Kiên Giang: Ở xứ bưng biền làm giàu bằng thứ cả làng vứt đi
Ở xã vùng sâu Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ai cũng biết đến bà Huỳnh Kim Lam, chủ Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam. Doanh nghiệp của bà đã tận dụng cọng lục bình, thứ bỏ đi của vùng đất bưng biền, qua bàn tay khéo léo của công nhân làm ra sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao.
Cây lục bình – loại cây hoang dã trôi sông dày đặc khắp mọi nơi ở vùng sông nước ĐBSCL, có khi loại cây này trở nên nổi ám ảnh của người dân miền Tây vì gây cản trở giao thông thủy. Thấy được nguồn nguyên liệu dồi dào ấy, người phụ nữ miền Tây Huỳnh Kim Lam (62 tuổi) khăn gói tìm đến các cơ sở, công ty ở miền Đông Nam bộ xin làm gia công lục bình, sơ chế và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu…
Bà Huỳnh Kim Lam (bên phải) chủ Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam hướng dẫn công nhân đan lục bình. Ảnh: PHƯƠNG ANH
Sau khi trở về quê và ký được hợp đồng gia công, bà Lam bắt tay mở cơ sở sản xuất gia công với số nhân công từ vài người nay đã tăng lên gần 200 người. Ăn nên làm ra, mỗi năm cơ sở của bà Lam giải quyết cho hàng trăm lao động ở địa phương.
Bà Huỳnh Kim Lam, cho biết: “Từ nguồn nguyên liệu lục bình sẵn có ở địa phương, tôi đi tìm đầu ra cho nghề đan lục bình để cho chị em phụ nữ, nhất là chị em dân tộc Khmer có thêm thu nhập hằng ngày. Tôi đi tìm các đơn hàng gia công từ các công ty, sau đó về tuyển người và mở lớp dạy nghề đan lục bình. Lúc đầu, lớp chỉ có vài người, sau phát triển lên được 30 chị, rồi mở rộng quy mô dần dần lên đến 100 học viên, địa bàn cũng được mở rộng sang các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…”.
Nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại chỗ là cọng lục bình, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động địa phương, cơ sở gia công mỹ nghệ Kim Lam đã thật sự trở thành mái ấm thứ hai cho bà con nghèo, nơi tạo thu nhập thường xuyên cho hàng trăm lao động nông thôn với mức thu nhập hơn 100.000 đồng/ngày. Trong 10 năm qua, cơ sở đã sản xuất gần 600.000 sản phẩm và mang về nguồn thu nhập hàng chục tỉ đồng.
Bà Huỳnh Kim Lam, chia sẻ: “Hướng tới tôi cũng mong muốn sản phẩm của doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp để nâng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện tại, doanh nghiệp của tôi vẫn làm sản phẩm gia công cho các công ty ở Biên Hòa – Đồng Nai. Nếu có thể xuất khẩu trực tiếp, chúng tôi có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là lao động nhàn rỗi. Vì nghề đan lục bình dễ học, dễ làm, không bị han chế bởi giới tính, độ tuổi”.
Video đang HOT
Nhờ sản xuất có uy tín, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng nên hàng hóa của Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam sản xuất tiêu thụ dễ dàng, có lúc sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu, công nhân phải làm tăng ca…
Nhằm đa dạng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, định kỳ hằng tuần, cơ sở của bà Kim Lam còn tạo việc làm theo đặc thù hộ gia đình, cung cấp nguyên liệu đến tận nhà dân, tiết kiệm thời gian, nhờ vậy sản phẩm làm ra ổn định về sản lượng và chất lượng.
Theo Phương Anh (Báo Cần Thơ)
Sản xuất tiêu sạch không lo đầu ra, giá bán cao hơn tới 5 triệu/tấn
Chính việc áp dụng kỹ thuật canh tác mới giúp cây tiêu sinh trưởng khỏe hơn, giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, mỗi tấn tiêu sạch có giá bán cao hơn từ 2,5-5 triệu đồng so với tiêu bình thường.
Giá bán tiêu cao hơn bình thường từ 2,5-5 triệu đồng/tấn
Về thăm hợp tác xã (HTX) nông dân Nguyên Tiêu ở ấp 3, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (Gò Quao, Kiên Giang) vào mùa tiêu thu hoạch rộ, từ đầu kênh Bửng Đế dẫn vào HTX chúng tôi đã nghe mùi tiêu chín thơm nồng. Không khí xóm ấp rộn ràng hơn vì tiêu trúng mùa, giá bán lại cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Ông Võ Văn Mười - Giám đốc HTX nông dân Nguyên Tiêu cho biết: HTX liên kết với một công ty xuất khẩu tại TP.HCM tiêu thụ tiêu sạch được 2 năm nay. Để ký hợp đồng cung ứng tiêu dài hạn, hợp tác xã phải có nguồn cung hồ tiêu lớn, đạt chuẩn an toàn. Từ yêu cầu này, HTX đã liên kết với một số hộ trong và ngoài xã để tiêu thụ sản phẩm.
