Kiên Giang: Nhổ cỏ dại đan thành giỏ, nón, bán sang Tây
Người dân xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang phấn khởi vì những sản phẩm làm từ cỏ bàng hiện có đầu ra ổn định, góp phần bảo tồn loài – sinh cảnh (BTL-SC) ở Phú Mỹ, đảm bảo sinh kế cho người dân và làng nghề cỏ bàng.
Từ loài cỏ dại này, người dân đan thành các sản phẩm như giỏ, nón…để doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.
Từ tháng 8-2017, Ban Giám đốc Ban quản lý Khu (BQLK) BTL-SC Phú Mỹ bắt đầu ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty Cổ phần Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long (gọi tắt Công ty Vĩnh Long) để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài…
Người dân ấp Trà Phọt, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) phơi cỏ bàng để làm nguyên liệu đan các sản phẩm như giỏ, nón…phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài.
Ông Lâm Hồng Tuấn – Phó Giám đốc BQLK BTL-SC Phú Mỹ cho biết, hàng quý, Công ty Vĩnh Long sẽ đặt hàng người dân Phú Mỹ làm các sản phẩm từ cỏ bàng như giỏ, nón… Ban quản lý làm đầu mối đặt hàng người dân địa phương, sau đó thu gom sản phẩm giao cho công ty.
Thời gian đầu mới ký hợp đồng với Công ty Vĩnh Long, BQLK BTL-SC Phú Mỹ tổ chức tập huấn, đào tạo cho lao động địa phương để họ làm các sản phẩm như công ty đặt hàng.
Video đang HOT
“Một đồng chí trong ban giám đốc phải vay tín chấp bằng lương từ ngân hàng để ban quản lý có tiền thuê người tập huấn, đào tạo, hỗ trợ tiền ăn cho người dân tham gia tập huấn, mua nguyên liệu ban đầu, thu mua sản phẩm của người dân giao cho công ty”, ông Lâm Hồng Tuấn cho biết.
Lúc đầu chỉ có vài chục người tham gia tập huấn, đào tạo và làm ra các sản phẩm để bán cho công ty. Hơn một năm nay đầu ra ổn định, giá thành lại khá nên khoảng 250 người dân tham gia sản xuất. Hàng tuần, người dân cung cấp hơn 4.000 sản phẩm cho doanh nghiệp.
Bà Thị Đắp (56 tuổi), ngụ ấp Trà Phọt, xã Phú Mỹ cho biết, bà và con gái đan được từ 8 – 10 sản phẩm/ngày. Thu nhập của mỗi người từ 3 – 4 triệu đồng/tháng. “Công việc nhẹ nhàng và có thể làm trong thời gian nhàn rỗi. Vì vậy, chúng tôi có thể tận dụng thời gian để làm việc khác kiếm thêm thu nhập giúp cuộc sống ổn định hơn”, bà Đắp cho biết.
Đồng chí Trần Trung Hưng – nhân viên BQLK BTL-SC Phú Mỹ cho biết, người dân tập trung đan trọn một ngày thì mỗi tháng thu nhập có thể từ 5 – 7 triệu đồng.
Hiện nguồn nguyên liệu cỏ bàng rất dồi dào, có sẵn tại địa phương. Người dân ở một số ấp của các xã Phú Mỹ, Phú Lợi và Tân Khánh Hòa tham gia làm ra các sản phẩm để bán cho Công ty Vĩnh Long. BQLK BTL-SC Phú Mỹ đứng ra làm đầu mối thu gom và giao sản phẩm cho công ty.
Trung bình một năm, sản phẩm người dân bán cho công ty hơn 5 tỷ đồng. Ngoài những hộ dân trực tiếp đan đát, những hộ dân khác cũng có việc làm từ nhổ cỏ bàng thuê, với mức thu nhập trên 200.000 đồng/hộ/ngày.
“Chúng tôi cố gắng tạo sinh kế cho người dân từ cỏ bàng. Từ đó, người dân sẽ tự ý thức bảo vệ vùng nguyên liệu cỏ bàng, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học ở khu bảo tồn”, ông Lâm Hồng Tuấn phân tích.
