Kiên Giang: Tự hái rau dại, câu cá đồng, vô rừng U Minh đầy bí ẩn
Chỉ với một ngày, du khách có những trải nghiệm thú vị với việc vô rừng tràm, tự hái rau dại, với nhiều cách đánh bắt, câu cá đồng của người dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang và nhất là được thưởng thức những món ăn đặc sản, mang đậm nét đặc trưng của đất rừng U Minh đầy bí ẩn.
Mới được mở cách đây vài tháng nhưng tour du lịch khám phá rừng tràm ở tiểu khu 34, thuộc xã Đông Hưng B (huyện An Minh, Kiên Giang) đã thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Từ TP.Rạch Giá, du khách đi khoảng 90 phút đến thị trấn Thứ Mười Một (An Minh), sau đó di chuyển bằng xe máy đến tận bìa rừng tiểu khu 34, rồi được đón bằng vỏ lãi để vào rừng. Hai bên bờ kênh là những vạt tràm nước vươn mình thẳng tắp. Đây là khu vực rừng Nhà nước giao khoán, mỗi hộ dân được giao trung bình khoảng 4,8ha để trồng và khai thác nhằm mục tiêu gìn giữ hơn 1.300ha rừng phòng hộ môi sinh còn lại của huyện An Minh.
Trên chiếc vỏ lãi đi sâu vào rừng, du khách sẽ cảm nhận không khí trong lành của đất rừng, ngắm nhìn trời đất mênh mông và chạm vào dòng nước đỏ thẳm nổi tiếng của U Minh. Ảnh: NQ.
Vào đến rừng, du khách có thể tham gia trải nghiệm cách bắt cá của người dân nơi đây bằng câu, lọp, lưới…Trong khi một số du khách say sưa trải nghiệm câu cá, anh Lê Chiêu Hùng, một người bạn đi cùng chúng tôi lại háo hức tìm hái rau rừng, từ đọt nhãn lồng, tam thất, đọt choại, rau muống đồng…
Du khách tự tay hái rau rừng. Ảnh: NQ.
Video đang HOT
Và câu cá đồng. Ảnh: NQ.
Sau khi trải nghiệm bắt cá, du khách có thể tự tay làm món cá lóc nướng trui ăn với rau rừng. Những du khách thích mạo hiểm hơn có thể vào rừng lấy mật ong. Được len lỏi trong rừng tràm ngập nước quá gối, du khách theo chân người dân địa phương đến những kèo ong đủ tuổi để lấy mật.
Ông Nguyễn Văn Đồng, người có thâm niên hơn chục năm trong nghề gác kèo ong dẫn chúng tôi theo một chuyến thực tế ăn ong. Theo lời ông Đồng, chọn địa điểm làm trảng để gác kèo dụ ong tụ về thì phải chọn nơi tràm có bông nhiều, tốt nhất là cây từ 3 năm tuổi trở lên. Ngoài ra, chọn hướng gác cũng hết sức quan trọng, phải bảo đảm đủ ánh sáng… Mật ong U Minh vốn nổi tiếng về chất lượng, giá bán tại rừng hiện nay 500 ngàn đồng/lít. Đây là nghề giúp người dân nơi đây có thêm sinh kế để vững tâm giữ rừng.
Du khách thưởng thức cá lóc đồng nướng trui tại chỗ. Ảnh: NQ.
Ngoài ra, trong tour khám phá này, du khách có thể mục sở thị cách lấy vỏ tràm nguyên liệu để làm tranh vỏ tràm, một trong những sản phẩm nổi tiếng gần đây của đất An Minh.
Anh Lê Hoàng Nhân – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Đông Hưng B, cho biết: “Những hộ nhận đất rừng giao khoán ở tiểu khu 34 sinh kế chủ yếu từ cây tràm, mỗi năm chỉ được khai thác 10%. Dù có thêm thu nhập từ gác kèo ong, trồng rau màu nhưng cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều vất vả”.
Anh Duẩn, một người dân sống tại rừng Cán Gáo tự tay bắt cá và nướng đãi khách phương xa. Ảnh: NQ.Nhận thấy có thể tận dụng những nét riêng của rừng tràm tiểu khu 34 để phát triển du lịch, anh Nhân vận động một số hộ dân tổ chức tour phục vụ khách du lịch với các hoạt động chính như bắt cá, ăn ong, lên thang ngắm toàn cảnh rừng, trải nghiệm nghề làm tranh vỏ tràm… Mục tiêu là tận dụng những cái có sẵn tại địa phương để giúp người dân cải thiện cuộc sống, từ đó an tâm giữ rừng.
