Kiên Giang: Nuôi loài chim ấp trứng giả, thu mỗi tháng 30 triệu đồng
Gia đình anh Minh, ấp Hòa Giang, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang hiện đang nuôi đàn chim bồ câu quy mô 1.000 cặp. Bình quân mỗi tháng gia đình anh Minh bán 300 cặp chim bồ câu thịt, thu 30 triệu đồng.
Đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu của gia đình anh Minh ở ấp Hòa Giang là mô hình điển hình về nuôi chim bồ câu ở xã Hòa Điền huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Mô hình nuôi chim bồ câu ở ấp Hòa Giang, xã Hòa Điền (Ảnh Thanh Tuấn).
Anh Minh cho biết, trước khi đến với nghề nuôi câu, anh từng chăn nuôi lợn, gà nhưng đều không hiệu quả. Năm 2011, anh tình cờ xem trên ti vi thấy có mô hình nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, thế là quyết định đầu tư nuôi chim.
Tuy nhiên, anh Minh không nóng vội đầu tư nuôi chim ngay mà dành hẳn 1 năm để tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi chim từ các chuyên gia cho đến các hộ nuôi nuôi chim ở các huyện lân cận. Đến năm 2012, sau khi đã tích lũy được kha khá kinh nghiệm, anh Minh mới nuôi 100 cặp chim bố mẹ với tổng số vốn đầu tư gần 100 triệu đồng. Sau 06 tháng chăm sóc, những chú chim câu non lứa đầu tiên đã được xuất bán, gia đình anh thu về hơn 30 triệu đồng tiền lãi.
Video đang HOT
Thấy nuôi chim cầu vừa nhàn, cho thu nhập cao và quan trọng là nhu cầu thị trường còn rất lớn, anh Minh quyết định đầu tư mở rộng quy mô chuồng nuôi, tăng số lượng chim bố mẹ lên tới 500 cặp năm 2015 rồi đến 1.000 cặp chim bố mẹ như hiện nay.
Điều đáng nói, tuy nuôi chim câu với số lượng lớn, nhưng gia đình anh Minh khá nhàn nhã. Theo anh Minh, trong những ngày hè nắng nóng, trứng chim câu thường bị ung, hỏng rất nhiều. Để khắc phục, anh Minh thường lấy trứng chim câu cho vào máy ấp, còn để chim câu ấp trứng… giả.
Nhờ vậy, tỷ lệ trứng chim câu nở lên đến 90%. Với tổng diện tích 100 m2, mỗi tháng anh Minh xuất bán hơn 300 cặp chim thịt với giá 110.000 – 140.000 đồng/cặp, thu về hơn 30 triệu đồng mỗi tháng, trừ hết mọi chi phí, anh còn thu lãi hơn 15 triệu đồng/tháng từ nuôi chim bồ câu.
Chia sẻ kinh nghiệm về nuôi chim bồ câu, anh Minh cho biết: Chim bồ câu có sức đề kháng tốt, dễ nuôi, ít bệnh tật, không kén thức ăn. Tuy nhiên, để chim sinh trưởng, phát triển tốt, bà con cần tiêm phòng 3 loại bệnh đậu gà, newcatson, tụ huyết trùng cho chim bồ câu.
Theo Danviet
9X Bắc Giang nuôi loài chim siêu đẻ, lãi 100-120 triệu đồng/tháng
Nuôi chim bồ câu không phải là mô hình làm kinh tế mới, tuy nhiên làm thế nào để mô hình đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được. Mô hình nuôi chim bồ câu siêu đẻ của anh Hồ Hữu Hải thôn Long Lanh, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là một điển hình về sự sáng tạo, dám đầu tư trong nuôi chim bồ câu ở địa phương.
Tuổi đời còn trẻ, Hồ Hữu Hải thử sức mình với nhiều ngành nghề khác nhau như marketting, thợ cơ khí, chạy bàn quá cà phê đến làm công nhân ở các khu công nghiệp, ngay kể cả việc theo bạn bè, người thân sang tận Trung Quốc làm thuê... nhưng chẳng nơi nào giữ chân được chàng trai trẻ vì trong suy nghĩ của Hải luôn nhen nhóm một khát vọng phải làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Cơ duyên nuôi chim bồ câu đến với anh Hải thật tình cờ. Trong lần đi lao động tại Trung Quốc, gần nơi anh Hải ở có trang trại nuôi chim bồ câu rất lớn. Bản tính tò mò nên anh thường xuyên chú ý quan sát. Hải thấy rằng ở đây cách họ nuôi chim rất khác so với ở Việt Nam, trong đó sử dụng giống chim bồ câu chủ yếu là chim siêu đẻ và chim Titan thám đá...