Theo Danviet
Yêu cầu giải tỏa các chòi quán ra khỏi đầm tự nhiên lớn nhất ĐBSCL
Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Cà Mau vừa có văn bản về việc giải quyết củng cố bộ máy hoạt động của HTX trên Đầm Thị Tường.
Theo đó, Liên minh HTX tỉnh yêu cầu HTX Đầm Thị Tường (ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, Cà Mau) tích cực chủ động trong công tác chuẩn bị, bố trí mặt bằng di dời các chòi quán sao cho phù hợp với điều kiện quy hoạch tạm thời của Đầm Thị Tường theo chỉ đạo của UBND tỉnh, và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ. Nếu chậm trễ cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh cũng phân công Trung tâm dịch vụ hỗ trợ HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ tư vấn, hỗ trợ giúp cho HTX Đầm Thị Tường xây dựng đề án chí tiết phát triển dịch vụ di lịch cộng đồng của xã Phú Mỹ phù hợp với các quy hoạch tạm thời của Đầm Thị Tường theo chỉ đạo UBND tỉnh.
Ngoài ra, cũng kiến nghị Sở VHTTDL xem xét, hỗ trợ tập huấn kỹ năng chuyên môn cần thiết trong tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch cho thành viên HTX, đồng thời tạp điều kiện cho HTX tham gia vào các hoạt động du lịch gắn với khai thác di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Xẻo Đước, nhằm đảm bảo HTX hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Kiến nghị Sở NNPTNT xem xét gia hạn thời gian giải tỏa di dời cho HTX Đầm Thị Tường đến sau Tết Nguyên đán 2019, để hoạt động kinh doanh của HTX không bị gián đoạn. Và xem xét chuyển đổi công năng xây dựng công trình cơ bản của HTX trên Đầm Thị Tường làm trạm quan trắc thủy văn và môi trường, triển khai hoạt động của tổ công tác liên ngành cũng như công tác cứu hộ cứu nạn trên Đầm Thị Tường, tránh lãng phí công trình do phải tháo dở khi giải tỏa.
Đầm Thị Tường. Ảnh: CTV.
Ngày 26.10 vừa qua, Sở VHTTDL tỉnh cũng đã có báo cáo về kết quả làm việc với HTX Đầm Thị Tường về phát triển du lịch.
Theo đó, Sở đề nghị HTX thực hiện đúng yêu cầu về việc di dời nhà hàng ra khỏi Đầm Thị Tường đúng thời gian quy định, vị trí cụ thể do HTX quyết định; việc thuê 200ha mặt nước nuôi thủy sản là không đúng qui định. Việc tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng là phù hợp, nhưng yêu cầu nhà nước đầu tư xây dựng 1000m bờ kè ven đầm là không đúng chủ trương của tỉnh.
Được biết, HTX Đầm Thị Tường thành lập năm 2011 và đăng ký lại theo Luật HTX 2012 vào năm 2016, có 40 thành viên tham gia, vốn điều lệ đăng ký 305 triệu đồng, do ông Phan Thế Trắng làm Chủ tịch HĐQT. HTX xây dựng chòi quán phục vụ ăn uống, xây dựng 7 phòng nghỉ kiên cố trên Đầm Thị Tường (đã chuyển đổi thành nhà hàng), có 3 phương tiện thủy; ngành nghề hoạt động gồm: Du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản nội địa, vận tải hành khách, mua bán thủy sản, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ. Mỗi tháng HTX đón khoảng 300 lượt khách, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương.
Đầm Thị Tường (còn có tên là Đầm Bà Tường) là vùng ngập nước quanh năm, được tạo nên do bồi lắng phù sa của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và hệ thống kinh rạch xung quanh. Đầm có diện tích khoảng 700ha, chiều dài hơn 10km, rộng khoảng 2km, nơi hẹp nhất khoảng 800m. Đây là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL, nằm giáp ranh giữa 3 huyện của Cà Mau là Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời.
Theo Danviet
Kiên Giang vượt qua lũ lớn Đến thời điểm này, người dân vùng rốn lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu, tỉnh Kiên Giang không còn lo ngại lũ lớn đổ về gây thiệt hại sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống như dự báo. Thu hoạch lúa trước tình hình mưa lũ ở xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt/TTXVN Mực nước...