, hạn chế được tác động xấu của dịch tới cộng đồng.
Tính đến 12 giờ ngày 8/2, tỉnh đã truy vết 109.000 trường hợp; trong đó có 3.454 ca F1; 17.198 ca F2, còn lại là các ca F3, F4 và xét nghiệm 53.869 mẫu; đồng thời xét nghiệm trên diện rộng tại cộng đồng là 40.891 mẫu.
Tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chống dịch, như: hoàn thành bản đồ an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 đến 100% xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh làm cơ sở để theo dõi, quản lý, cập nhật, khuyến cáo người dân một cách khoa học, kịp thời; hoàn thành bản đồ dịch tễ truy vết, thông báo các điểm cách ly, cơ sở y tế, các điểm bệnh nhân đến.
Bà Lê Ngọc Hân, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Bắt đầu từ ngày 9/2, Quảng Ninh sẽ thực hiện khai báo y tế điện tử cho người ra vào tỉnh, áp dụng mã QR để kiểm tra thông tin và liên kết đến dữ liệu của Bộ Y tế. Để khai báo y tế điện tử, người dân có thể truy cập trang www.khaibaoyte.quangninh.gov.vn.
Ngoài ra, người dân cũng thể truy cập hai trang điện tử: bandocovid.quangninh.gov.vn và covidmaps.quangninh.gov.vn để tra cứu tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương trong tỉnh.
Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ thực hiện việc thu hẹp quy mô giãn diện cách cách ly, phong tỏa xã hội từ quy mô cách ly xã xuống thôn, từ thôn xuống nhóm hộ gia đình. Tỉnh giao cho cấp ủy địa phương chịu trách nhiệm căn cứ tình hình diễn biến thực tế ra quyết định.
Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh Vi Ngọc Bích nhấn mạnh, dù đến thời điểm này Quảng Ninh đã kiểm soát được dịch, song nguy cơ lây nhiễm dịch còn cao.
Tỉnh kêu gọi, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người ngoại tỉnh đang làm việc tại Quảng Ninh, ở lại địa phương ăn Tết nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 vừa góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và vì sự an toàn của cộng đồng.
Xử nghiêm người đứng đầu vi phạm phòng, chống dịch Covid-19 Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tỉnh Quảng Ninh dừng tất cả các cuộc họp không thật sự cần thiết để tập trung phòng, chống dịch bệnh. Nơi nào để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, địa phương mắc Covid-19 do lỗi lơ là, chủ quan thì người đứng đầu phải...