Kiên Giang: Khoai lang tốt bời bời, rủ nhau đi đào, thu tiền tỷ
Xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) là địa bàn nhiều kênh rạch, đất bị nhiễm phèn, nên sản xuất lúa không hiệu quả. Trăn trở tìm cây trồng phù hợp, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây lúa sang trồng khoai, cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
Xã Mỹ Thái huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang là xã đặc biệt khó khăn, địa bàn nhiều kênh rạch, đất bị nhiễm phèn. Hằng năm, nông dân sản xuất lúa cho năng suất không cao nên cuộc sống luôn gặp nhiều khó khăn. Trăn trở tìm cây trồng phù hợp, người dân xã Mỹ Thái đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng khoai lang. Khoai lang phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương, từ đó giúp nguời dân ăn nên làm ra, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ông Phan Văn Dũng – Phó giám đốc hợp tác xã (HTX) khoai lang Mỹ Thái là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi sang trồng khoai lang, cho hiệu quả cao. Nhờ đó, nhiều hộ trong xã đã học hỏi và áp dụng sản xuất.
Ông Phan Văn Dũng đang chăm sóc khoai lang. Ảnh: T.T.
Đến năm 2015, HTX khoai lang Mỹ Thái được thành lập, hiện có 14 thành viên tham gia với diện tích gần 200ha. Từ khi HTX ra đời, các hoạt động như tưới tiêu, xuống giống, phun thuốc đều làm chung và đồng loạt nên nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, quản lý được dịch bệnh.
Ngoài ra, để tránh tình trạng thương lái ép giá, mỗi xã viên thay phiên nhau luân canh khoai – lúa, giúp giá khoai luôn cao và đầu ra ổn định. Để sản xuất hiệu quả, các thành viên đã góp vốn xây dựng bờ bao vững chắc nhằm chủ động cho khâu bơm tưới và ngăn lũ.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, ông Dũng cho biết: “Mỗi vụ khoai từ 4,5 – 5 tháng thì cho thu hoạch, khoai lang dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng địa phương nên cho năng suất cao. Đặc biệt, khoai Mỹ Thái cho củ to, tinh bột nhiều, bảo quản được lâu, nên thương lái thu mua cao hơn 500 đồng/kg so với các vùng khác”.
Nhờ chuyển đổi mô hình thành công, nhiều hộ dân khi tham gia HTX khoai Mỹ Thái từ nông dân chân chất bổng trở thành tỷ phú. Ảnh: T.T.
Trong vụ sản xuất vừa qua, ông Dũng trồng 17ha khoai lang đỏ và khoai sữa. Ông bán với gíá 540.000 – 550.000 đồng/tạ, thu lãi khoảng 35 – 40 triệu/ha, tổng thu gần 1 tỷ đồng/vụ.
Cũng là một trong những hộ chuyển đổi từ cây lúa kém hiệu quả sang khoai lang, trong vụ vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Triều (xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đât) trồng 25ha giống khoai lang đỏ. Sau gần 5 tháng, ông thu hoạch đạt 30 tấn/ha, với giá trên 420 ngàn/tạ, sau khi trừ hết chi phí ông lãi gần 1 tỷ đồng/vụ.
Nhờ chuyển đổi mô hình thành công, nhiều hộ dân khi tham gia HTX khoai Mỹ Thái từ nông dân chân chất bổng trở thành tỷ phú. Nhiều nông dân ở địa phươn, khoai lang mang lại giá trị kinh tế cao gấp 5 – 6 lần so với trồng lúa…
Có việc làm, tăng thu nhập
Không chỉ làm giàu cho gia đình, HTX khoai lang Mỹ Thái còn giải quyết việc làm cho số lượng lao động tại địa phương. Mỗi khi vào vụ thu hoạch, HTX thu hút từ 500 – 1000 lượng lao động với giá từ 150 – 250 ngàn/ngày.
Từ khi HTX ra đời, các hoạt động như tưới tiêu, xuống giống, phun thuốc đều làm chung và đồng loạt nên nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, quản lý được dịch bệnh. Ảnh: NQ.
“Gia đình không có đất canh tác, lúc trước tôi lên Bình Dương làm nhưng thu nhập cũng khá bấp bênh. Từ khi HTX khoai lang phát triển giúp tôi có việc làm ổn định, với thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mỗi khi đến vụ thu hoạch khoai, vợ tôi có thêm thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng, giúp cuộc sống gia đình tôi được cải thiện” – anh Trần Văn Tình (xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất) chia sẻ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tỵ – Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thái, cho biết: “HTX khoai lang Mỹ Thái sản xuất khá hiệu quả, cho năng suất cao. Nhờ HTX khoai lang phát triển giải quyết được số lượng lao động đáng kể tại địa phương. Thành công của mô hình đã mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với vùng đất tại địa phương”.
