Kiên Giang “gồng mình” phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn
Tình trạng nắng nóng gay gắt, nước mặn xâm nhập sâu khiến hàng nghìn ha rừng có nguy cơ cháy cao, nhiều khu dân cư không còn nước ngọt sử dụng đang ngày càng trở nên bức bối tại Kiên Giang. Nhiều đoàn công tác của tỉnh đã khẩn trương xuống các địa bàn trọng điểm vùng U Minh Thượng, tứ giác Long Xuyên và các đảo triển khai các kế hoạch phòng chống.
Nước đang khan hiếm tại các xã đảo, đặc biệt là các đảo xa.
Thiếu nước ngọt trầm trọng
Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, hiện mực nước trên các tuyến sông, kênh, rạch thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
Nắng hạn đang diễn ra gay gắt, nước từ đầu nguồn đổ về tiếp tục giảm, kết hợp triều cường mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông, nồng độ từ 8 đến 14g/l. Tuyến kênh Cái Sắn, mặn xâm nhập cách biển hơn bảy km, tuyến kênh Rạch Giá – Hà Tiên hơn 10 km, tuyến Rạch Giá – Long Xuyên hơn năm km, tuyến sông Cái Lớn mặn xâm nhập sâu hơn 30km. Đặc biệt, mặn từ hướng Cà Mau, Bạc Liêu nhập sang nên vùng tây sông Hậu, trước nước ngọt quanh năm nay một số nơi ở huyện Gò Quao nồng độ mặn lên từ 6-8g/l. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang, những ngày tới nắng tiếp tục gay gắt, nhiệt độ bình quân ở mức cao, nước đầu nguồn đổ về giảm tiếp… nên mặn xâm nhập vào các cửa sông với nồng độ và chiều sâu cao hơn.
Hạn, mặn đang ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Từ sau Tết Nguyên đán, tình hình thiếu nước sinh hoạt đã diễn ra rộng khắp từ vùng nông thôn đến các hòn đảo. Ông Đoàn Chí Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang thừa nhận, nước tích trữ ở nhiều nơi đã cạn, giá nước tự do tăng cao. Ở các xã ven biển thuộc hai huyện An Biên, An Minh chưa có công trình cấp nước, giếng khoan nhiễm mặn, bà con tích trữ nước bằng mương, đìa, lu, khạp, nhưng dứt mưa vài tháng là tất cả trơ đáy, phải đổi nước với giá cao. Khổ nhất là người dân ở các xã đảo của huyện Kiên Hải, Kiên Lương, Hà Tiên. Duy nhất chỉ có xã An Sơn (hòn Củ Tron) có hồ chứa 30 nghìn m 3 , còn lại nước suối là nguồn chính. Hiện hồ chứa nước ở An Sơn cũng cạn, các xã đảo như: Hòn Tre, Lại Sơn, Sơn Hải, Hòn Nghệ, Tiên Hải, đặc biệt tại xã đảo Nam Du (hòn Ngang) nhu cầu về nước đang rất cấp thiết. “Dù người dân rất tiết kiệm trong sinh hoạt, nhưng đến mùa khô nước vẫn thiếu.
Một số xã gần bờ như: Hòn Tre, Sơn Hải, Hòn Nghệ, Lại Sơn đỡ hơn, nước chở ra kịp thời, giá không cao lắm.
Video đang HOT
Chứ các xã ở xa như: Nam Du, An Sơn thì rất nguy, giá nước từ 100 đến 150 nghìn đồng/m 3 , nhưng nguồn cung rất thiếu thốn” – ông Tâm nói.
Qua điện thoại, Chủ tịch UBND xã Nam Du (huyện Kiên Hải) Trần Như Tiến nói ngắn gọn: “Nhu cầu nước ở đảo đang rất cấp thiết”. Theo ông Đoàn Chí Tâm, hiện Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang quản lý 55 trạm cấp nước, được chia thành 10 khu vực, tổng lượng nước khai thác năm 2014 hơn 4,5 triệu m 3 . Mặc dù nguồn kinh phí đã đầu tư các công trình cấp nước sạch cho vùng nông thôn tương đối lớn nhưng chưa đáp ứng nhu cầu.
