Kiên Giang thay đổi cơ cấu giống lúa “vượt” hạn mặn, được mùa được giá
Thời tiết diễn biến bất thường nhưng ngành nông nghiệp Kiên Giang đã bố trí cơ cấu giống lúa chất lượng phù hợp, đáp ứng với thực tế sản xuất ở từng địa phương.
Năm nay, dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất, bố trí lịch thời vụ sản xuất từng vụ lúa ở từng vùng và các tiểu vùng hợp lý, đặc biệt là cơ cấu giống lúa phù hợp. Nhờ vậy, tỉnh không bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn hán, xâm nhập mặn và mưa lũ. Năm 2020, Kiên Giang ước đạt hơn 4,5 triệu tấn lúa, tăng 5,74% kế hoạch.
Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã bố trí cơ cấu giống lúa chất lượng cao phù hợp, đáp ứng với thực tế sản xuất ở từng địa phương. Trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng vùng, từng khu vực, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất hợp lý, khuyến cáo sử dụng giống lúa ngắn ngày, áp dụng các biện pháp tiên tiến. Trong đó, tỉnh chú trọng những giống thích nghi cao cho từng vùng sinh thái, có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp, chống chịu được các yếu tố bất lợi của thời tiết như phèn, mặn, sâu bệnh nhưng vẫn cho năng suất cao và phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Năm 2020, nông dân Kiên Giang sản xuất lúa thuận lợi, vượt sản lượng đề ra.
Video đang HOT
Năm nay, nông dân trong tỉnh Kiên Giang sử dụng giống lúa chất lượng cao đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, hơn 90%. Anh Nguyễn Văn Cường ở huyện Kiên Lương cho biết, gia đình anh xuống giống lúa đài thơm và OM5451 cho 7ha lúa ở xã Hoà Điền. Việc sản xuất lúa rất thuận lợi nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ nên trà lúa của gia đình anh “né” được mặn và mưa bão.
“Vụ lúa thì thành công vì em sạ giống 5451 với đài thơm. Năm nay được mùa được giá. Giá năm nay cao hơn mọi năm, vụ hè thu bán được 6.500 đồng/kg, cao hơn gần 1.000 đồng/kg so với mọi năm. Sản xuất theo lịch thời vụ thứ nhất đỡ được sâu bệnh, nước mặn và tránh được rủi ro” – anh Cường chia sẻ.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo chi cục thuỷ lợi vận hành có hiệu quả hệ thống cống trên tuyến đê biển; chỉ đạo các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn triển khai đắp mới 202 đập ngăn mặn, chỉ đạo xây dựng điều chỉnh kế hoạch xuống giống vụ đông xuân 2019 – 2020 để đề phòng thiếu nước, xâm nhập mặn vào giai đoạn từ giữa đến cuối vụ nhờ vậy vẫn đảm bảo nước cho sản xuất, sinh hoạt.
Ông Hồ Văn Quân ở thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất nhận xét: “Nông dân hiện nay rất thuận lợi trong sản xuất vì tất cả hệ thống kênh lớn được nhà nước đầu tư thông thoáng. Ngoài ra việc chuyển giao khoa học kỹ thuật nhà nước rất quan tâm. hiện nay rất nhiều thông tin để người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật từ đó năng suất của nông dân mỗi lúc mỗi ổn định. Chính tôi sản xuất cũng cảm thấy rất an tâm với quy trình sản xuất hiện nay”.
Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho rằng: thành công lớn nhất của ngành nông nghiệp tỉnh là đã chủ động vượt qua khó khăn, đảm bảo sản lượng, chất lượng lúa gạo phục vụ cho an ninh lương thực và xuất khẩu.
“Trong năm 2020 vừa qua, dù điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng kết quả vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra, cho thấy thành công của ngành trong sản xuất. Trong chỉ đạo chi cục thuỷ lợi điều hành cống phù hợp cho sản xuất, các đơn vị trực thuộc xuống tập huấn cho bà con nông dân về sâu bệnh; các địa phương đắp các đập nhỏ để ngăn mặn, trữ ngọt. Cơ cấu giống lúa phù hợp là giống lúa chất lượng cao” – ông Đỗ Minh Nhựt nói.
Hiện nay, người dân trong tỉnh Kiên Giang đang làm đất, rửa mặn để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân 2020 – 2021 và vụ mùa. Dự kiến, Kiên Giang xuống giống hơn 350.000 ha. Trong vụ mùa quan trọng này, tỉnh tiếp tục khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các giống lúa chủ lực cho năng suất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chống chịu phèn mặn, phấn đấu đạt năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha.
Bắc Bộ xuất hiện 2-3 đợt mưa, dông trong tháng 9
Trong tháng 9-2020, thành phố Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa, dông và không khí lạnh. Người dân Thủ đô cần chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp...
Hà Nội xuất hiện 2-3 đợt mưa, dông diện rộng trong tháng 9-2020.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho biết, do rãnh áp thấp và hội tụ gió trên cao hoạt động yếu dần nên đêm 8-9 và chiều tối 9-9, thành phố Hà Nội tiếp tục xảy ra mưa rào và dông; thời tiết dịu mát, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến ở mức 29-32 độ C, thấp nhất 25-28 độ C. Từ đêm 10-9 đến sáng 11-9, khu vực Hà Nội xảy ra mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh...
Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn nhận định, từ nay đến cuối tháng 9-2020, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 xoáy thuận nhiệt đới, gây ra 2-3 đợt mưa, dông diện rộng tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ. Tuy nhiên, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong tháng 9-2020 vẫn thấp hơn 10-20% so với trung bình cùng thời kỳ nhiều năm.
Đặc biệt, nửa cuối tháng 9-2020, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đợt không khí lạnh. Tuy nhiên, do cường độ yếu nên nhiệt độ trung bình tháng 9-2020 tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ vẫn cao hơn nhiều năm. Cụ thể, nhiệt độ trung bình tại Hà Nội trong tháng 9-2020 đạt 28,5-29,5 độ C, cao hơn trung bình cùng thời kỳ nhiều năm khoảng 0,5-1,5 độ C...
Chỉ số không khí của thành phố Hà Nội "ngập" sắc xanh Ngày 16-6, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại hầu hết khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội ở mức tốt, dao động quanh mức 14-55, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Sắc xanh bao phủ chỉ số không khí của thành phố Hà Nội Tại các khu vực: Minh Khai, Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Thành Công...,...