Những bữa cơm với cá đồng, rau rừng như thế này sẽ níu chân du khách. Ảnh: NQ.
Tuy chưa phải là sản phẩm du lịch khám phá hoàn chỉnh nhưng tour khám phá đất rừng An Minh để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Anh Hà Huy Khang, một Việt kiều tham gia tour cùng chúng tôi, chia sẻ: “Tour khám phá rừng tràm U Minh đã cho tôi dịp trở về với thiên nhiên, với cây cỏ để tìm lại sự nhẹ nhàng, yên bình sau những ngày tất bật làm việc. Giá tour khá rẻ chỉ từ 200-500 ngàn đồng/người, trong khi du khách được trải nghiệm cuộc sống thường nhật, cách đánh bắt của người dân sống tại rừng thật thú vị. Sau chuyến đi này, tôi sẽ mời bạn bè tại TP.Hồ Chí Minh về cùng đi lần nữa”.
Để hoàn thiện tour khám phá rừng tràm An Minh trong thời gian tới, một số hộ dân tham gia tour dự định sẽ cất thêm chòi để làm chỗ nghỉ trải nghiệm ngủ rừng, thêm một số hoạt động giải trí như đờn ca tài tử, thăm công binh xưởng thời chiến tranh… Đó cũng là cách để góp phần quảng bá hơn nữa tour khám phá rừng tràm An Minh đầy thú vị và ý nghĩa.
Theo Danviet
Hai nữ sinh ở Phú Quốc rủ nhau bỏ học, mất liên lạc nhiều ngày
Hai nữ sinh của một trường THCS ở Phú Quốc (Kiên Giang) rủ nhau bỏ nhà, bỏ học đi nhiều ngày vẫn chưa về nhà.
Chiều 18.3, thầy Phùng Nhật Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Dương Đông 2 (huyện Phú Quốc), cho biết 2 nữ sinh của trường (1 em học lớp 8 và 1 em học lớp 7) bỏ học đi nhiều ngày nay nhưng vẫn chưa về nhà. Hiện, gia đình và nhà trường đang phối hợp với công an để tìm kiếm 2 em nữ sinh này.
Theo thông tin ban đầu, vào chiều 13-3, em Q. (lớp 8) và em T. (lớp 7) đã rủ nhau bỏ học và đi đâu không biết. Trước đó, các em được gia đình đưa đến trường nhưng không vào lớp học, đến sáng hôm sau gia đình báo mất tích.
Em T. bỏ nhà đi nhiều ngày (Ảnh do người nhà cung cấp)
Chị N.T.T. (mẹ của T.), cho biết trưa 13-3, chị chở con đến trường sau đó về nhà, chiều tới đón thì không thấy, tối cũng không thấy về. Sau đó, gia đình chị T.T. báo với nhà trường thì biết T. đi với một nữ sinh lớp 8.
Một giáo viên của Trường THCS Dương Đông 2, cho biết sau khi 2 nữ sinh rủ nhau bỏ đi, gia đình em T. có đăng lên Facebook tìm, còn gia đình của em Q. đến trường để báo tin. Bà ngoại của Q. bảo lúc Q. đi thì trong con heo đất của nữ sinh này có hơn 2 triệu đồng nhưng đã được lấy ra.
Theo cô giáo chủ nhiệm của nữ sinh T, T. là học sinh ngoan hiền, biết nghe lời thầy cô, không biết tại sao em lại bỏ nhà đi. Cô giáo này cũng đã liên lạc với các bạn trong lớp nhưng vẫn không biết T. đang ở đâu.
Hiện, Công an thị trấn Dương Đông đang tung lực lượng hỗ trợ gia đình 2 nữ sinh tìm kiếm các em.
Theo Anh Thy (Người lao động)
Kiên Giang: 5 năm nuôi mãng xà cực độc, bị cắn bao lần nhưng vẫn mê Tình cờ bắt được một con rắn hổ đất bò vào nhà, ông Nguyễn Văn Hiểu (Ba Hiểu), ngụ ấp Ngọc Thành, xã Vân Khánh Đông (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) từ đó đã làm giàu nhờ nhân nuôi loài mãng xà kịch độc này. Hiện ông Ba Hiểu sở hữu đàn rắn độc gần 500 con rắn hổ đất. Trả lời...