Kiên Giang tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16
Tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh từ ngày 2 – 6/9/2021 theo nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.
Đây là lần thực hiện giãn cách thứ 5 kể từ trung tuần tháng 7/2021 đến nay.
Lực lượng trực chiến làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch COVID-19 trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá.
Tỉnh thực hiện cách ly người với người, nhà với nhà, xã – phường – thị trấn với xã – phường – thị trấn; lấy xã – phường – thị trấn làm “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng chống dịch bệnh. Tỉnh yêu cầu mọi người dân, các tổ chức, cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm, tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội. Các cấp chính quyền có kế hoạch đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu và trật tự an toàn xã hội cho nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Tỉnh Kiên Giang tập trung, khẩn trương thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 để phát hiện sớm, nhanh chóng đưa các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng, cách ly nhanh, phân loại kịp thời và điều trị phù hợp, hiệu quả người mắc COVID-19.
Căn cứ theo các tiêu chí đánh giá mức độ nguy cơ theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG, ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thì tỉnh Kiên Giang hiện ở mức nguy cơ cao (vùng cam), chưa kiểm soát được dịch, xu hướng dịch đang phát triển phức tạp hơn.
Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, toàn tỉnh có 1.849 ca mắc COVID-19; đã điều trị khỏi bệnh 766 trường hợp, 1.071 trường hợp đang điều trị và 12 trường hợp tử vong. Tỉnh hiện có 2.434 trường hợp đang cách ly tập trung và 4.385 trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã phong tỏa, thiết lập nhiều vùng cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Rạch Giá và huyện Kiên Lương.
Dự báo tình hình trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp do có những ổ dịch mới với nhiều ca mắc trong cộng đồng lây nhiễm thứ phát qua nhiều người; đã xuất hiện ổ dịch lớn tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh “3 tại chỗ”; tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung; những chùm ca bệnh có nguồn lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh trái phép, từ lực lượng tài xế chở hàng hóa từ tỉnh ngoài và một số người dân về từ vùng dịch không khai báo…
Tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, biện pháp phòng chống dịch bệnh đã đề ra. Ngành chức năng tổ chức test nhanh kháng nguyên miễn phí toàn bộ tài xế và nhân viên vận tải hàng hóa trước khi vào tỉnh tại các chốt cửa ngõ để kiểm soát chặt chẽ, loại trừ khả năng nguy cơ dịch xâm nhập từ bên ngoài. Tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để bùng phát, lây lan dịch bệnh trên địa bàn.
Video đang HOT
Tỉnh thống nhất chủ trương mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất, phương tiện… phục vụ cho công tác cách ly, điều trị và phòng, chống dịch COVID-19, với kinh phí gần 590 tỷ đồng; mua sắm khẩn cấp sinh phẩm, vật tư, hóa chất xét nghiệm, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh và chiến dịch xét nghiệm sàng lọc cộng đồng trên địa bàn tỉnh kinh phí hơn 54 tỷ đồng. Đồng thời, cải tạo cơ sở của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cũ (phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá) trở thành Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh, quy mô 1.500 giường.
Diễn biến dịch Hà Nội ngày 17/8: Tiếp tục thêm F0 qua sàng lọc, khai báo
Trong ngày 17/8 Hà Nội có thêm 60 F0.Theo chuyên gia, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao. Qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 lẩn khuất trong cộng đồng.
Cần làm gì để tránh bùng dịch nếu "mở cửa" trở lại?
Hiện tại, quận Đống Đa, huyện Thanh Trì, Thường Tín đang là những "điểm nóng" của Thủ đô. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu tích cực khi số F0 ghi nhận mới trong ngày đang có xu hướng đi ngang, trong đó số ca phát hiện mới trong cộng đồng đã giảm đáng kể so với giai đoạn cao điểm.
Xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại Hà Nội.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, Hà Nội không để dịch bùng lên đã là thành công và thể hiện sự nỗ lực cố gắng của hệ thống chính trị đến nhân dân.
PGS Phu chia sẻ: "Ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh mới trở về "0" nhưng hạn chế, cắt đứt được nguồn lây là hiệu quả rõ nét công tác phòng dịch đạt được trong thời gian qua".
