Kiên Giang: Tiếp nhận hơn 2.000 người dân về quê tự phát từ TP.HCM
Mặc dù bị động trong việc tiếp nhận người dân về quê tự phát nhưng Kiên Giang đã tổ chức dẫn đoàn cũng như hỗ trợ bàn con đến khu cách ly đảm bảo quy định phòng chống dịch.
Ngày 2.10, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết tính đến chiều cùng ngày, tỉnh Kiên Giang đã tiếp nhận hơn 2.000 người dân về quê tự phát, hầu hết là từ TP.HCM. Ngoài ra cũng có vài trăm người dân quê ở các tỉnh khác như Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu giang, Sóc Trăng về quê qua cửa ngõ của tỉnh Kiên Giang.
Lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang phân luồng, test nhanh Covid-19 tại các chốt cửa ngõ. Ảnh XUÂN LAM
Tại các chốt cửa ngõ, tỉnh bố trí lực lượng kịp thời phân luồng và hỗ trợ người dân. Đối với bà con ở các tỉnh khác, Kiên Giang vẫn bố trí xe vận chuyển cả người và xe gắn máy đến địa phận giáp biên với tỉnh đó để các tỉnh tiếp nhận. Đối với người dân ở trong tỉnh thì phân luồng đưa về các địa phương.
“Tại các chốt, nếu test nhanh Covid-19 âm tính thì phân luồng. Địa phương nào thì Sở GTVT bố trí xe đưa về địa phương đó để tổ chức quản lý, cách ly theo quy định. Hiện nay, việc phối hợp đã được tổ chức chặt chẽ hơn. Đến thời điểm này, đã có hướng dẫn cụ thể, có bước chuẩn bị ban đầu. Các huyện cũng đã thực hiện theo quy trình y tế rất chặt chẽ, đang kiểm soát tốt và nằm trong tầm kiểm soát”, ông Nhàn nói.
Video đang HOT
Thượng tá Huỳnh Văn Hung, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang, cho biết đơn vị đã bàn giao 2 doanh trại để làm khu cách ly tập trung. Đồng thời, tăng cường lực lượng phối hợp với lực lượng công an, y tế trực tiếp quản lý và điều hành 3 khu cách ly tập trung với sức chứa gần 1.400 người. Lực lượng vũ trang các huyện cũng tăng cường lực lượng cho các chốt kiểm soát dịch và quản lý các khu cách ly của địa phương.
“Trong thời gian tới, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục hỗ trợ phương tiện vận chuyển người dân về quê, vừa để tránh việc di chuyển tự phát, vừa chủ động cho việc quản lý, điều hành các khu cách ly để đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch khi người dân về quê”, thượng tá Huỳnh Văn Hung nói thêm.
Hàng ngàn shipper được test nhanh COVID-19 trong ngày đầu tiên triển khai: Chi phí ra sao?
Sáng nay (24/9), hàng ngàn shipper trên địa bàn TP.HCM đã được doanh nghiệp tự tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Theo ghi nhận của Báo Lao Động, từ sáng sớm, rất đông shipper đã có mặt tại điểm xét nghiệm ở số 200 đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức để chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, đủ điều kiện hoạt động.
Đối với ứng dụng Grab, tài xế được thu tiền lấy mẫu xét nghiệm ngay tại điểm xét nghiệm. Đối với ứng dụng Be, chi phí lấy mẫu xét nghiệm được trừ thẳng qua tài khoản trên ứng dụng. Sau đó, tài xế sẽ nhận được thông báo lấy mẫu ngay trên ứng dụng.
Hiện mức chi phí tạm tính mỗi tài xế Be sẽ phải trả ước tính khoảng 75.000 đồng cho 1 lần xét nghiệm, tính ra chi phí khoảng 25.000 đồng/ngày (3 ngày xét nghiệm 1 lần)".
