Kiên Giang: “Thổi hồn” vào cỏ bàng để vươn lên làm giàu
Đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang năm 2020 mới đây, tỉnh này công nhận sản phẩm đạt hạng từ 3 – 4 sao đối với 18 sản phẩm toàn tỉnh; trong đó, có sản phẩm thùng sọt, giỏ xách cỏ bàng của xã Phú Lợi và sản phẩm túi xách, sọt cỏ bàng của xã Phú Mỹ thuộc huyện Giang Thành.
Thu hoạch cỏ bàng. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN
Tìm đến Cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Toàn Tuyền ở xã Phú Lợi, huyện Giang Thành (Kiên Giang) có 2 sản phẩm thùng sọt cỏ bàng và giỏ xách cỏ bàng đạt hạng 4 sao, mới thấy những nông dân chân chất nơi vùng biên này “thổi hồn” vào những cọng cỏ bàng để thoát nghèo, vươn lên làm giàu rất đáng trân trọng. Từ những cọng cỏ bàng đứng trên đồng đất biên giới Giang Thành, qua sự cần cù lao động, sáng tạo với đôi tay khéo léo của các “ nghệ nhân nông dân” đã trở thành những chiếc thùng, chiếc sọt, chiếc tụng, túi xách, giỏ xách, đệm bàng, vật dụng nội thất… rất đẹp mắt, sử dụng tiện lợi, thân thiện với môi trường.
Video đang HOT
Cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Toàn Tuyền thành lập hơn 4 năm, với nghề chính là sản xuất các vật dụng từ cỏ bàng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: Thùng, sọt, túi xách, giỏ xách, nón, đệ bàng… giải quyết việc làm cho khoảng 15 lao động tại địa phương, với thu nhập 4 – 5 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, cơ sở này sản xuất hàng chục nghìn sản phẩm theo đơn đặt hàng của một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu. Ngoài ra, một số công ty ở các tỉnh, thành khác đặt hàng cơ sở Toàn Tuyền sản xuất sản phẩm theo từng loại, mẫu mã phục vụ tiêu thụ trong nước.
Chị Trần Thị Mộng Tuyền, chủ Cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Toàn Tuyền chia sẻ, cỏ bàng sau khi nhổ ngoài đồng đem về phơi khô, đan đát theo kích cỡ đặt hàng thu mua của cơ sở. Đây là nguồn nguyên liệu để cơ sở sản xuất ra những sản phẩm thủ công như: Thùng, sọt, tụng, túi xách, giỏ xách, nón…
“Nghề này giúp người dân có công ăn việc làm và thu nhập ổn định trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Vì sau khi sản xuất vụ mùa xong, người dân tranh thu thời gian nông nhàn để đan lát cỏ bàng, tăng thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình”, chị Tuyền chia sẻ.
Bà con người Khmer làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN
Sau khi thành lập, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giang Thành hướng dẫn cơ sở về kỹ thuật sản xuất sản phẩm, hỗ trợ 50% máy may công nghiệp để may sản phẩm. Việc cơ sở Toàn Tuyền có 2 sản phẩm thùng sọt cỏ bàng và giỏ xách cỏ bàng đạt hạng 4 sao giúp cơ sở sản xuất, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên thị trường và khách hàng thuận lợi hơn.
Lãnh đạo huyện Giang Thành cho biết, nghề đan lát cỏ bàng huyện vùng biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang có từ lâu đời, tập trung ở 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi. Các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng, với rất nhiều loại sản phẩm như: Thùng, sọt, tụng, túi xách, giỏ xách, nón, túi thời trang, đồ gia dụng, trang trí nội thất… Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng đẹp mắt, phù hợp với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Những sản phẩm mỹ nghệ từ cỏ bàng này xuất khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và châu Âu…
Nghề truyền thống đan cỏ bàng của huyện Giang Thành đã tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương vùng biên, nhất là đồng bào dân tộc Khmer, với thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng/người/tháng trở lên. Đặc biệt, huyện có hàng trăm “nghệ nhân nông dân” lành nghề, khéo nghề thành thạo kỹ thuật đan túi xách, giỏ xách, nón và những sản phẩm cao cấp khác theo xu thế thị trường, thị hiếu người tiêu dùng.