Chuyên gia này cũng đánh giá chiến lược lấy mẫu xét nghiệm diện rộng có chỉ định của Hà Nội là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh.
PGS Phu lưu ý rằng, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao, qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng, do đó việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Bên cạnh đó, những nguy cơ lây nhiễm từ các chuỗi như: ngân hàng, bưu điện, shipper, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị,... cũng cần phải được tập trung có biện pháp, không để lây lan từ đây.
Khó "bóc sạch" F0 ra khỏi cộng đồng sau 2 đợt giãn cách xã hội?
Khi PV Dân trí nêu câu hỏi về việc trong những ngày giãn cách xã hội còn lại, Hà Nội có thể "bóc sạch" F0 ra khỏi cộng đồng hay không, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, rất khó để đưa dịch về "con số 0", bóc tách được triệt để 100% F0 ra khỏi cộng đồng, vì có thể vẫn còn các ca bệnh không triệu chứng lẩn khuất trong cộng đồng. Đặc biệt, khi nới giãn cách thì cũng không thể nào kiểm soát được tất cả các trường hợp dịch từ bên ngoài xâm nhập vào thành phố đặc biệt là biến chủng Delta nguy hiểm này.
Các chuyên gia y tế cho rằng, rất khó để bóc tách được triệt để 100% F0 ra khỏi cộng đồng (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo ông, Chính phủ yêu cầu Hà Nội cần phấn đấu kiểm soát dịch trước ngày 25/8, điều này có nghĩa là giảm tối đa các ca mắc mới, không để dịch bùng phát và không phải giãn cách toàn bộ thành phố nữa để tiếp tục thực hiện "mục tiêu kép". Chính vì vậy ông Phu khuyến cáo Hà Nội vẫn phải tiếp tục bảo vệ và nhân rộng "vùng xanh", người dân thực hiện triệt để 5K.
"Việc kiểm soát được dịch bệnh đồng nghĩa với việc Hà Nội không cần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 nữa. Còn khi chưa thể kiểm soát hoàn toàn tình hình dịch bệnh thì thành phố vẫn phải thực hiện giãn cách" - ông Phu nói.
Nêu quan điểm về tình hình dịch bệnh ở Hà Nội, BS.CK II Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho rằng hiện số ca mắc mới mỗi ngày của thành phố chưa nhiều. Tuy nhiên, việc có F0 lẩn khuất trong cộng đồng vẫn khiến Hà Nội là khu vực nguy cơ cao.
Theo BS Hồng Hà, rất khó để Hà Nội đạt được mục tiêu bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng dù thực hiện xét nghiệm diện rộng. Bởi lẽ, điều này rất tốn kém và số ca F0 lẩn khuất được phát hiện thông qua xét nghiệm sàng lọc diện rộng trong thời gian vừa qua là không nhiều.
Phát hiện ổ dịch Covid-19 tại khu trọ ở Đông Anh, chủ nhà cũng mắc
Tối 17/8, Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có một ca tại khu cách ly, một ca tại cộng đồng. Như vậy trong ngày hôm nay, Hà Nội có thêm 60 F0.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 2.308 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.233 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 1.075 ca.
Xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo bà Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, một kênh thông tin rất hiệu quả để phát hiện ca bệnh là việc khai báo ho, sốt qua Bluezone, tờ khai y tế điện tử.
Thực tế trong thời gian qua, từ tổng hợp của Sở Thông tin và Truyền thông hàng ngày, các trường hợp khai báo ho, sốt đã được lấy mẫu xét nghiệm và đã phát hiện nhiều ca F0.
Do đó, người dân hãy tích cực khai báo y tế, đặc biệt là khi có các biểu hiện như ho, sốt, khó thở để được lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, sàng lọc kịp thời.
Công an Hà Nội cần kiểm tra ngẫu nhiên, tìm người ra đường không chính đáng Nên chăng bên cạnh các biện pháp đang thực hiện, Hà Nội áp dụng thêm việc kiểm tra ngẫu nhiên trên đường để phát hiện những người ra khỏi nhà không lý do chính đáng. Mấy ngày nay, dù đang trong thời gian giãn cách xã hội nhưng người dân Hà Nội vẫn nườm nượp ra đường như tháo khoán. Sáng 12/8, trên...