Kiên Giang: Một ông nông dân nuôi cả trăm con cua đinh hình thù kỳ dị, nhiều con to nặng 10 ký, bán đắt tiền
Nhờ mạnh dạn và ham học hỏi, anh Trần Văn Đầy, ấp An Phước, xã Định An, huyện Gò Quao ( tỉnh Kiên Giang) thành công với mô hình nuôi cua đinh 20 năm nay.
Từ thành công của mô hình nuôi cua đinh giúp kinh tế gia đình anh Đầy khá giả mà còn mở ra hướng làm kinh tế mới ở địa phương.
Anh Trần Văn Đầy, ấp An Phước, xã Định An, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) cho biết: Năm 2000 có dịp đi thành phố thấy người bà con nuôi cua đinh là giống cua đinh Nam Bộ. Thấy có hiệu quả nên anh ấp ủ ý định thử nuôi cua đinh.
Anh Trần Văn Đầy (bên phải) trao đổi với ông Võ Kiên Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Định An, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) về mô hình nuôi cua đinh của gia đình. Anh Đầy bắt một con cua đinh to bự trong bể xi măng ra để giới thiệu với khách.
Ban đầu việc anh Đầy mua con cua đinh giống để nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Cộng thêm anh chưa từng có kinh nghiệm nuôi cua đinh càng gặp khó khăn với loài bò sát này.
Nhưng sau thời gian kiên trì nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, theo dõi đặc tính sinh trưởng, tập tính của loài cua đinh nên anh dần rút được kinh nghiệm nuôi cua đinh và kỹ thuật nuôi cua đinh cũng như cách chăm sóc và cách phòng bệnh cho loài con đặc sản này.
Anh Đầy xây bể xi măng tạo địa hình có gò trên mặt nước để cua đinh phơi nắng và xây bể chứa cát để cho cua đinh vùi khi thời tiết lạnh.
Anh cho biết: “Tôi mất khoảng 3 năm đầu nuôi cua đinh thì mô hình mới dần ổn định, ít hao hụt con giống. Cua đinh thích nghi với môi trường tự nhiên địa phương và mất 8 đến 9 năm mới có thu nhập từ việc bán cua đinh thương phẩm và cua đinh giống”.
Với cua đinh khi đã nắm được đặc điểm sinh trưởng, tập tính của con đặc sản này thì cũng không khó để nuôi và chăm sóc.
Video đang HOT
Nuôi cua đinh chỉ cần nguồn nước phù hợp, thức ăn cho cua đinh cũng đơn giản như cá tạp. Trong quá trình nuôi cua đinh, anh Đầy học hỏi được kỹ thuật nuôi cua đinh sinh sản nên từ đó anh cho cua đinh đẻ trứng vừa để nhân đàn vừa bán.
Hiện tại sau 20 năm nuôi cua đinh anh Đầy đã xây dựng trên 20 bể xi măng với tổng số 50 con cua đinh bố mẹ, và gần 500 con cua đinh thương phẩm bao gồm lớn nhỏ.
Bình quân hàng năm anh Trần Văn Đầy xuất bán từ 500-1000 con cua đinh giống. Cũng theo anh Đầy giá bán cua đinh ở mức cao và tương đối ổn định. Vì thế nếu đã nuôi cua đinh lâu năm thì lợi nhuận cũng khá cao.
Riêng anh Đầy nuôi cua đinh khoảng 3 năm thì mỗi con đạt trọng lượng từ 8-10 ký, lúc này có thể bán cua đinh thịt thương phẩm.
Cua đinh thịt thương phẩm được anh Đầy đang bán với giá dao động từ 500.000 – 600.000 đồng/kg đối với cua đinh đực. Còn cua đinh cái thương phẩm sẽ có giá gấp đôi cua đinh đực (từ 1.000.000-1.200.000 đồng/ký).
Đối với cua đinh giống, anh Đầy đang bán với giá 500.000 đồng/con. Mỗi năm anh xuất bán từ 500 – 1.000 con cua đinh giống và cua đinh thương phẩm. Với mô hình nuôi cua đinh, trừ chi phí, mỗi năm anh Đầy thu lợi nhuận từ 500 triệu đồng trở lên.
Theo anh Đầy, hiện nay đầu ra cua đinh cũng rất ổn định do mô hình của anh đã có mối quan hệ với nhiều cơ sở nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh Kiên Giang.
Cũng do giống cua đinh Nam Bộ của anh Đầy chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc nên được nhiều người ưa thích.
Từ hiệu quả mô hình nuôi cua đinh của anh Đầy, nhiều hộ dân trong xã xã Định An, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) cũng học hỏi nuôi cua đinh theo.
Và điều đáng mừng là các hộ nuôi cua đinh theo anh Đầy cũng cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho địa phương.
Ông Võ Kiên Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Định An, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Từ hiệu quả mô hình nuôi cua đinh của anh Đầy và một số hộ dân khác trong xã cho thấy đây là mô hình có nhiều triển vọng phát triển ở địa phương. Mô hình nuôi cua đinh cho thu nhập cao, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình…”
Độc đáo miền Tây: Nuôi cua đinh trong hồ kính, bán 1 con lãi 600-700 ngàn đồng
Nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, anh Đặng Long Hồ (ở xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã nuôi thành công cua đinh - loại động vật hoang dã nhưng mang lại giá trị kinh tế cao.