Trước đó, UBND TPHCM đã có văn bản về việc các doanh nghiệp vận hành ứng dụng đặt xe tự tổ chức và quản lý công tác xét nghiệm cho shipper công nghệ, việc xét nghiệm thực hiện với tần suất 3 ngày 1 lần và xét nghiệm gộp 3 người.
Hàng dài shipper chờ xét nghiệm COVID-19 trên đường Nguyễn Văn Lượng (Q.Gò Vấp). Ảnh: Cao An Biên
Hãng ShopeeFood (tên mới của ứng dụng Now) cho biết, từ ngày 24/9 sẽ thành lập các địa điểm hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 theo từng khu vực, đủ khả năng xét nghiệm tại chỗ cho toàn bộ vài chục nghìn shipper đang hoạt động.
Các tài xế của ShopeeFood được chia thành nhóm nhỏ, thời gian xét nghiệm chia nhiều khung khác nhau để đảm bảo phòng dịch, tuy nhiên chưa rõ doanh nghiệp hay tài xế sẽ trả phí xét nghiệm.
Grab thông báo sẽ phối hợp với 3 bệnh viện để tài xế đăng ký xét nghiệm có thu phí, mức phí từ 75.000 - 160.000 đồng/người. Tuy nhiên, hãng này có chính sách hỗ trợ 300.000 đồng/tuần đối với những tài xế thỏa mãn điều kiện hoàn thành đủ số khung giờ hoạt động.
Hãng Baemin cho biết đã bắt đầu phối hợp với các cơ sở y tế xét nghiệm miễn phí cho 4.000 tài xế đang hoạt động từ 23/9.
Dù đã có phương án, nhưng đại diện Ahamove cho rằng để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động này, kiến nghị chính quyền thành phố tiếp tục hỗ trợ miễn phí bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên, hoặc có hình thức hỗ trợ chi phí xét nghiệm.
Về phía Gojek, chiều ngày 22/9, hãng xe này cho biết kế hoạch về việc tự tổ chức và quản lý xét nghiệm cho shipper cũng như chi phí như thế nào... đang được bàn bạc, khi nào hoàn tất sẽ được thông báo cho tài xế và thông tin cho báo chí.
Cùng ngày, nhiều shipper tại TP.HCM cho biết, nhiều điểm xét nghiệm COVID-19 miễn phí đã không còn nhận xét nghiệm cho shipper nên họ phải đi tìm điểm xét nghiệm dịch vụ. Loay hoay tới gần trưa, nhiều shipper vẫn chưa thể thực hiện những cuốc xe đầu tiên trong ngày và nếu đã test phải chạy cả ngày để bù phí test.
Theo văn bản khẩn số 3120/UBND-ĐT của UBND TPHCM, từ ngày 24/9, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho các shipper công nghệ sẽ được chuyển giao cho các doanh nghiệp vận hành ứng dụng này tự tổ chức.
Được biết, tinh thần của văn bản số 3120/UBND-ĐT của UBND TPHCM nhằm mục đích giải quyết tình trạng quá tải, ùn ứ tại các điểm xét nghiệm lưu động trên thành phố hiện nay (khoảng 400 điểm). Và việc chuyển giao về cho doanh nghiệp vận hành ứng dụng shipper công nghệ là nhằm giảm tải.
Tiếp đó từ ngày 24-30/9, doanh gnhiệp vận hành ứng dụng dịch vụ shipper công nghệ sẽ tự tổ chức và quản lý công tác xét nghiệm đối với shipper và cập nhật kết quả vào Kho dữ liệu dùng chung của TP.HCM theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông
TP.HCM: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự test nhanh COVID-19 cho công nhân, 7 ngày/lần Để đảm bảo an toàn vừa sản xuất, vừa phòng dịch, Sở Y tế TP.HCM ban hành hướng dẫn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động test nhanh COVID-19 cho công nhân viên, 7 ngày/lần. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm công nhân của Công ty CP XNK Nam Thái Sơn (TP.HCM) - Ảnh: NHƯ Ý Tối 27-8, Sở...