Trang trại nuôi chim bồ câu của Hồ Hữu Hải xuất bán chim thương phẩm cho thương lái với số lượng rất lớn.
Từ đó giúp Hải có định hướng, anh bắt tay khởi nghiệp từ 500 cặp chim bồ câu siêu đẻ và giống bồ câu Titan thám đá nhập ở Trung Quốc về. Nhưng càng nhiệt huyết tuổi trẻ hăng hái xây dựng bao nhiêu thì sóng gió lại ập tới với chàng trai trẻ không kinh nghiệm, không kiến thức, dẫn đến đàn chim của anh Hải liên tục chết không kiểm soát được.
Gần 200 cặp chim bồ câu chết, tiền thuốc, tiền cám duy trì số chim còn lại, thời gian nuôi chưa dài nên chưa có khoản nào để trang trải, anh Hải đã nhiều lần nghĩ đến thất bại, bỏ cuộc. Thế nhưng trong khó khăn dường như càng tôi luyện thêm ý trí của chàng trai trẻ, vững tin trở lại Hải quyết tâm tìm hiểu lại từ đầu, coi thất bại ban đầu là học phí để tiếp tục phấn đấu.
Bất cứ ai đến tham khảo, học tập kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chim bồ câu đều được Hải giúp đỡ tận tình, nhiều hộ muốn mở trang trại lớn Hải đều lên tận nơi cùng khảo sát địa hình và chuyển giao công nghệ lắp đặt chuồng trại, giới thiệu nơi cung cấp giống. Trong quá trình chăn nuôi có khó khăn Hải đều có mặt kịp thời để cùng chủ trang trại tháo gỡ.Toàn bộ số lồng nuôi chim bồ câu siêu đẻ được Hải dùng là chuồng ninox không han rỉ, có hệ thống máng uống tự động. Số lượng chim thường xuyên duy trì từ 15.000 - 20.000 con và anh lấy tên là trang trại Bồ câu Hải Âu. Từ không đồng vốn trong tay, không thương hiệu giờ đây trang trại chim bồ câu Hải Âu với tổng mức đầu tư lên tới 2,5 tỷ đồng, đang giải quyết việc làm cho 5 công nhân thường xuyên, nhiều bà con trong và ngoài xã đến học tập kinh nghiệm cũng như muốn triển khai mô hình.
Hiện tại, hàng tháng trang trại của Hải xuất bán ra ngoài thị trường 4.800 - 5.000 cặp chim thịt và chim giống, với giá bán chim thịt 120.000 - 135.000 đồng/ cặp và giá bán chim giống 200.000 đồng/cặp đem lại doanh thu khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí mỗi tháng trang trại chim thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng.
Theo anh Hải, muốn nuôi chim bồ câu siêu đẻ đạt hiệu quả cao thì khâu chọn giống là quan trọng nhất. Nên chọn chim bồ câu có lông dày, mượt, chân bóng không dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, việc vệ sinh chuồng trại để chim có nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, máng ăn, máng uống cho chim phải thường xuyên được thay rửa, công tác phòng chống dịch bệnh phải là yếu tố then chốt.
9X Hồ Hữu Hải cho biết, chăm sóc chim bồ câu Pháp Titan cũng khá đơn giản, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà cân đối tỷ lệ lúa, ngô, gạo... khác nhau để cho ăn. Ngoài thức ăn thô anh Hải còn bổ sung thêm 30% thức ăn công nghiệp nhằm bổ sung thêm khoáng chất và vitamin.
Theo Danviet
Bình Thuận: Nuôi chim câu ở gốc dừa, chim đẻ khỏe, dừa trái sai Từ khó khăn về nguồn phân hữu cơ bón cho vườn dừa, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã nghĩ ra cách lạ mà hay là làm chuồng đặt ở các gốc dừa để nuôi chim bồ câu. Cách làm này hóa ra rất hay, bởi ông Nghiệp có nguồn phân chim bón cho từng...