Kiên Giang: Nông trang đẹp như tranh thủy mặc giữa thời hạn mặn
Từ vùng đất cằn cỏi, kém phát triển, ông Danh Hóa (ngụ ấp Phước Lợi xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đã không ngại khó khăn, gian khổ từng bước cải tạo vườn tạp thành mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) mang về thu nhập gần 150 triệu đồng/năm.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình sản xuất của gia đình, ông Hoá cho biết sau gần 20 năm vất vả, đến nay gia đình thu nhập ổn định từ mô hình VAC.
Ông Hóa kể: “Khi mới lập gia đình, nhà chỉ có vài công đất, phải làm lụng vất vả lắm gia đình mới dành dụm mua được 17 công đất sản xuất lúa. Nhưng việc sản xuất lúa bấp bênh do giá cả và chi phí sản xuất ngày càng cao, nên kinh tế luôn thiếu trước hụt sau”.
Nhờ sự cần cù, chịu khó, ông Hóa xây dựng mô hình VAC khép kín, cho thu nhập cao. Ảnh: T.T.
Để có được mô hình VAC như ngày hôm nay, những ngày đầu gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Vào năm 2000 khi chưa có kinh nghiệm nuôi heo, gia đình ông mua 2 con heo về nuôi thì bị bệnh và chết hết. Sau nhiều lần tham quan học hỏi, ông quyết định lên liếp 4.000m2 đất quanh nhà để phát triển mô hình vườn ao chuồng.
Khi đã có kinh nghiệm ông Hóa mở rộng chuồng heo và nuôi thêm 5 con heo sinh sản, heo lớn nhanh và sinh thêm 30 con heo con. Dưới ao ông nuôi các loài cá chép, cá trôi, tai tượng, mè, trắm, trê. Ông còn thả gà quanh vườn, dùng phân gà sau khi ủ để làm phân bón các loại rau màu. Tất cả gắn với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” đã phát huy hiệu quả kinh tế.
Video đang HOT
Ông Danh Hóa đang cho heo ăn. Ảnh: T.T.
Hiện đàn heo của ông Hóa luôn khỏe mạnh nhờ tiêm phòng thường xuyên,vào đợt dịch tả heo Châu Phi bùng phát vào tháng 5/2019 vừa qua, đàn heo của gia đình ông không bị ảnh hưởng và vẫn khỏe mạnh. Theo tính toán khi xuất bán đàn heo này, gia đình ông thu được hơn 50 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Hóa còn mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống phun tưới nước tự động cho vườn hẹ có diện tích khoảng 100m2. Theo ông Hóa, khi lắp đặt hệ thống tưới tự động, ông tiết kiệm được chi phí nhiều lần so với cách làm thông thường.
Đồng thời, còn giúp tiết kiệm thời gian lao động, giữ độ ẩm cho đất, giúp cây hẹ phát triển nhanh. Mỗi ngày ông cắt hơn 20kg, với giá bán 15.000 đồng/kg, thu về trên 300.000 đồng/ngày. Xung quanh nhà, ông còn trồng thêm các loại cây ăn trái như dừa, ổi… cho thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Trên diện tích bờ ao ông trồng thêm các loại cây ăn trái thu nhập hàng tháng từ 2-3 triệu đồng. Ảnh: T.T.
Ngoài nỗ lực tự thân, dám nghĩ dám làm, ông Hóa được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn, được Hội Nông dân địa phương tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ các lớp trồng lúa, trồng các loại màu cho đến các lớp về chăn nuôi heo, gà, phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi, ông đều tích cực tham gia rồi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Hệ thống tưới nước tự động cho hẹ giúp tiết kiệm được chi phí nhiều lần so với tưới nước thông thường. Ảnh: T.T.
Từ mô hình VAC, ông có tích lũy rồi xây cất nhà cửa khang trang và có tiền cho các con ăn học đến nơi đến chốn. “Mô hình VAC luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu khai thác tốt. Nhờ chính mô hình này mà đời sống gia đình tôi được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, mô hình VAC còn tạo nên vòng tròn sản xuất khép kín, không gây ô nhiễm môi trường” – ông Hóa bộc bạch.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Út Hậu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mong Thọ B, cho biết: “Bằng ý chí và nghị lực vươn lên làm giàu, mô hình VAC của ông Danh Hóa được chính quyền xã đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình. Đây là hướng đi phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Về phía Hội nông dân, hằng năm đều phối hợp tổ kinh tế kỹ thuật mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân”.
Thiên Thiên – Chúc Ly
Giá gia cầm hôm nay 27/3: Gà vịt tăng nhẹ, lỗ vẫn hoàn lỗ
Giá gia cầm hôm nay 27/3 theo ghi nhận của PV Dân Việt, vịt thịt và gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ đã tăng giá nhưng vẫn ở mức thấp, vì thế bà con lỗ vẫn hoàn lỗ.
