Kiên Giang: Phòng ngừa, ứng phó với thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cho biết, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những tháng cuối năm nay, có từ 8 – 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó từ 3 – 5 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta, không loại trừ tỉnh Kiên Giang.
Vì vậy, tỉnh chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Theo dự báo, những tháng cuối năm nay, có từ 8 – 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó từ 3 – 5 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta, không loại trừ tỉnh Kiên Giang. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, ngành chức năng tỉnh phối hợp với các địa phương tập trung rà soát, đánh giá an toàn hệ thống đê biển, đê sông, kịp thời gia cố đoạn đê xung yếu, nguy cơ sạt lở và vỡ đê cao để bảo vệ an toàn sản xuất, nhất là hồ, ao, đầm nuôi thủy sản. Đơn vị chức năng kiểm tra hệ thống các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ nhằm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục; chủ động vận hành đóng, mở các cống trên địa bàn tỉnh để điều tiết nước, chống ngập úng tại những khu vực trũng thấp. Các thành phố, huyện và xã đảo đặc biệt chú ý các hồ chứa nước ngọt trên các đảo, đảm bảo an toàn.
Các lực lượng chức năng trên địa bàn phối hợp với địa phương sẵn sàng huy động lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện thường trực để thực hiện sơ tán, di dời và ứng cứu kịp thời khi có yêu cầu. Bộ đội Biên phòng Kiên Giang tổ chức trực các trạm, chốt cứu nạn, cứu hộ, sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn; tăng cường công tác kiểm tra an toàn trên biển, bắn pháo hiệu báo bão khi cần thiết, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
Tỉnh triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và kiểm soát an toàn giao thông ở các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố thiên tai trên địa bàn. Lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các bến cảng, bến phà, phương tiện thủy hoạt động trên các tuyến vận tải từ bờ ra đảo và ngược lại theo đúng quy định, phù hợp tình hình thời tiết.
Mặt khác, tỉnh yêu cầu Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến thời tiết, phối hợp với cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương để nhanh chóng phát các bản tin về mưa, lũ, bão, áp thấp nhiệt đới… phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh và để người dân biết, chủ động ứng phó kịp thời.
Video đang HOT
Các huyện, thành phố trong tỉnh tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, các khu vực có nguy cơ cao về sự cố thiên tai, phương án ứng phó thiên tai sát với tình hình thực tế. Các địa phương triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra, không chủ quan, lơ là.
Từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã làm 5 người chết, 4 người bị thương; 98 căn nhà đổ sập, 357 căn bị tốc mái; 15 phương tiện đánh bắt thủy sản bị chìm… Tổng thiệt hại ước khoảng 10 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải nghiên cứu quy trình vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé hợp lý
Dự án cống Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1) ở tỉnh Kiên Giang - công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam với tổng kinh phí xây dựng trên 3.300 tỉ đồng vừa được tổ chức khánh thành hôm nay, 5/3.
Chiều nay 5/3, tại xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức khánh thành dự án cống Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại lễ khánh thành dự án cống Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1). Ảnh: Huỳnh Xây
Công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam này có tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỉ đồng, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NNPTNT) làm chủ đầu tư.
Dự án được triển khai xây dựng tại xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang gồm: cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối với Quốc lộ 61.
Trong đó, cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40m và khoang âu thuyền rộng 15m.
Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 35m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có thiết kế cầu giao thông nông thôn.
Đê nối cống Cái Lớn, Cái Bé với Quốc lộ 61 có chiều dài hơn 5,7km, bề rộng mặt đê 9m, chiều rộng phần xe chạy 7m, bao gồm 3 cây cầu và 9 cống tròn, cống hộp.
Mục tiêu của dự án cống Cái Lớn - Cái Bé giúp kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi tại ĐBSCL với diện tích tự nhiên 384.120 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên 346.200 ha.
Công trình cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam này kết hợp với tuyến đê biển phía Tây sẽ tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng.
Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019 và hoàn thành vào tháng 11/2021. Vào tháng 1/2022, công trình đã được bàn giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa vận hành khai thác.
Cống Cái Lớn - Cái Bé, công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, công trình cống Cái Lớn - Cái Bé đạt được nhiều mục đích, ý nghĩa rất quan trọng.
Cụ thể là góp phần thay đổi trong tư duy và nhận thức đối với công tác thủy lợi khu vực ven biển ĐBSCL, đó là từ tư duy "ngăn mặn" sang "kiểm soát nguồn nước". Từ dự án này cho thấy, con người Việt Nam có thể thiết kế, thi công, quản lý các công trình thủy lợi lớn, kỹ thuật phức tạp hàng đầu thế giới.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đối với dự án lớn, có kỹ thuật đặc biệt phức tạp thông thường cần khoảng 4 năm nhưng thực tế toàn bộ quá trình thực hiện dự án này chỉ mất hơn 2 năm và trong thời gian đại dịch Covid -19 bùng phát.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý, đơn vị vận hành đảm bảo an toàn, hiệu quả cao nhất của dự án bởi vùng hưởng lợi, tác động rất lớn với diện tích 384.120 ha. Đặc biệt, từ 2-3 năm tới, phải cân chỉnh, hoàn thiện quy trình vận hành hành hệ thống cống.
Đồng thời, nghiên cứu, xử lý dần các vấn đề tác động (đã được tính toán, lường trước) như nước dâng gây ngập phía hạ lưu công hoặc mâu thuẫn trong nhu cầu sử dụng nước của từng khu vực.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư, nhà tư vấn, các nhà thầu đã triển khai dự án cống Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 hoàn thành sớm.
"Phải có quyết tâm rất cao mới có được dự án như ngày hôm nay" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: "Trong thời gian tới phải tiếp tục triển khai hiệu quả dự án, có quy trình vận hành hợp lý, tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình để sử dụng hết công năng".
Đối với những hộ dân bị ảnh hưởng trong quá trình triển khai dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị có liên quan phải phát triển các ngành nghề, chăm lo nâng cao thu nhập.
Riêng Bộ NNPTNT, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu triển khai giai đoạn 2 của dự án.
Trà Vinh: Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm triều cường Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh, tình hình triều cường các tháng cuối năm 2022 diễn biến phức tạp, mực nước trên các sông chính của tỉnh sẽ lên cao vào kỳ triều cường các tháng 10, 11, 12. Cống ngăn mặn, trữ ngọt Tân Dinh, Trà Vinh. Trên sông Cổ Chiên, mực nước có khả năng...