Kiên Giang: Sếp chi cục thuỷ sản bị tố nhận thu nhập “khủng”
6 cán bộ, nhân viên bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang Lê Hoàng Khải, 3 Phó Chi cục trưởng và 2 lái xe được cho là đã “ngốn hết” gần 634 triệu đồng tiền thu nhập tăng thêm khiến nhiều người bất bình.
Báo điện tử Dân Việt vừa nhận được đơn tố cáo nhiều sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Chi cục Thủy sản Kiên Giang nhiều năm qua nhưng không được lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang xử lý nghiêm minh và dứt điểm, đặc biệt đối với ông Lê Hoàng Khải – Chi cục trưởng.
Ông Lê Hoàng Khải – Chi cục trưởng (ngồi giữa) tại Đại hội toàn thể đảng viên chi bộ Chi cục thủy sản Kiên Giang, nhiệm kỳ 2017- 2020.
Trong đơn tố cáo lãnh đạo Chi cục đã o ép nhân viên dưới quyền, sa thải người lao động trái pháp luật; thu nhận nhiều người nhà, người thân của mình và lãnh đạo sở, ngành vào chi cục làm việc; bổ nhiệm một loạt thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng cấp, không đủ chuẩn bằng cấp đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật đối với tàu kiểm ngư làm nhiệm vụ thanh tra, xử lý vi phạm trên biển.
Đáng chú ý, năm 2016, số tiền thu nhập tăng thêm cả năm bằng tiền tiết kiệm chi hành chính, sự nghiệp cho 40 người trên bờ là hơn 2,9 tỷ đồng. Trong khi 6 cán bộ, nhân viên bao gồm: Chi cục trưởng Lê Hoàng Khải, 3 Phó Chi cục trưởng và 2 lái xe đã “ngốn hết” gần 634 triệu đồng (riêng ông Khải 138 triệu đồng), thì hơn 30 nhân viên hợp đồng lao động trên tàu theo Nghị định 68/2000 của Chính phủ phải lao động cực nhọc, sóng gió trên biển chỉ có lương cơ bản từ 3 – 4 triệu đồng/tháng và tiền công tác phí sau mỗi chuyến biển trở về đất liền.
Nhiều nhân viên hợp đồng lao động trên tàu phải lao động cực nhọc, lương bổng bọt bèo. (Ảnh minh họa)
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quang Vinh – Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang thừa nhận, số tiền thu nhập tăng thêm năm 2016 tại Chi cục Thủy sản Kiên Giang trên 2,9 tỷ đồng là có thật và đã được chuyển chi theo danh sách người nhận qua kho bạc. Còn việc Chi cục dùng một khoản tiền lớn như vậy để chi thu nhập tăng thêm cho 40 người của năm 2016 có đúng quy định không, nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì kho bạc sẽ phối hợp làm rõ.
Cũng liên quan đến khoản tiền thu nhập tăng thêm này, ông Quảng Trọng Thao – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang – người trực tiếp phụ trách mảng thủy sản cho biết: “Chưa nắm được thông tin, song nếu khoản tiền trên là có thật thì chưa biết đúng sai thế nào. Nhưng sự chênh lệch quá lớn như thế là không công bằng đối với người làm việc ở các đơn vị”. Bản thân ông là Phó Giám đốc Sở, nhưng cuối năm cũng chỉ nhận được tiền tăng thêm từ tiết kiệm chi tại cơ quan vài triệu đồng.
Ở một diễn biến khác, nguồn tin riêng của Dân Việt cho biết, Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đã tiếp nhận đơn tố cáo và đang tiến hành xác minh làm rõ vụ việc.
Theo Danviet
Video đang HOT
Không điều động về T.Ư các cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút
Ngày 7.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Theo đó, quy định này nêu rõ không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý ngày 7.10. (Ảnh: P.V)
Ngày 7.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. Đây là quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Quy định nêu rõ: Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ.
Quy định cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Quy định cũng nhấn mạnh, việc luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; bố trí cân đối, hài hòa giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ.
Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).
Không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn
Cũng theo quy định này, công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận.
Việc luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; bố trí cân đối, hài hòa giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ.
Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).
Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Ông Nguyễn Xuân Anh vừa được BCH T.Ư cho thôi giữ chức Ủy viên T.Ư Đảng và cách chức Bí thư Đà Nẵng do có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong thời gian qua. (Ảnh: Zing)
Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; quan tâm lựa chọn, phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội.
Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình từng bước thực hiện; có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển.
Việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và nhận xét, đánh giá cán bộ.
Cán bộ luân chuyển it nhất trong thời gian 3 năm
Phạm vi luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối tượng luân chuyển là cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chức danh bố trí luân chuyển áp dụng đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng; đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cán bộ luân chuyển có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định; có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác; còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định).
Cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo Quy định, thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình thực hiện việc luân chuyển
Cũng theo quy định này, việc thực hiện luân chuyển cán bộ phải theo 5 bước, cụ thể gồm có:
Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Tiếp đó, căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.
Ngoài ra, tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
Cuối cùng, cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).
Đây được đánh giá là một bước thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn; đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen...
Việc thực hiện Quy định này được xác định sẽ góp phần bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp chiến lược.
Theo Danviet
Chi hàng trăm triệu USD nhập phân bón, thuốc trừ sâu Trung Quốc Theo báo cáo mới đây của Bộ NNPTNT, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 9.2017 đạt 260.000 tấn với giá trị 58 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,57 triệu tấn và 955 triệu USD, tăng 19,7% về khối lượng và tăng 16,7% về...