Ngày 26/3, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khắp cả nước khiến nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có các sản phẩm gia cầm. Tại Đồng Nai, người chăn nuôi vẫn đang nóng ruột như ngồi trên đống lửa, vì sau khi giá gia cầm giảm mạnh tận đáy, thì đến nay vẫn chỉ tăng nhẹ.
Cụ thể, hiện giá gà trắng công nghiệp bán tại các trại trên địa bàn Đồng Nai đạt mức 21.000 - 23.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với thời gian trước. Trong khi đó, giá gà thả vườn cũng nằm ở mức 48.000 - 55.000 đồng/kg. Tương tự, giá vịt thịt tăng khoảng 8.000 - 10.000 đồng so với tháng trước, đạt mức 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Theo người chăn nuôi thì với giá gà vịt hôm nay, dù tăng nhẹ nhưng bà con vẫn bị lỗ.
Mặc dù giá gia cầm hôm nay tại các trang trại vẫn đang ở mức thấp, nhưng hiện nay giá bán lẻ tại các chợ có sự chênh lệch lớn. Trong đó giá gà thả vườn dao động từ 85.000 - 120.000 đồng/kg, gà công nghiệp ở mức 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Minh Hoàng, chủ trang trại gà tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, trang trại ông hiện đang còn 3.000 con gà trắng công nghiệp, 2.000 con gà thả vườn chuẩn bị xuất chuồng. Hiện lái buôn đã trả giá 23.000 đồng/kg gà trắng và trong ngày mai trại của ông sẽ xuất trước 3.000 con gà trắng.
"Với giá gà như hiện nay, chúng tôi vẫn bị lỗ, chưa thể gỡ vốn được. Hôm nay nghe tin nhiều cơ sở ăn uống từ mai sẽ đóng cửa đến hết 30/4 nữa nên chắc tình hình ngày càng căng thẳng. Mong dịch sớm hết để người chăn nuôi như chúng tôi đỡ khổ. Giá giảm kéo kéo dài sẽ dẫn tới nợ mới chồng nợ cũ, lãi mẹ đẻ lãi con mà không có khoản thu là người chăn nuôi điêu đứng", ông Hoàng chia sẻ.
Còn bà Mai Thị Linh, chủ trại vịt ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai cũng khá băn khoăn về giá cả của hơn 3000 con vịt của gia đình. Bà Linh cho biết, dù giá gia cầm thời gian gần đây tăng lên nhưng người chăn nuôi vẫn lỗ do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.
Theo bà Linh, mức giá 25.000-27.000 đồng/kg đối với gà và khoảng 35.000 đồng/kg đối với vịt thịt mới bù đủ chi phí, chưa có lãi. Riêng hiện tại với giá bán như hiện nay người dân vẫn lỗ, chưa thể huề vốn.
Theo người chăn nuôi đến thời điểm này giá gà, vịt thấp nguyên nhân chính là do trước đó, khi dịch tả heo châu Phi bùng phát nhiều trại đã chuyển sang nuôi gà, vịt vì hi vọng người dân sẽ chuyển sang ăn thịt gà nhiều, dẫn đến cung vượt cầu. Hiện nay dịch bệnh Covid-19 bùng phát, khiến các bếp ăn tập thể vẫn chưa hoạt động lại bình thường nên nhu cầu ăn uống giảm.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, tổng đàn gia cầm của Đồng Nai hiện có trên 25 triệu con. Các địa phương có số lượng gia cầm lớn là Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc. Tuy nhiên hiện người chăn nuôi vẫn đang điêu đứng vì lỗ, thị trường không ổn định, cung vượt cầu.
Tương tự, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trại gà ở Nghệ An đã đến kỳ xuất chuồng nhưng không tiêu thụ được, dù giảm giá mạnh.
Gia đình anh Lê Văn Hưng ở xóm 6A, xã Tiến Thành (Yên Thành) hiện nuôi gần 3 vạn con gà, trong đó 1,2 vạn con đã đến kỳ xuất chuồng gần 1 tháng nay. Nhưng từ khi xuất hiện những ca nhiễm dịch Covid-19 trên địa bàn cả nước, gà không thể tiêu thụ được. Hiện anh phải vay mượn tiền để tiếp tục đầu tư thức ăn, nhằm duy trì đàn gà. Giá gà thả vườn từ chỗ 80.000 đồng/kg nay giảm xuống còn 68.000 đồng/kg nhưng cũng không có nhiều người mua.
Giá heo hơi hôm nay 27/3: Thịt lợn nhập giá rẻ hơn, không dễ mua Giá heo hơi hôm nay 27/3 trên cả nước không có biến động đáng chú ý và vẫn đứng ở mức cao. Cụ thể, giá heo hơi tại miền Nam, miền Trung từ 75.000 - 81.000 đồng/kg; miền Bắc cao nhất khi đạt 82.000-85.000 đồng/kg. Được biết gần 1.500 tấn thịt lợn đông lạnh của Nga đã cập cảng Việt Nam, có giá...