Kiên Giang: Mùa khô kéo dài, dưa lê ngọt lừ, cứ 1 công lời 25 triệu
Huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đã xuống giống hơn 512 ha hoa màu, vượt 2,5% kế hoạch với các loại chủ yếu như: dưa gang, dưa hấu, dưa hoàng kim, dưa lê. Mùa khô kéo dài, dưa lê nhiều trái, mã đẹp, ăn ngọt lừ nên hút hàng giá cao. Bình quân cứ 1 công trồng dưa lên nhà nông Kiên Giang lời 25 triệu đồng.
Diện tích này tập trung chủ yếu ở 2 xã Bình Minh và Vĩnh Bình Bắc; trong đó, gần 400 ha đã được thu hoạch với năng suất bình quân 18 – 20 tấn/ha. Địa phương thực hiện trồng dưa theo mô hình sản xuất vụ lúa – vụ màu, lợi nhuận đạt từ 200 triệu đồng/ha trở lên.
Anh Phạm Hùng Em, ấp Bình Minh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận trồng 4 công (0,4 ha) dưa lê, trừ chi phí lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Phong, ấp Bình Minh thuê 4 công đất trồng dưa lê, trừ chi phí sản xuất, tiền thuê đất lãi khoảng 100 triệu đồng. Đây là 2 nông dân điển hình trong số hàng trăm nông dân trúng mùa dưa lê ở 2 xã Bình Minh và Vĩnh Bình Bắc của huyện Vĩnh Thuận.
Theo anh Hùng Em: “Năm nay, vụ dưa lê trúng mùa nhờ mùa khô kéo dài, không có mưa trái mùa nên dưa phát triển tốt, ít sâu bệnh gây hại, năng suất 35 – 40 tấn/ha. Năm nay, dưa được giá, thương lái mua tại ruộng 5.000 – 8.000 đồng/kg, nông dân phấn khởi”.
Hàng năm vào mùa khô, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, nông dân tại 2 xã Bình Minh và Vĩnh Bình Bắc chọn đất gò cao, xẻ rãnh để dẫn nước và xuống giống dưa lê theo mô hình sản xuất vụ lúa – vụ màu. Hạt dưa nẩy mầm, bò lan trên mặt đất ruộng và nông dân tập trung chăm sóc, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh gây hại… với vốn đầu tư 7 – 8 triệu/công.
Anh Nguyễn Văn Phong, ấp Bình Minh, xã Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Thuận cho biết: “Vùng đất này trước đây trồng dưa hoàng kim. Nhưng nay, thương lái giới thiệu cung cấp giống dưa lê Đài Loan cho nông dân trồng thử nghiệm, đạt kết quả tốt. Vì vậy, nông dân chuyển sang trồng dưa lê khoảng 5 – 7 năm nay. Giống dưa này thích hợp với thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng nơi đây: khí hậu, nguồn nước, đất đai thuận lợi. Vì vậy, trái dưa trồng tại đây có vị ngọt, mùi thơm, giòn, màu sắc bắt mắt được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Dưa lê của địa phương được nhiều thương lái ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh khác tìm mua.”
So với nhiều loại cây trồng khác ở vùng sản xuất U Minh Thượng (Kiên Giang) như: mía, ngô, dưa hấu, dưa gang, dưa hoàng kim, bầu, bí, dưa leo và những loại hoa màu khác, dưa lê được nhiều nông dân tại đây lựa chọn làm loại quả phát triển kinh tế gia đình bởi ưu điểm vượt trội kể trên. Cụ thể, dưa lê thích hợp trên đất ruộng gò cao, dễ trồng, ngắn ngày, ít sâu bệnh, năng suất cao, giá và thị trường tiêu thụ ổn định, giải quyết lao động nông nhàn…
Video đang HOT
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thuận, huyện đang quy hoạch, hỗ trợ nông dân trồng dưa lê theo hướng VietGAP để tăng năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm nông sản sạch giá trị kinh tế cao.
Cụ thể, vùng trồng dưa lê được thiết kế, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác; hỗ trợ vốn giúp nông dân, tạo điều kiện để nông dân học tập kinh nghiệm mô hình trồng dưa theo hướng công nghệ cao, hiệu quả kết hợp với kinh nghiệm sản xuất thực tế trên đồng ruộng; thương hiệu, nhãn hiệu tập thể được xây dựng; từng bước đưa sản phẩm dưa lê vào siêu thị và hướng tới xuất khẩu…
Theo Lê Huy Hải (Báo Tin Tức)
Nghệ An : Nông dân mướt mồ hôi mót dưa lê chết rũ để bù lỗ
Mới bắt đầu vào kỳ thu hoạch nhưng hầu hết các ruộng dưa lê ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đều bị sâu bệnh đục khoét, cây chết rũ, quả héo giữa đồng. Vì xót của nên những người nông dân phải mót những quả dưa còn lành lặn để mong vớt vát một chút vốn liếng đã bỏ ra.