Không chỉ thu về lợi nhuận cao từ vật nuôi này, mô hình của anh Long Hồ mà còn mở ra một hướng sản xuất sạch, bền vững ở địa phương.
Tay ngang làm nông nghiệp
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi cua đinh trong bể kính, anh Hồ cho biết, cách đây hơn 6 năm, gia đình anh từng nuôi cá sấu nhưng không hiệu quả. Sau khi thấy mô hình nuôi cua đinh đem lại lợi nhuận kinh tế cao, nên gia đình anh đã quyết định đầu tư.
Trang trại của anh Hồ đã tự sản xuất được con giống. Ảnh: C.L
Để đáp ứng nhu cầu mua giống của đông đảo bà con, trang trại còn nhập thêm giống từ Thái Lan và tự sản xuất. Mỗi năm, trang trại của anh cho xuất ra thị trường khoảng 10.000 con giống, với giá khoảng 350.000 đồng/con.
"Năm 2014, gia đình tôi tận dụng chuồng trại nuôi cá sấu để nuôi 500 con cua đinh thử nghiệm trong 10 bể. Những ngày đầu, tôi phải tự mày mò và nghiên cứu qua internet, con giống phải nhập từ Cần Thơ. Khi bắt tay vào làm tôi thấy rằng mô hình không quá khó như nhiều người nghĩ. Cái chính là mình phải chịu tìm hiểu kỹ và chịu khó kiên trì ở những ngày đầu" - anh Hồ chia sẻ.
Nhớ lại những ngày đầu bắt tay vào nuôi cua đinh, anh Hồ cho biết: "Nuôi cua đinh không khó nhưng người nuôi cần chú ý về nguồn nước và thức ăn. Nước để nuôi cua đinh phải là nước giếng khoan, sạch và được xử lý cẩn thận".
Anh Hồ lựa chọn nuôi cua đinh trong bể ximăng và theo anh trước khi thả giống phải xử lý bể thật kỹ. Theo đó, anh dùng chuối chín và cây chuối ngâm nước trong bể khoảng 2-4 tuần sau đó vớt bỏ chuối đi, rửa bể thật sạch rồi mới cho nước vào và xử lý sao cho độ pH đảm bảo là 7 mới thả con giống.
Điều đặc biệt tại trang trại cua đinh của anh Hồ là sau vụ đầu tiên sử dụng con giống mua từ Cần Thơ, gia đình anh sử dụng hoàn toàn con giống nhập từ Thái Lan. Tỷ lệ thành công cho các vụ nuôi của trang trại đạt mức khoảng 85%.
Sau nhiều năm nuôi cua đinh, hiện gia đình anh Hồ có khoảng 5.000 con. Với giá bán ra thị trường khoảng 460.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Hồ lãi khoảng 600.000 - 700.000 đồng/con.
Áp dụng công nghệ vào nuôi cua đinh
Khi đã rất thành công khi áp dụng nuôi cua đinh trong bể ximăng, anh Hồ lại tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu cách nuôi cua đinh trong bể kính.
Anh chia sẻ: "Cách đây khoảng 2 năm, khi quan sát con cua đinh kiểng (cua đinh làm cảnh trong bể kính) tôi mới nảy ra ý tưởng nuôi cua đinh thương phẩm trong bể kính. Ban đầu, tôi chỉ nuôi vài con để quan sát, sau đó bắt đầu nuôi thử nghiệm 50 con trong bể kính để rút kinh nghiệm. Sau khoảng 1 năm nuôi, tôi thấy cua đinh phát triển tốt và rất ổn định, nên quyết định đầu tư nuôi cua đinh trong bể kính với quy mô lớn".
Cua đinh nuôi trong bể kính trước hết là tiết kiệm được diện tích. Bên cạnh đó, con cua đinh nuôi trong bể kính được sống trong môi trường nước sạch, mỗi ngày thay nước một lần, nên rất ít bệnh; người nuôi dễ dàng quan sát cua đinh, chủ động chăm sóc tỷ lệ thiệt hại rất thấp.
Hiện nay, khi áp dụng nuôi cua đinh trong bể kính, anh không phải trực tiếp đụng tay vào con cua đinh, chỉ quan sát con nào có dấu hiệu bệnh thì sẽ tìm cách trị, còn lại tất cả các khâu đều được làm tự động. Trang trại của gia đình anh đã đầu tư được 900 bể kính nuôi cua đinh.
Mỗi bể kính anh Hồ lắp đặt hệ thống thay nước, vệ sinh bể và hộp đựng thức ăn đồng bộ. Nói về việc vận hành, anh Hồ chia sẻ: "Việc vận hành hệ thống hoàn toàn có thể thực hiện từ xa, sử dụng smartphone điều khiển. Hệ thống này đảm bảo có thể thay nước riêng cho từng bể và cho tất cả bể, tùy theo nhu cầu".
Một bệnh nhân được quỹ BHYT thanh toán 11 tỷ đồng Thông tin từ bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến 2 ngày tới, bệnh nhân Danh Văn sẽ được xuất viện sau đợt tái khám, điều trị gần 10 ngày qua. Ước tính, tổng viện phí trong đợt điều trị này khoảng 1,2 tỷ đồng và sẽ được quỹ BHYT chi trả toàn bộ. Trước đó, hồi cuối...