Theo Danviet
Kiên Giang dừng các hoạt động vui chơi để phòng dịch bệnh corona
Ngày 1-2, ông Lê Văn Chuyển, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này đã có chỉ đạo dừng khai mạc Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các và tạm dừng tổ chức Chương trình nghệ thuật "Kiên Giang 20 năm lấn biển dựng quê hương" để tập trung phòng chống dịch bệnh corona.
Ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y - dược (đứng) thông tin với phóng viên.
Được biết, Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các là một hoạt động văn hóa được tỉnh Kiên Giang tổ chức hằng năm vào dịp rằm tháng Giêng tại TP Hà Tiên, với rất nhiều hoạt động vui tươi, sôi nổi. Lễ hội này tổ chức nhằm đánh dấu một sự kiện ra đời cách đây 284 năm, vào Rằm tháng Giêng năm Bính Thìn - 1736, một sự kiện văn học trọng đại, độc đáo ra đời. Đó là Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích, hiệu Sĩ Lân là Tổng trấn vùng đất này lúc bấy giờ (dưới thời chúa Nguyễn ở đàn trong) thành lập và làm chủ súy.
Còn chương Chương trình nghệ thuật "Kiên Giang 20 năm lấn biển dựng quê hương" dự kiến khai mạc lúc 20 giờ, ngày 3-2 tới đây tại TP Rạch Giá. Đây là chương trình nghệ thuật nhằm ca ngợi ý chí cách mạng, tinh thần lao động sang tạo, bền bỉ của quân và dân tỉnh Kiên Giang trong suốt 20 năm qua để lấn biển xây dựng nên một TP Rạch Giá vừa to đẹp, vừa văn minh, hiện đại như hôm nay. Chương trình nghệ thuật này được UBND tỉnh Kiên Giang và Đài tiếng nói Việt Nam cùng Công ty TNHH Truyền thong Cát Trắng phối hợp tổ chức.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, để chủ động phòng chống dịch bệnh corona, tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và tổ kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh. Ngay khi thành lập, tổ kiểm tra đã đến ngay các địa bàn trọng yếu của tỉnh như: Phú Quốc, Hà Tiên, Giang Thành để kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các cửa khẩu.
Theo ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y - dược (Sở Y tế Kiên Giang), Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong tỉnh chủ động thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng với tình hình dịch bệnh, trong đó chú trọng công tác giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tình trạng sức khỏe tất cả các hành khách nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và vùng có dịch tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Kiên Giang cũng đã tăng cường và đẩy mạnh công tác truyền thông, đẩy mạnh thực hiện giám sát viêm phổi nặng do virus, giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng. Đồng thời tăng cường các biện pháp phòng hộ cho nhân viên y tế; thực hiện việc khám sàng lọc, phát hiện và lấy mẫu bệnh phẩm, cần lưu ý các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân, các trường hợp có tiền sử đi về từ vùng có dịch, có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm chủng virus mới Corona trong vòng 14 ngày. Chuẩn bị khu vực cách ly, phân khu điều trị, cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân và thành lập đội phản ứng nhanh nội viện, ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ cơ sở y tế tuyến dưới.
Để chủ động trong phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang đã có đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí để mua một máy đo thân nhiệt từ xa loại di động để tổ chức đo thân nhiệt tại các cửa của sân bay Phú Quốc; mua 200 bộ quần áo chống dịch, mua bổ sung hai máy thở có thiết bị khử khuẩn, một xe chuyên dụng để vận chuyển bệnh, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và hoàn thiện hệ thống oxy của Bệnh viện Lao và bệnh phổi.
VIỆT TIẾN
Theo nhandan
Lo sợ virus Corona, nhiều cơ sở du lịch ở Phú Quốc không tiếp khách Suốt từ ngày 24/1 (30 tết Canh Tý) đến nay, cơ sở sản xuất rượu sim Sim Sơn (ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã không tiếp nhận khách. Cơ sở rượu sim ở Phú Quốc không tiếp khách (Ảnh: H. Trung). Theo đó, từ ngày 24/1, nhiều bảng thông báo được dán trước cơ sở này...