Lãnh đạo huyện Giang Thành cho hay, để phát triển bền vững, khai thác hiệu quả kinh tế nghề truyền thống đan cỏ bàng trước mắt cũng như lâu dài, huyện tập trung đầu tư toàn diện cho các làng nghề truyền thống, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng “ăn nên, làm ra” tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Huyện xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường, tiếp tục giới thiệu, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường, nhất là ở các nước phát triển đang rất ưa chuộng loại sản phẩm, vật dụng làm từ cỏ bàng này để tăng sản lượng sản phẩm xuất khẩu, tiếp tục liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định.
Cùng với đó, huyện Giang Thành mời gọi thu hút đầu tư phát triển làng nghề đan cỏ bàng truyền thống kết hợp với du lịch sinh thái, phát triển sản phẩm “xanh” thân thiện môi trường, tạo sinh kế cho người dân địa phương. Huyện liên kết với doanh nghiệp, đào tạo, xây dựng đội ngũ “thợ” thiết kế chuyên nghiệp để hướng dẫn người dân sản xuất những sản phẩm cao cấp từ cỏ bàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách cũng như tăng giá trị sản phẩm.
Huyện Mường Lát xây dựng các mô hình phát triển kinh tế
Được sự hỗ trợ về nguồn vốn, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng bào vùng cao huyện Mường Lát đã có cơ hội tiếp cận với những mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Mô hình nuôi bò sinh sản giúp người dân xã Pù Nhi (Mường Lát) xóa đói, giảm nghèo.
Chị Sung Thị Lâu, bản Pù Toong, xã Pù Nhi, cho biết: Trước đây gia đình rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã. Năm 2017, được UBND xã hỗ trợ một con bò giống trị giá 10 triệu đồng, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng. Đến nay, mô hình kinh tế của gia đình chị Lâu đã phát triển hiệu quả, cho thu nhập cao với 12 con bò, 200 con gà, 1 ha xoan đào, 6 sào lúa, 1 ha mía, thu nhập bình quân đạt 120 triệu đồng/năm... Không chỉ gia đình chị Lâu mà nhiều gia đình trên địa bàn xã Pù Nhi tham gia mô hình phát triển kinh tế đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Giai đoạn 2016-2020, xã Pù Nhi được các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng để giúp người dân xây dựng các mô hình phát triển sản xuất như mô hình chăn nuôi bò, lợn, mô hình trồng cây ăn quả, trồng lúa nước... Nhờ thực hiện tốt các mô hình kinh tế, số hộ nghèo của xã năm 2017 là 700 hộ, đến cuối năm 2020 giảm còn hơn 500 hộ, trong đó khoảng 400 hộ là đồng bào Mông, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/người/năm.
Có thể thấy, từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt được triển khai ở huyện Mường Lát đã từng bước đem lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới. Bằng các nguồn vốn được phân bổ và lồng ghép các chương trình dự án khác, huyện Mường Lát đã triển khai được trên 100 mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hút gần 15.000 lượt hộ dân tham gia, với tổng kinh phí đầu tư trên 72,24 tỷ đồng. Trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản giống địa phương theo hình thức ngân hàng; mô hình trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả, với diện tích trồng cỏ trên 100 ha; mô hình trồng dưa hấu tại xã Quang Chiểu, mang lại thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/ha; mô hình thâm canh cây lúa lai, lúa thuần, trên tổng diện tích thực hiện cả hai vụ là 540,3 ha, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha...
Hay như Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát đã, đang duy trì 17 mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; thành lập mới 3 tổ hợp tác, gồm: 2 tổ hợp tác chăn nuôi bò tại xã Pù Nhi và Mường Chanh, 1 tổ hợp tác chăn nuôi vịt tại xã Trung Lý. Ngoài ra, hội còn thực hiện tốt phong trào phụ nữ giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, chị em phụ nữ ở các chi hội đã giúp đỡ cho 178 hội viên với nhiều hình thức như: tiền mặt, gạo, củi, ngày công, con giống... ước tính trên 287 triệu đồng.
Thời gian tới, huyện Mường Lát tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc để kết nối vùng dân tộc thiểu số và miền núi với vùng phát triển nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm do Nhân dân sản xuất. Cùng với đó, giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, dạy nghề, tạo sinh kế cho đồng bào có thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống một cách bền vững.
Hơn 153.000 hội viên phụ nữ vay vốn để phát triển kinh tế Ngày 8-4, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác vay vốn quý I-2021; tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội năm 2021 cho đại diện hội liên hiệp phụ nữ các quận, huyện, thị xã. Quang cảnh hội nghị. Đến...