Hiện hai công trình cấp nước tại xã Nam Yên (An Biên) và Vân Khánh (An Minh) đã được phê duyệt, nhưng tới khi hoàn thành thì “bài toán” nước sạch cho vùng nông thôn ở đất liền mới được xem là tạm ổn. Đối với vấn đề thiếu nước trầm trọng tại các xã đảo, sau đợt khảo sát, trung tâm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có hướng hỗ trợ cho bà con và lên kế hoạch cho những năm tiếp theo.
Không chỉ nước sạch cho nông thôn, nước sạch đô thị trong thời gian tới ở Kiên Giang cũng là vấn đề.
Thông tin từ Công ty Cấp thoát nước Kiên Giang cho hay, nếu tình trạng khô hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào tuyến kênh Rạch Giá – Hà Tiên sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung nước vào hồ chứa. Và đến giữa tháng 4, lượng nước cung cấp cho TP Rạch Giá và các khu vực lân cận sẽ phải bị cắt giảm.
Nguy cơ cháy rừng cao
Cách đây đúng một tháng, một vụ cháy rừng đã xảy ra tại tiểu khu 2 thuộc ấp Đồng Cơ, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành. Sau khi phát hiện cháy, các lực lượng đã huy động 45 người, tám máy chữa cháy, nhiều dụng cụ thủ công chữa cháy… nhưng sau sáu giờ đám cháy mới được dập tắt, thiệt hại gần 16ha rừng tràm (trồng từ năm 2002), đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Tại Phú Quốc cũng đã có 11 vụ cháy xảy ra, thiệt hại hơn 18 ha rừng. Năm nay cháy rừng ở Kiên Giang đến rất sớm và công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Tại Vườn quốc gia Phú Quốc có khoảng 2.427 ha đang có nguy cơ cháy cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, nằm ở các xã: Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Hàm Ninh, Cửa Dương.
Tương tự, khu vực rừng phòng hộ Phú Quốc có 1.782 ha rừng cũng có nguy cơ cháy rất cao: 337 ha khu vực Đồng Cây Sao (xã Cửa Dương), 657 ha tại ấp Bãi Vòng (xã Hàm Ninh), 400 ha thuộc ấp 7 (xã An Thới), 150 ha khu núi Chùa, Vô Hương, Mắt Quỷ (xã Dương Tơ)… Tại huyện U Minh Thượng có hơn 1.400 ha rừng đang có nguy cơ cháy cấp III và IV, chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng và lâm phần thuộc Công ty cổ phần Du lịch U Minh. Theo lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Thượng, hiện mực nước trong rừng đang xuống, thực bì một số khu vực bị đỏ, có nơi giây leo héo và khô đọt. Những khu vực này lội vô, nước không ướt chân chứng tỏ mực nước xuống thấp.
Những nơi này cấp cháy đang điều chỉnh từ cấp III lên cấp IV, cấp nguy hiểm, có nguy cơ cháy lớn. Còn tại vùng tứ giác Long Xuyên nguy cơ cháy rừng cũng đang ở mức cấp IV, V.
Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng nhận định: Công tác phòng, chống cháy rừng ở huyện đảo đang gặp khó khăn, một số xã chủ quan thiếu cảnh giác, khi xảy ra cháy huy động lực lượng chậm; tình trạng người dân đốt đồng cỏ tràn lan, không báo; một số tổ, đội thành lập mang tính hình thức; địa hình phức tạp, nhiều nơi phương tiện không tiếp cận được. Còn tại U Minh Thượng nguồn nước đang khô cạn nhanh, chỉ đưa được nước vào các kênh nên khó kiểm soát. Một bộ phận nhân dân coi rừng là nguồn sống vẫn lén lút vào vùng đệm săn bắt động vật, các loài thủy sinh, trộm mật ong, đây là nguy cơ cao gây ra cháy rừng.