Người dân xã Diễn Kỷ mót từng quả dưa lê không bị sâu bệnh giữa trời nắng gắt - Ảnh: Quang Cường
Toàn huyện Diễn Châu có hơn 50ha dưa, chủ yếu được trồng ở các xã Diễn Kỷ, Diễn Kim, Diễn Thịnh, Diễn Lộc... Trong đó, xã Diễn Kỷ được xem như thủ phủ dưa lê ở huyện này. Cây dưa lê và một số giống dưa khác đã giúp nông dân xã Diễn Kỷ có thu nhập khá ổn định nhiều năm nay. Nhưng với vụ dưa lê hiện tại, hơn 80 hộ dân của xã xác định bị mất mùa ngay khi vào kỳ thu hoạch.
Xã Diến Kỷ chếm 70% diện tích trồng dưa lê của huyện Diễn Châu. Trong ảnh là những ruộng dưa lê vào kỳ thu hoạch nhưng bị sâu bệnh nên phần lớn bị hư hỏng
Theo những người trồng dưa ở đây, từ đầu kỳ thu hoạch, hàng chục héc ta dưa bị héo úa lá, thân cây khô dần. Quả dưa lê năm nay nhỏ hơn những năm trước, phần lớn bị sâu đục lỗ chỗ rồi héo và thối dần.
Ông Ngô Sỹ Minh (50 tuổi, ở thôn 2 xã Diễn Kỷ) cho biết gia đình ông có hơn 5 sào dưa lê nhưng không thể thu hoạch. Nguyên do cả 5 sào dưa đều bị sâu đục hư hỏng, thối rữa.
Quả dưa hỏng nên không thể bán, gia đình ông Minh đành bỏ lăn lóc ngoài ruộng, một số người dân nhặt về cho bò ăn. Còn ông Minh thì làm lại đất để gieo trồng vụ mới.
Cây dưa lê bị héo khô, quả bị sâu đục nên người dân không thu hoạch nằm lăn lóc trên ruộng
Bà Nguyễn Thị Do cho hay: "Sau khi gieo trồng thì cây vẫn phát triển bình thường, vẫn cho quả nhưng quả nhỏ hơn vụ trước. Đến khi gần thu hoạch thì cây bị héo rồi chết dần. Quả đã chín thì bị sâu đục khoét, quả non thì bị chết héo nên không ai ăn, cũng không bán được. Mặc dù vậy, vì xót của nên bà con vẫn ra đồng mót những quả đẹp mang về bán mong kiếm ít đồng bù vốn".
Một số người cố mót những quả dưa không bị sâu đục đem về bán
Ông Nguyễn Trọng Huyến, Chủ tịch UBND xã Diễn Kỷ cho biết dưa lê tại xã này chiếm đến 70% diện tích dưa lê toàn huyện. Năng suất bình quân dưa lê là 1 tấn/sào; với giá bán từ 12.000 - 15.000 đồng/kg tại ruộng, mỗi sào dưa cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay do sâu bệnh nên nhiều hộ bị mất trắng, hộ nào may mắn thì cũng chỉ thu được 3-5 triệu đồng.
Vì xót của nên người dân mót dưa bị sâu đục về bán nhưng cũng rất ít người mua mặc dù giá rẻ
Ông Lê Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Diễn Châu cho biết việc sâu bệnh phát sinh trên dưa lê năm nào cũng có nhưng chủ yếu ở cuối vụ. Riêng năm nay sâu bệnh phát sinh sớm hơn và diễn ra trên diện rộng.
Cũng theo ông Hiếu, do cây dưa lê có nhiều sâu bệnh, cộng với việc lúc sinh trưởng bị sương mai làm lá cây không thể quang hợp nên chết dần. Phòng NN-PTNT huyện Diễn Châu đã khuyến nghị bà con luân canh cây trồng để hạn chế sâu bệnh. Khi trồng mới cần xới đất, xử lý vôi, nấm đối kháng... để đảm bảo dưa trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bài, ảnh: Quang Cường
Theo motthegioi
"Điểm đen" tai nạn tại ngã tư Bình Minh Do không có đèn tín hiệu giao thông xanh- đỏ, ngã tư giao đường 129 với QL14E thuộc địa phận xã Bình Minh (H. Thăng Bình, Quảng Nam) trở thành "điểm đen" TNGT nhiều năm qua. Người điều khiển phương tiện lưu thông qua đây chủ quan thiếu quan sát nên đã xảy ra hàng chục vụ TNGT thương tâm. Mặc dù người...