HTX nông dân Nguyên Tiêu có hợp đồng tiêu thụ thuận lợi với sản lượng 200 tấn tiêu sạch trong 8 tháng đầu năm 2018. Ảnh: NQ.
Cũng theo ông Mười, để có tiêu sạch, HTX phối hợp ngành nông nghiệp huyện, một số viện, trường, nhà khoa học trang bị cho nông dân kỹ thuật canh tác mới, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón một cách khoa học. Nhờ đó, bà con trồng tiêu biết cách phòng ngừa sâu bệnh bằng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng phân vi sinh, hữu cơ thay cho phân hóa học.
Chính việc áp dụng kỹ thuật canh tác mới đã giúp cây tiêu sinh trưởng khỏe hơn, giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, mỗi tấn tiêu sạch có giá bán cao hơn từ 2,5-5 triệu đồng so với tiêu bình thường. Ảnh: NQ.
Sau khi thu mua tiêu của nông dân, HTX tổng hợp các thông tin như: Tên hộ trồng, địa chỉ, ngày thu mua. Nếu tiêu xuất khẩu không đảm bảo chất lượng, HTX sẽ truy được nguồn gốc của lô hàng.
Quy định này sẽ giúp nâng cao ý thức của người sản xuất, giúp họ thấy được trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra. Việc kiểm tra các chỉ tiêu về dư lượng phân bón, thuốc hóa học trong hạt tiêu, độ lẫn, độ ẩm đều được phía công ty kiểm định nghiêm ngặt.
Liên kết nông dân, giảm chi phí sản xuất
Bà Nguyễn Thị Thủy, xã viên của HTX có 1ha tiêu. Nhờ được tham dự các lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiêu nên gia đình bà đã thay đổi cách chăm sóc tiêu, chú trọng dùng phân hữu cơ, phân sinh học để bón.
Theo bà Thủy, việc sử dụng phân bón hữu cơ, phân sinh học sẽ có tác dụng trong thời gian dài, cây phát triển đều, hạt tiêu cũng đều và đẹp hơn. Tiêu ít bị sâu bệnh hơn trước, năng suất tiêu cũng tăng, chi phí sản xuất giảm nên dù giá tiêu có lúc giảm chỉ còn 50.000 đồng/kg như hiện nay bà vẫn có lãi 15.000 đồng/kg tiêu.
Sản xuất sạch giúp tiêu ít bị sâu bệnh hơn trước, năng suất tiêu cũng tăng, chi phí giảm. Ảnh: NQ.
Theo HTX, trên địa bàn huyện Gò Quao có giống tiêu sẻ tốt, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nếu nông dân vững kỹ thuật canh tác thì chất lượng tiêu ngày càng được nâng lên, việc xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng xuất khẩu, ngoài chất lượng thì yếu tố số lượng cũng phải đảm bảo. Nếu nông dân sản xuất manh mún, HTX không thể có đủ hàng, gây khó khăn cho việc ký hợp đồng dài hạn.
Với thị trường xuất khẩu tiêu sạch tiềm năng như vậy, những năm tới, HTX sẽ đẩy mạnh liên kết với nông dân, phát triển thêm diện tích tiêu sạch tại nhiều xã và các huyện trong tỉnh.
Thành lập tháng 7.2014, HTX nông dân Nguyên Tiêu hiện có 58 thành viên với 20ha. Đây là 1 trong 4 HTX của huyện do Hội Nông dân vận động thành lập. Để tiếp sức cho bà con sản xuất, Hội Nông dân huyện Gò Quao đã đề xuất và được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ cho 24 hộ vay 300 triệu đồng để đầu tư cải tạo vườn tiêu.
Nông dân đóng gói tiêu sạch. Ảnh: NQ.
Theo ông Huỳnh Văn Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gò Quao, do thời điểm thu hoạch tiêu thường rơi vào mùa mưa nên huyện hỗ trợ 4 lò sấy tiêu cho HTX, trị giá 46 triệu đồng, trong đó, bà con đối ứng 12 triệu đồng. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ 2 trạm bơm điện để hợp tác xã bơm tát tập thể, giảm chi phí 1 triệu đồng/ha. Tháng 4.2017, sản phẩm tiêu của HTX được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể.
Theo Danviet
Kiên Giang: Khởi tố, bắt 2 nữ cán bộ Phòng LĐ-TB&XH Hai cán bộ thuộc Phòng LĐ-TB&XH huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) bị khởi tố và bắt tạm giam vì tội "Tham ô tài sản", tổng số tiền sai phạm là gần 8 tỷ đồng. Chiều ngày 2/8, đại tá Trương Đông Hải - Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đã tống đạt...