Theo Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Phú Quốc Huỳnh Long Hải, để chủ động phòng, chống cháy rừng, Hạt kiểm lâm đã cài ủi các đường băng cản lửa, các đường cơ động phòng cháy chữa cháy rộng từ 8 đến 12 m ở các khu vực trọng điểm và xử lý kỹ thuật ở những nơi không cài ủi được. Thường xuyên thăm nước và nạo vét các giếng trữ thấp đã đào và đào mới ở các vùng trọng điểm cháy. Đóng láng trại, hợp đồng thêm người, bố trí lực lượng trực suốt ở bốn chòi canh Bãi Thơm, Cửa Cạn, Bến Tràm và Rạch Tràm; kiểm tra chặt các khu dân cư có dân tự do sinh sống gần rừng, ven rừng; hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp giữ lửa bảo vệ rừng. Đốt có kiểm soát ranh bao quanh các khu vực đồng cỏ dễ cháy lan vào rừng ở Vũng Trâu Nằm và Đá Hang (xã Bãi Thơm), là nơi các phương tiện cơ giới không tiếp cận được… Vườn quốc gia U Minh Thượng cũng đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng, chống cháy như: Bảo trì, sửa chữa máy bơm, chuẩn bị ống dẫn nước; dọn dẹp cỏ rác, khơi thông những đường kênh thủy lợi để dễ dàng tuần tra kiểm soát và tiếp cứu khi có các vụ cháy xảy ra.
Tại “điểm nóng” về cháy, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hàng chục chòi canh lửa, chốt trực canh và tập hợp lực lượng tham gia phòng cháy chữa cháy…
Ông Hồ Văn Hoàng, Trưởng phòng Quản lý và Bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho biết: Năm nay nguy cơ cháy rừng cao hơn mọi năm.
Chúng tôi đang cấp phát máy móc, thiết bị cho một số nơi, chủ rừng theo “chỉ đạo nóng” của Ban chỉ đạo.
Tổng kinh phí chi cho công tác bảo vệ rừng năm 2015 là gần tám tỷ đồng.
Việt Tiến
Theo_Báo Nhân Dân
Đảo ngọc Phú Quốc "vươn mình" thành đô thị loại II
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là đô thị loại II. Như vậy, hiện nay Kiên Giang có 2 đô thị loại II là TP Rạch Giá, Phú Quốc; đô thị loại III là thị xã Hà Tiên.
Phú Quốc là đảo có diện tích lớn nhất nước, rộng gần 600 km2, dân số gần 97.000 người với 10 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh và Thổ Châu.
Theo đề án phát triển, huyện đảo Phú Quốc là khu kinh tế - hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực. Phú Quốc cũng là đầu mối giao thông quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển. Huyện đảo còn có vị trí đặc biệt về an ninh - quốc phòng
Nhiều người đến với đảo ngọc Phú Quốc rất thích nét đẹp hoang sơ, tự nhiên của đảo
Như vậy, hiện nay tỉnh Kiên Giang có 2 đô thị loại II là thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và 1 đô thị loại III là Hà Tiên. Theo kế hoạch, cuối năm 2014, Kiên Giang xin ý kiến Chính phủ thành lập thêm 2 huyện mới, nâng lên tổng số 17 huyện - thị - thành trực thuộc tỉnh.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Công bố kết quả điều tra ngộ độc thực phẩm tại Trà Vinh Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa cho biết, vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty TNHH CY Vina tại Trà Vinh làm 229 người mắc (2.229 người ăn) do bữa ăn trưa ngày 26/3/2015. Theo Cục An toàn thực phẩm, vào hồi 13 giờ 15 ngày 26/3/2015, tại Công ty TNHH CY Vina...